Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27777251
page views since June 01, 2005
Vì Ai?

Bạo Hành Gia Đình

“Không biết đã bao lâu rồi mình mới được yên tĩnh như hôm nay,” Vy nói với hai đứa con của cô.

Vy, 30 tuổi, một trong bao nhiêu phụ nữ đã trải qua nạn bạo hành trong gia đình. Vy di dân sang Mỹ mười năm về trước dưới sự bảo lãnh của chồng cô, Phú, một thanh niên lịch lãm. Phú qua Mỹ từ hồi còn niên thiếu và sau này quen với Vy nhờ sự mai mối của gia đình. Hai người hẹn hò với nhau được khoảng 6 tháng thì Phú đã ngỏ lời cầu hôn và cô cũng không có lý do gì để khước từ lời cầu hôn ấy.

Gia đình Vy rất vui mừng khi nghe tin con gái mình sẽ gả cho một Việt kiều Mỹ, nên đã hối thúc tổ chức đám cưới cho hai người càng sớm càng tốt. Trong vòng một tháng, hôn lễ của hai người được cử hành tại một nhà hàng rất sang trọng tại Việt Nam. Đám cưới được tổ chức rất long trọng, và cha mẹ hai bên cũng thấy rất hài lòng. Cặp vợ chồng trẻ đầm ấm với nhau được ba tháng thì Phú phải về lại Mỹ. Anh hứa là sẽ làm thủ tục bảo lãnh Vy khi anh về lại bên đó.



Sau ba tháng từ khi Phú về Mỹ, anh ít liên lạc với Vy. Điều này đã làm Vy rất sốt ruột. Hơn nữa, Vy phát hiện ra mình đã mang thai ba tháng và lo sợ rằng Phú sẽ từ bỏ cô. Nghĩ vậy, cả gia đình cô càng sốt ruột hơn. Cô gởi thư liên lạc với cha mẹ của Phú nhưng không có hy vọng gì vì không có ai bắt máy. Ba mẹ Vy tìm cách liên lạc với họ hàng của Phú tại Việt Nam và nhờ họ nhắn với Phú rằng Vy đã mang thai. Vài ngày sau, ba mẹ của Phú từ Mỹ gọi về cho Vy.

Mẹ của Phú hỏi Vy:

- Vy à, ba mẹ nghe được tin là con đang mang thai à?
Vy nhỏ nhẹ trả lời:

- Dạ vâng mẹ, anh Phú dạo này sao rồi ạ? Tại sao ảnh không liên lạc với con vậy?

Giọng mẹ Phú gắt hơn:

- Con thông cảm cho nó đi, dạo này nó bận rộn với công việc quá. Với lại nó phải làm giấy tờ cho con qua đây, thì giờ đâu mà nó gọi cho con hoài vậy?
Nghe được những lời từ mẹ chồng làm cho Vy yên tâm hơn, và vài ngày sau, Vy nhận được một cuộc điện thoại từ Phú.

Vy hỏi phú:

- Anh đi đâu mấy tháng nay mà không gọi cho em vậy?

Phú trả lời:

- Anh xin lỗi, dạo này anh bận quá, nhưng mà em đừng lo gì hết. Em phải dưỡng thai của mình đi, ba má rất vui khi nghe được tin này đó.

Phú nói với Vy rằng anh đang làm giấy tờ bảo lãnh cho cô, và đúng như những lời anh hứa, cô nhận được giấy tờ từ Sở Di Trú. Cũng lúc đó cô đã sinh ra một bé trai mũn mĩn tên Mai. Phú và cha mẹ anh về Việt Nam thăm Vy lúc cô sinh. Không lâu sau đó, Vy và con cô nhận được giấy tờ qua Mỹ. Vy mong chờ một gia đình hạnh phúc khi cô qua Mỹ, nhưng những gì cô mong mỏi hoàn toàn khác với những chuyện xảy ra. Lúc Vy đặt chân đến Mỹ, đáng lẽ là vui mừng trước sự đoàn tụ của gia đình, Phú và ba mẹ của anh chỉ lo cho đứa bé và sự hiện diện của cô dường như không quan trọng. Ngày từ ngày đầu tới Mỹ, Vy đã phải làm việc nhà từ sáng đến tối dưới sự giám sát của mẹ chồng như một người ở và cô chỉ được ôm con cô khi cho con bú. Mỗi lần Vy muốn ôm lấy con, nâng niu con thì mẹ chồng hét lên:

- Tay cô dơ quá. Đừng có đụng vào đứa bé.

Rồi Vy van lơn mẹ và nói:

- Bé nó đang khóc mẹ à.

Mẹ chồng đến đẩy tay vào mình Vy và bảo:

- Cô dám cãi lại tôi à? Im đi, đừng có đụng vào đứa cháu của tôi, để tôi coi nó được rồi.

Vy cảm thấy tủi thân trước những lời như vậy, và nghĩ đó cũng là đứa con của cô chứ đâu phải chỉ riêng của mình họ.

Nhưng mà Vy bỏ qua những lời chỉ trích của mẹ chồng tại vì dù sao thì họ cũng là cha mẹ của Phú. Nhiều lần Vy nói chuyện với Phú và mong được sự an ủi của chồng cô, nhưng Phú lại nổi nóng và không muốn nghe những lời cô nói.
Phú cằn nhằn nói:

- Cô nhiều chuyện quá. Mẹ tôi chỉ muốn dạy cô thôi mà, nhưng cô lại không chịu nghe, còn trách móc à?

Vy vừa khóc vừ nói với chồng:

- Nhưng mà em đâu có làm gì sai đâu, tại sao lại chửi em hoài?

Phú la lớn tiếng hơn:

- Cô im giùm đi. Tôi đi làm về đã mệt mà cô suốt ngày lải nhải nữa. Tôi điên rồi nè.

Vy tức tưởi kể với chồng:

- Tại sao anh lại đối xử như vậy với em? Trước lúc cưới nhau anh đâu có đối xử với em như vậy đâu.

Phú đe doạ:

- Tôi đưa cô qua Mỹ không phải để cô trên bàn thờ đâu. Cô im cho tôi, không thì cô sẽ biết tay tôi.

Vy nói:

- Anh không coi em giống như vợ của anh tí nào cả. Anh có biết là em thèm sống như một cương vị người mẹ không? Đằng này em giống như một con ở trong nhà này vậy.

Bực mình, Phú tát Vy mạnh vào mặt. Vy bất ngờ trước hành động của chồng và oà khóc. Phú thấy vợ mình khóc lóc, nhưng anh không lùi bước.

Anh vừa đáng vợ vừa la lớn:

- Cô im cho tôi ngay bây giờ. Cô có quyền gì mà khóc lóc hả?

Tiếng khóc của Vy trở nên lớn hơn và tuyệt vọng hơn trước sự lạnh lùng của chồng. Sự yếu ớt của Vy càng làm cho sự hung tàn của Phú lộ ra rõ rệt.

Phú la lên:

- Cô không im ngay bây giờ tôi sẽ cho cô một bài học cho cô nhớ.

Đó chỉ là sự bắt đầu của những cuộc bạo hành mà Vy đã phải chịu đựng trong suốt 5 năm sau đó. Vy mang bầu lần thứ hai một năm sau khi cô qua Mỹ. Tuy đang mang thai trong bụng, nhưng Vy cũng không tránh khỏi những trận đòn của chồng mỗi lần ông ta say xỉn hay mỗi khi nghe lời cằn nhằn của mẹ về con dâu. Cô sống như trong trại giam. Cô không biết lái xe. Mỗi lần cô cần đi đâu đều phải nhờ đến Phú. Cô tưởng là chỉ có thể ngậm ngùi số phận không may mắn của mình khi khôn có một người bạn hay thân nhân bên cạnh.

Nỗi buồn của cô càng thâm sâu hơn khi con cô cũng không được chăm sóc. Cha mẹ Phú không muốn Vy gần gũi con của cô nhiều, và hai đứa con của Vy đều được mẹ chồng cô nuôi nấng. Ba mẹ của cô ở bên Việt Nam chỉ có thể an ủi đứa con gái tội nghiệp của mình qua điện thoại.

Mẹ Vy thường khuyên Vy, “Con à, con chịu khó đi, dù sao họ cũngt đã giúp mẹ con của con qua đó. Ít ra bên đó cũng sống sung sướng hơn bên này.”

Vy ôm nước mắt tuổi thân của mình vào lòng. Vy chỉ biết vâng lời cha mẹ mình. Ngỡ như cuộc đời không thể biến thậm tệ hơn nữa. Vy phát hiện ra rằng Phú đang ngoại tình với một người đàn bà khác. Có một người phụ nữ lạ nhiều lần gọi vào điện thoại của anh ta. Khi Vy hỏi chồng về cuộc gọi đó, anh nói:

- Ai cho cô đụng vào đồ đạc của tôi? Tôi cấm cô từ nay không được đụng đến đồ của tôi nữa, hiểu chưa?

Vy hỏi:

- Nhưng mà người đàn bà đó là ai? Tại sao cô ta gọi anh thân mật như vậy?
Phú trả lời:

- Cái đó không phải là chuyện của cô.

Vy hỏi tiếp chồng:

- Anh có gì đang dấu tôi phải không? Có phải anh đang ngoại tình với con đó hay không?

Phú gằn giọng doạ Vy:

- Ai cho cô nói chuyện với tôi như vậy? Cô đừng quên là tôi đã đưa cô qua đây tôi cũng có thể đua cô về lại bên đó. Tôi ngoại tình thì sao? Cô khôn hồn thì ngoan ngoãn ở nhà chăm sóc con cái thì tôi còn cho cô một cơ hội ở lại Mỹ.
Sợ chồng, mặt cô tái xanh và lẩm bẩm trả lời chồng:

- Xin anh có gì cũng phải nghĩ tới tình cảm vợ chồng. Ít gì tôi cũng còn là vợ anh và cũng đã có hai đứa con với anh rồi.

Phú cười gằn và nói:

- Cũng vì ba má tôi quá vui mừng khi nghe nói là cô đang mang bầu cháu họ, tôi mới bảo lãnh cô qua cho nên cô đừng có tự cao quá.

Nghe được những lời nói phủ phàn như vậy làm Vy cảm thấy như tuyệt vọng, và tự hiểu rằng nhà chồng cô chỉ coi cô giống như một người đầy tớ. Cô quyết tâm thoát ra khỏi cuộc sống đó và tìm cách tìm sự trợ giúp. Cô tìm số điện thoại của những tổ chức cộng đồng và đã tìm đến BPSOS, một tổ chức giúp đồng hương. Cô đã nhận được sự trợ giúp của cơ quan chống lại bạo hành trong gia đình, và cô đã ly dị chồng và thoái khoải sự kèm chế phi pháp của gia đình Phú. Cuộc sống của Vy đã thay đổi hoàn toàn. Cô không còn sợ hãi, không còn chịu những trận đòn của chồng, hay những lời cai nghiến của mẹ chồng. Cô thật sự đã thở một bầu không khí tự do.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsong.org.]

Posted on Monday, December 27 @ 14:34:45 EST by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia ĐìnhChống Buôn NgườiMái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang