Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776501
page views since June 01, 2005
MS102 - 01/11: Cơn Bão Cuối Mùa

Lịch Sử Qua Lời Ke

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

- Con bảo đảm với má là Phương đẹp cả người lẫn nết, lại là sinh viên xuất sắc trong lớp con phụ trách. Cô ấy ăn nói lịch thiệp lắm, gái Hà Nội mà má. Còn bà nội của Phương thì rất mực chiều nàng. Hôm nào con gởi ảnh của Phương về cho má xem. Thế nào má cũng vừa ý. Đã đến giờ lên lớp, tạm dừng nghe má, con gởi lời thăm ba và cậu Hai. Chúc má ngủ ngon.

Bà Thuần gác máy, mỉm cười sung sướng sau khi nghe tiếng "I love you" của con trai qua điện thoại gọi từ Việt Nam.

Bà nhìn lên bức ảnh của Nghĩa với nụ cười rạng rỡ chụp hôm lễ tốt nghiệp nhận bằng Master Electronic Engineer. Nghĩa là đứa con trai duy nhất của bà hiện giờ đang ở Việt Nam dạy trường đào tạo chuyên viên điện tử hợp đồng liên doanh với hãng Microsoft của Hoa Kỳ.



Ngồi vào bàn nước rót một chung trà nhấm nháp chờ chồng về ăn cơm tối, bà Thuần nhớ lại ngày mới qua Mỹ, Nghĩa vừa tròn 12 tuổi, còn nhút nhát khi xa mẹ. Giờ đây cậu ta đã 26 tuổi rồi, trở thành một kỹ sư đầy tự tin. Nghĩa tốt nghiệp ưu hạng tại Đại Học UC David được hãng MS ký hợp đồng làm việc và được cấp học bổng theo cao học nay trở thành giáo sư dạy chuyên ngành.

Nghĩ đến những ngày sau nầy khi con trai có vợ, với cuộc sống riêng rẽ, để vợ chồng bà sống trong tuổi già hủ hỉ bên nhau. Nghĩ đến Hiệp, chồng bà, bỗng dưng một đoạn đời của quá khứ chợt hiện về...

o  0  o

Ba của Thuần đã mất từ lâu. Mẹ có quầy bán hàng tạp hóa tại chợ Bà Chiểu nên cuộc sống của gia đình nàng khá sung túc. Người anh đầu thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh khi anh vừa lấy xong bằng tú tài. Ra trường anh được bổ nhiệm giữ chức phó quận trưởng tại quận Châu Thành, Bà Rịa.

Mùa Xuân 1975, miền Nam thất thủ. Lúc bấy giờ cô bé Thuần mới 14 tuổi đang học lớp 9 trường Nguyễn Văn Học Gia Định. Đến năm 1977 thình lình mẹ lâm trọng bịnh qua đời. Nửa chừng lớp 12 nàng phải bỏ học tiếp tục quán xuyến cái sạp bán hàng của mẹ để lại.

Theo con đường xã hội chủ nghĩa, chính quyền cách mạng dẹp bỏ thành phần tư thương. Các sạp ở chợ được quy hoạch vào tổ hợp buôn bán lẻ. Dần dà tiến lên hợp tác xã mua bán. Tất cả vốn liếng còn lại Thuần đóng góp vào hợp tác xã với tính cách là một cổ đông. Vì có trình độ văn học khá, lanh lợi và bặt thiệp, Thuần được ban lãnh đạo HTX đề cử phụ trách khâu kế toán. Từ đó nàng trở thành cán bộ thương nghiệp.
 
Trung Uý Huỳnh Trung Kiên, thuộc đơn vị bộ đội bảo vệ miền duyên hải thường đến liên hệ với cơ quan thương nghiệp của Thuần để trao đổi hải sản đánh bắt tự túc của đơn vị nhằm cải thiện thức ăn hàng ngày cho binh sĩ. Qua những lần tiếp xúc, Kiên đã dành tình cảm đặc biệt với cô gái miền Nam này. Đối lại, Thuần cũng có thiện cảm với anh bộ đội miền Bắc có tâm hồn khoáng đạt và chân chất. Từ chỗ cảm tình dần dần tiến đến tình yêu. Thời gian là mảnh đất ươm mầm cho hạt giống yêu đương đâm chồi nảy lộc. Trong hoàn cảnh đơn độc côi cút giữa cái xã hội đầy phức tạp, Thuần mong muốn có một tấm chồng để nương tựa. Nàng không có ý thức chính trị và không hề đặt tiêu chuẩn địa vị cho đối tượng hôn nhân. Với nàng, chỉ cần một tình yêu thủy chung và biết hy sinh cho nhau. Ở Kiên, chàng có ưu điểm nổi bật là thể hiện một tình yêu nồng nàn và chân thật. Có thể hoàn toàn tin tưởng vào người tình nên Thuần đã dâng trọn trái tim và trinh tiết của mình. Đối lại, Kiên cũng thể hiện tình yêu sâu đậm bằng sự chăm sóc và nuông chiều. Họ thật sự yêu nhau và chuẩn bị một đời sống vợ chồng trong tương lai. Kiên đã gởi thơ báo tin này cho mẹ chàng hiện sống ở Hà Nội. Ba chàng đã hy sinh trong trận Điện Biên Phủ. Mẹ đã nuôi chàng từ tấm bé vì vậy mọi quyết định đều tùy thuộc vào bà.
 
Kết quả của mối tình là Thuần có thai. Kiên vội vàng làm đơn gởi lên Tổ Chức xin phép kết hôn. Vị thủ trưởng đơn vị kiêm bí thư chi bộ đảng hứa sẽ giải quyết sớm sủa cho hai người.

Một tháng sau, Kiên nhận được lệnh về trình diện Trung Đoàn Bộ. Chàng hẹn Thuần sẽ quay trở lại. Nhưng chờ đợi mãi vẫn không thấy bóng dáng chàng khiến nàng nóng ruột lo sợ Kiên gặp tai nạn trên đường đi. Cuối cùng nàng đến tận đơn vị của Kiên để hỏi thăm tin tức nhưng không một ai biết rõ. Vì có cảm tình với Thuần nên anh tài xế rỉ tai cho biết Kiên bị cấp trên thuyên chuyển đi nơi khác và đơn xin kết hôn đã bị tổ chức từ khước.

Mất ăn mất ngủ suốt cả mấy tuần, có lúc Thuần muốn tự vẫn vì quá phẫn chí. Cuối cùng nàng quyết định bán nhà di chuyển lên thị trấn Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắc Lắc tá túc tại nhà bà dì họ.

Nàng cũng biên thư cho người anh ruột hiện đang định cư tại Hoa Kỳ để bày tỏ nỗi đau buồn vì sự lầm lỡ của mình.

Nhận được thư của em gái, Hậu hồi âm ngay:

"Đọc thư em anh cũng buồn lắm, nhưng biết làm sao bây giờ. Hoàn cảnh xã hội đất nước mình như thế, anh không hề trách móc em, mà chỉ xem đó như là một tai nạn, hay sự an bài của thượng đế. Hãy quên đi mối tình ngang trái đó, đừng tự trách mình nữa, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Anh sẽ cung cấp tiền cho em đủ sống để nuôi con. Sau này, anh sẽ giúp cho em một số vốn để làm ăn. Mong em giữ gìn sức khỏe để bảo vệ thai nhi. Hãy quý trọng mạng sống con người dù đó mới chỉ là mầm sống.”
Anh của em, Trần Quốc Hậu

Đọc thơ Hậu, vừa thương anh vừa tủi thân, Thuần khóc suốt đêm. Nàng nhớ kỷ niệm thời niên thiếu với người anh ruột hơn nàng đến gần chục tuổi. Mắt anh không lúc nào rời cặp kiếng cận dày cộm khiến khuôn mặt anh vừa nghiêm trang vừa hiền hậu.

Thuở Thuần lên năm, anh thường cõng nàng băng qua dịng suối cạn ra ruộng bắt cá lia thia. Con nào đẹp nhất là nàng dành lấy phần mình. Những lần thi đá cá lia thia với đám bạn, anh bị thua liên miên nhưng đến khi cá của Thuần thả vào là nó đánh địch thủ của anh trầy vi tróc vảy chỉ còn nằm phơi bụng thoi thóp thở. Thường thường nàng là kẻ chiến thắng sau cùng gỡ danh dự cho anh. Hậu tự hào về tay nuôi cá của em gái. Anh tuyên bố trước lũ bạn: "Con bé Thuần là nữ thần chiến thắng". Nhờ vậy mà trong các trò chơi nào Thuần cũng được anh dẫn theo.

Nàng ngậm ngùi: "Ngày xưa, anh luôn ở bên em chẳng có đứa nào dám chọc ghẹo. Bây giờ dù bên kia trời xa cách anh vẫn chăm sóc và lo lắng cho em".
Nhờ quà của anh từ Mỹ gởi về và sự an ủi chở che của bà dì họ nên ngày sinh nở của Thuần được mẹ tròn con vuông. Thằng bé bụ bẫm và giống Kiên như hai giọt nước. Để nhớ về người anh yêu kính của mình, Thuần đặt tên con là Trần Hậu Nghĩa và theo họ mẹ.

o  0  o

Cuối năm 1985, theo chân Liên Sô, chính quyền cho phép kinh doanh cá thể, Hậu gởi cho Thuần một số tiền đủ để nàng mở tiệm bán cà-phê tại thị trấn Buôn Hồ.

Dù bị đóng thuế rất cao, nhưng quán của Thuần mỗi ngày mỗi phát đạt nhờ kỹ thuật pha chế cà-phê độc đáo của nàng. Buổi sáng tiệm có bán thêm bánh mỳ thịt phết bơ mayonnaise làm bằng dầu ăn và trứng do bà dì của Thuần phụ giúp nên khá đông khách hàng.

Trong số khách của Cà-phê Thuần, có một công nhân thường xuyên đến dùng điểm tâm thật sớm. Ông chọn một chiếc bàn đặt nơi vắng vẻ nhất, kêu một ly cà-phê phin, vài điếu thuốc và ổ bánh mỳ. Đúng một giờ sau là ông ta đạp xe đi. Buổi tối, ông là người rời tiệm muộn nhất lúc chủ quán bắt đầu thu dọn bàn ghế. Trước thái độ lạnh lùng và tính chừng mực của người khách đã khiến cho Thuần để ý.

Dáng người cao lỏng khỏng, khuôn mặt chữ điền gầy hóp má chứng tỏ cuộc sống của ông khách đã trải qua một thời khổ lụy. Duy chỉ ánh mắt và vầng trán ông là thể hiện một con người kiên nghị. Có lẽ chưa vượt quá tuổi bốn mươi mà mái tóc đã lấm tấm sợi bạc. Nổi bật nhất là cặp mắt to đen và sâu thẳm. Người ta có thể đọc được tâm trạng chất chứa ưu phiền trong đáy mắt ấy.

Cả mấy tháng trời ông khách cứ âm thầm đến rồi âm thầm đi không hề tiếp xúc với ai. Ngồi một mình cơ quạnh nhìn khói thuốc bay lững lờ trong bầu khí lạnh ban mai, đếm từng giọt cà-phê rơi trong đáy cốc hoặc phóng tầm nhìn đến tận cuối trời xa.

Một hơm, Thuần sơ ý làm ngã đổ phin cà-phê lên cánh tay ông khách lầm lỳ ấy. Nước sôi làm bỏng da nhưng ông vẫn ngồi điềm nhiên. Lấy kem đánh răng thoa lên chỗ phỏng.

Thuần xít xoa lo lắng và ân hận nhưng người khách nhỏ nhẹ: "Chẳng đáng gì để cô quan tâm".

Từ đó, Thuần ân cần thăm hỏi ông khách, xem chừng vết phỏng. Đôi khi vắng khách nàng đến ngồi cùng ông trò chuyện. Nỗi đau nào lại không được vơi đi bởi đôi bàn tay của người phụ nữ vuốt ve an ủi. Sự dịu dàng và tính đa cảm của Thuần đã khiến cho trái tim Hiệp (tên người khách cô đơn) mở cửa và tâm sự thầm kín của hai người được trao đổi với nhau.

Là sĩ quan của chế độ cũ, Hiệp bị tập trung cải tạo suốt mười năm. Người vợ mới cưới của chàng đã bị sức ép của gia đình bỏ chàng để lấy người cán bộ cận vệ của cha nàng từ Hà Nội về. Ngày ra tù, Hiệp không còn được phép cư trú tại địa phương nên xin về đây làm công nhân cạo mủ cao su.

Hiệp đến quán cà-phê đều đặn. Những lúc sau này, đặc biệt nhất là vào những ngày cuối tuần, người ta thường thấy chú bé trai lên năm, con của bà chủ quán nắm tay Hiệp đi sâu vào rẫy cà-phê để bắt những con dế mèn trốn dưới gốc cây mục. Chú bé thích thú khoe với mẹ con dế có đơi cánh đen bóng như loại vải sa-tanh. Dế chạy loanh quanh trong cái lọ thủy tinh, chớp cánh, vểnh râu trông như một võ sĩ ngứa tay ngứa chân chạy trên võ đài, thật vui mắt. Thỉnh thoảng nó gáy vang lên như thách thức gọi mời đồng loại thi đấu. Hiệp vui với cái vui của thằng bé. Thuần ôm con vào lòng, nở nụ cười rạng rỡ đưa ánh mắt biết ơn nhìn chàng.

Hai người có cùng chung nỗi đau của cuộc tình tan vỡ nên họ dễ cảm thông và gần gũi nhau. Trong cuộc sống lẻ loi, nhu cầu nương tựa vào nhau cũng cấp thiết vì vậy mà Thuần và Hiệp quyết định tổ chức đám cưới là điều không ai ngạc nhiên.

Từ ngày có Hiệp, Thuần đỡ phần vất vả. Mọi công việc bên ngoài đều do chàng lo liệu. Nàng chỉ lo điều hành tiệm cà-phê.

Rồi một hơm, khách hàng đến quán xôn xao bàn tán về bản tin của đài VOA làm nức lòng những anh em cựu tù cải tạo:

"Ngày 30 tháng 7 năm 1989, một văn kiện lịch sử đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và chính phủ Hà Nội. Chính quyền Việt Nam đã cam kết sẽ phóng thích những tù nhân chính trị và chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ tái định cư số cựu tù này tại Hoa Kỳ.”

Vợ chồng Thuần vẫn dè dặt trước lời đồn đại, nhưng rồi ước mơ thành sự thật. Vào năm 1990 đợt HO đầu tiên lên đường định cư tại Hoa Kỳ và những đợt kế tiếp lần lượt ra đi, trong số đó, có gia đình của Hiệp Thuần.

(xem tiếp kỳ 2)

Posted on Wednesday, December 08 @ 13:40:07 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by ngochuynh


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời KeTruyện NgắnVăn Khố Thuyền Nhân


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang