Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815010
page views since June 01, 2005
MS99 - 10/10: Văn Khố Thuyền Nhân

Văn Khố Thuyền Nhân

Kỳ 1: Những người bạn đồng hành đầu tiên trên đất Singapore

Vũ Đình Trọng/Việt Herald
(03/27/2010)

SINGAPORE (VH): “Có duyên thì sẽ gặp,” câu nói đó thật đúng cho tôi trong chuyến đi không định trước này. Quả thật chuyến đi Về Bến Tự Do 8 do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) tổ chức không nằm trong dự tính của nhật báo Việt Herald vì nội lo cho tờ báo ra hằng ngày đã ngốn không ít thời giờ của anh em.

Một người vắng mặt, công việc vốn dĩ đã nặng lại dồn cho những người ở nhà. Thế nhưng, chỉ sau một buổi làm việc với chị Mỹ Linh, người phụ trách chuyến đi này tại Hoa Kỳ, Ban Biên tập Việt Herald quyết định tìm nguồn tài trợ cho phóng viên tham gia.

Việc tưởng khó, vì tính ra chi phí cho một người tốn khoảng $4,000, nhưng chỉ qua một lời đề nghị, GSV Janet Nguyễn, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Sát Orange County và cũng là một thuyền nhân năm xưa, quyết định tài trợ nửa chi phí. Công ty du lịch 5 Oceans Tours (trong Phước Lộc Thọ) tặng vé máy bay khứ hồi từ Los Angeles qua Singapore. Còn thiếu một số chi phí, vài anh em trong tòa soạn đóng góp mỗi người một chút, coi như tạm đủ.



Xin được tri ân những tấm lòng này để tôi có cơ hội nhìn thấy và hiểu được một trang sử bi hùng.

Người đồng hành đầu tiên

Trong khi chuẩn bị hành trang lên đường vào tối Thứ Tư, 24 tháng 3, chị Mỹ Linh cho biết có một người sẽ đi chung với tôi trong chuyến bay qua Singapore. Chúng tôi gặp nhau tại phi trường LAX, anh tên Trần Quý Thức, ở thành phố Reno, Nevada. Mục đích của anh trong chuyến đi này nhằm tìm cách đưa tro người em trai đã chết trong chuyến vượt biên năm 1982 về với gia đình.

Anh kể: “Tôi một mình vượt biên vào tháng 1, 1982 và đến đảo Bidong an toàn. Hai tháng sau, hai người em trai tôi là Trần Chí Thành và Trần Trí Tuệ đi chung một chuyến. Theo lời kể của Tuệ thì do bị chủ tàu bắt lái ‘taxi’ đi đón nhiều người ra tàu lớn nên Thành bị kiệt sức. Sau hơn một tuần lênh đênh trên biển, Thành ngày càng yếu dần và khi đến được đảo thì đã bị liệt nửa người. Dù được đưa đến bệnh viện ngay, nhưng Thành vẫn không qua khỏi. Trong cơn mê sảng cuối cùng, Thành nói với Tuệ rằng ‘cho anh về, anh không muốn đi nữaà’ rồi trút hơi thở cuối cùng.”

“Trên đảo, tôi chỉ được báo là có hai người em trong thành phố Terengganu và họ cho tôi vào gặp. Cứ ngỡ anh em được đoàn tụ, chứ đâu ngờ họ cho mình vào để nhận xác đứa em. Tôi còn nhớ rõ, em tôi được đặt trong chiếc quan tài sơ sài với 12 miếng ván ép, lúc đó Thành chưa được 18 tuổi,” anh Thức kể tiếp.

Hai mươi tám năm trôi qua, ký ức về cái chết của người em vẫn còn nguyên vẹn, gia đình anh Thức vẫn còn đó một trăn trở không nguôi là phải mang Thành về dưới mái ấm gia đình. Qua sự giới thiệu của nghệ sĩ Việt Dzũng, anh Thức tiếp xúc với anh Trần Ðông (giám đốc VKTNVN) nhờ giúp đỡ để gia đình thực hiện cho được hoài bão này.

Hai anh em chúng tôi đến Singapore trưa ngày 26 tháng 3, anh Thức nói với tôi: “Có thể ngày hôm nay, hai mươi tám năm về trước là ngày Thành mất, vì ngày 28 tháng 3 năm đó tôi đã chôn em tôi. Cũng có sự trùng hợp là ngày 28 tháng 3 năm nay, tôi sẽ lại đặt chân đến Malaysia để tìm cách đưa em tôi về. Mấy tháng nay, ba tôi thường nằm mơ thấy Thành, và ông cụ muốn bằng mọi cách, tôi phải đưa em tôi về đoàn tụ với gia đình.”

Là thuyền nhân hay không cũng nên đi một chuyến

Ðón chúng tôi tại khách sạn 81 là anh Trần Ðông. Sau khi nhận phòng, chúng tôi xuống sân đứng thì gặp hai người bạn đồng hành khác là chị Dung (từ Pháp đến) và anh Ân (từ Mỹ đến). Năm anh em hỏi chuyện một lúc rồi rủ nhau đi uống vài chai bia cho đã khát.

Không khí oi bức của Singapore không khác gì Việt Nam. Ðường xá ở khu này nhỏ, lại nhiều xe, nên lúc nào cũng có vẻ náo nhiệt. Xe hơi bên đây tay lái ở bên phải vì Singapore trước đây là thuộc địa của Anh.

Ði bộ trên đường phố khu Geylang này, tôi có cảm giác như đang ở Chợ Lớn vì quán xá nhỏ hẹp, bày biện tràn lan chiếm hết vỉa hè, khách bộ hành phải chen chúc nhau trong một lối đi mà hai người đi ngược chiều phải lách vai để khỏi đụng.

Luật pháp tại Singapore rất khó và nghiêm, nghe nói thôi cũng đã thấy sợ, nhất là cái khoản hút thuốc. Hút không đúng nơi quy định, phạt; xả đót thuốc xuống đường, phạtà Mỗi lần phạt như thế là “cháy túi, hết đường về quê.”

Tại nhà hàng, thấy bàn nào gắn bảng nhỏ ngay trên mặt bàn có điếu thuốc gạch chéo thì chớ ngồi vào đó phì phèo, phải hỏi họ bàn nào được hút thuốc, hoặc tìm một bàn có hình điếu thuốc đang cháyà “vô tư” thì hãy ngồi.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng kiếm được một bàn như thế tại một quán góc đường. Vừa ngồi xuống thì trời đổ mưa, thế nhưng không khí cũng chẳng dịu đi tí nào. Mưa chút xíu rồi tạnh, y như Việt Nam. Cũng may, nhờ mấy chai bia ướp lạnh Carlsberg, ai nấy khỏe hẳn ra, trừ chị Dung vì chị uống cà phê sữa!

Xin nói qua hai người bạn đồng hành mới. Anh Ân và cha anh vượt biên bằng con đường “bán chính thức” cuối tháng 4, 1979, lênh đênh trên biển khoảng một tuần thì đến đảo Bidong. Ở đảo 14 tháng thì hai cha con anh được định cư tại Hoa Kỳ.

Anh chia sẻ: “Tôi muốn đi lại để xem nơi chốn trước đây thay đổi như thế nào. Ba tôi giờ cũng đã lớn tuổi, ông cụ cũng muốn trở về thăm lại nơi hai cha con lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất tự do.”

Anh Thức cũng đồng cảm với anh Ân, vì ngoài chuyện lo cho người em, anh cũng muốn một lần đến Bidong để tìm lại kỷ niệm sau khi rời bỏ quê hương đi tìm tự do. Mảnh đất ấy đối với anh vô cùng ý nghĩa khi có một người em nằm lại, và cũng chính từ nơi đó, người em Trần Trí Tuệ sau này trở thành một vị linh mục và hiện đang làm công tác truyền đạo tại Ðài Loan.

Riêng chị Dung thì không phải là thuyền nhân. Chị định cư tại Pháp năm 1978 theo diện con lai. Qua sách báo chị biết rằng thuyền nhân đã trải qua một thời gian cực khổ tột cùng, chị muốn tham dự Về Bến Tự Do một chuyến để được thấy tận mắt nơi những người tị nạn đã ở, để được tiếp xúc với họ, được chia sẻ nỗi đau đã qua và niềm hạnh phúc hiện tại.

Tôi cũng nghĩ như chị, không phải cứ là thuyền nhân mới nên về lại những di tích tị nạn như thế. Trong đời người, nếu được, hãy một lần đến những nơi này, để thấy giá trị của hai chữ “tự do” đã được đánh đổi như thế nào. (V.Ð.T.)

# # #

Vài nét về Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam và các chuyến đi Về Bến Tự Do

VKTNVN được thành lập vào cuối năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 30 năm định cư của người Việt hải ngoại. Anh Trần Ðông là người sáng lập VKTNVN và là giám đốc tổ chức này từ trước đến nay.

Anh cho biết: “Mục đích của VKTNVN là tìm kiếm tài liệu liên quan đến biến cố tị nạn Việt Nam nhằm đưa vào văn khố quốc tế làm tài liệu tham khảo cho thế hệ mai sau. Ngoài ra, VKTNVN cố gắng tìm kiếm và bảo tồn di tích tị nạn Việt Nam trong khu vực Ðông Nam Á. Kết hợp các tổ chức người Việt hải ngoại xây dựng đài Tri Ân và Tưởng Niệm. Tri ân các quốc gia, tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ cho người tị nạn Việt Nam, và tưởng nhớ trên nửa triệu thuyền nhân đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do.”

Từ ngày thành lập đến nay, VKTNVN đã tổ chức được 7 chuyến đi, mang tên Về Bến Tự Do, nhằm tạo cơ hội cho mọi người Việt khắp nơi thăm viếng và cầu nguyện tại những di tích tị nạn.

Chuyến đi tháng 3 năm nay là chuyến đi thứ 8, với trên 30 thành viên cư ngụ tại Mỹ, Canada, Pháp, Thụy Ðiển, Úcà, gồm hai chặng. Chặng thứ nhất đi thăm một số di tích tị nạn tại Malaysia, từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 3, như nghĩa trang Panji, Balai Bachok, Cherang Ruku, Terengganu A, B, C, tại đảo Bidong. Chặng thứ nhì đi thăm một số di tích tị nạn tại Indonesia, từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 4, như Kuku, Tarempah, Galang.

(Mạch Sống trích đăng từ báo Việt Herald)

Posted on Friday, September 10 @ 13:57:29 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Văn Khố Thuyền Nhân
· News by ngochuynh


Most read story about Văn Khố Thuyền Nhân:
Văn Khố Thuyền Nhân: Về Bến Tự Do 8

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang