Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27875255
page views since June 01, 2005
Vì Cộng Đồng và Đất Nước

Quan Điểm

Bỏ Rơi Đồng Minh

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng

 

Mỗi ngày 30 tháng 4 lại là dịp để cả tập thể người Việt tị nạn tưởng niệm một đại hoạ từ cuộc chiến đấu hào hùng nhưng thất bại. Và không ít người trong chúng ta trách cứ sự bỏ rơi giữa chừng của đồng minh Hoa Kỳ.

 

Trách cứ là phải. Mỗi cuộc hợp tác đều hàm chứa một giao ước tinh thần giữa các phía hợp tác. Khi Hoa Kỳ quyết định tham gia cuộc chiến thì đó là chính là hứa hẹn thuỷ chung với những người dân và quân miền Nam đứng cùng chiến tuyến, không bằng văn bản hợp đồng mà bằng chính xương máu của những người tham dự. Giữ mối giao ước tinh thần ấy là căn bản của chữ Tín ở đời. Hoa Kỳ đã bội tín khi đơn phương rút lui, cắt viện trợ, khoá kho đạn, và bỏ rơi đồng minh.

 

Nhưng ở đây tôi muốn nói về sự bỏ rơi đồng minh đang diễn ra chứ không phải của 35 năm trước.



Cách đây chưa lâu lắm, cuộc đàn áp giáo dân công giáo ở Thái Hà đã thôi thúc các cuộc biểu tình, thắp nến, cầu nguyện ở nhiều cộng đồng người Việt trên thế giới. Rồi những tuyên cáo lên án sự bạo tàn chạy rần rật khắp mạng lưới Internet. Ai mở tờ báo, vặn radio, hay bật truyền hình là được nhắc về Thái Hà. Thái Hà là điểm nóng lương tâm của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

 

Câu hỏi là, hiện nay còn mấy ai còn nhắc đến Thái Hà, còn theo dõi tình hình của giáo dân ở đó, còn hỗ trợ họ trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo vẫn còn âm ỉ? Còn biết bao nhiêu việc có thể và cần làm cho Thái Hà. Nhưng sự chú ý của chúng ta chỉ rất ngắn ngủi. Trước những điểm nóng mới, Thái Hà đã nhanh chóng lùi vào dĩ vãng xa xưa.

 

Khi tập thể người Việt ở hải ngoại ồ ạt yểm trợ Thái Hà thì điều này tự nó hàm chứa một giao ước tinh thần, giống như đồng minh Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Khác chăng là giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là hai dân tộc xa lạ còn giữa chúng ta và giáo dân Thái Hà là đồng bào ruột thịt.

 

Thái Hà không phải là đôc nhất. Bầu Sen, Tam Toà, Bát Nhã, Đồng Chiêm cùng chung số phận. Và cũng vậy đối với những nhóm người đứng lên tranh đấu trước đây và bị đàn áp—chẳng mấy ai còn thắc mắc đến họ vì chúng ta đang bận rộn với những vấn đề mới, nóng hơn, bức xúc hơn, thời thịnh hơn.

 

Như vậy thật khó để chúng ta trách cứ người dưng nước lã vội quên lời giao ước khi chính chúng ta lại còn vội vã hơn đối với chính đồng bào của mình.

 

Đó là nhược điểm của người Việt ở hải ngoại: thiếu trọng tâm, thiếu kiên trì, thiếu chủ động. Vì thiếu trọng tâm, chúng ta bị tản lực; vì thiếu kiên trì chúng ta “đánh trống bỏ dùi”, “có mới nới cũ”; vì thiếu chủ động, những nỗ lực của chúng ta chỉ là một chuỗi phản ứng từ biến cố thời thịnh này sang biến cố thời thịnh khác. Dĩ nhiên chúng ta đã không giữ được chữ Tín với đồng bào trông cậy vào sự yểm trợ của mình.

 

Nhưng chúng ta có một vấn đề lấn cấn về lương tâm: không lẽ giúp Thái Hà mà lại không giúp Đồng Chiêm? Chọn bên nào, bỏ bên nào?

 

Thực ra không phải bỏ bên nào cả. Chúng ta cần phân nhiệm. Mỗi chúng ta chọn một trọng tâm và đeo đuổi nó cho đến cùng. Khi một điểm nóng mới nổi lên, chúng ta yên tâm “trụ” trọng tâm của mình và kêu gọi, khuyến khích người khác tập trung vào điểm nóng mới. Với sự phân nhiệm tự giác ấy, chúng ta phân bổ công tác, tài nguyên, năng lực một cách hài hoà cho nhiều trọng tâm khác nhau cùng một lúc.

 

Được vậy, chúng ta sẽ trở thành đồng minh đáng tin cậy cho đồng bào đang tranh đấu đòi dân chủ, tự do, nhân quyền trong nước.

 

Được vậy chúng ta mới có quyền phê phán ai khác đã bỏ rơi đồng minh để 35 năm sau chúng ta vẫn còn tưởng niệm ngày tang chung của những người bỏ nước ra đi và của biết bao đồng bào ở lại.

Posted on Friday, April 30 @ 02:07:18 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by ngochuynh


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 3


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang