Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27896804
page views since June 01, 2005
Chống Buôn Người Ở Nga

Chống Buôn Người

BPSOS Đón Tiếp Phái Đoàn Chống Buôn Người Từ Nga

 

Ngày 7 tháng 12 vừa qua một phái đoàn gồm 6 đại biểu từ các vùng khác nhau của Cộng Hoà Liên Bang Nga tham dự buổi chia sẻ kinh nghiệm chống buôn người tại văn phòng trung ương của BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) ở Bắc Virginia.

 

Cô Lisa Lynn (Linh) Chapman, Giám Đốc Các Dịch Vụ Chuyên Nghiệp của BPSOS, trình bày về hai vụ can thiệp điển hình: 250 công nhân Việt và Trung Hoa bị buôn sang đảo American Samoa năm 1999 và 42 công dân Thái bị buôn sang North Carolina năm 2005.

 

Trong cả hai vụ, BPSOS đã tham dự từ giải cứu cho đến cung cấp trợ giúp pháp lý, từ giúp tìm công ăn việc làm đến lo cho thân nhân đến Hoa Kỳ đoàn tụ gia đình.

 

“Can thiệp cho những vụ lớn như vậy có thuận lợi và khó khăn của nó”, Cô Linh giải thích.

 

 

Phái Đoàn Nga tại văn phòng trung ương của BPSOS, 07/12/09 (ảnh BPSOS)



Theo Cô, thuận lợi là vì tầm vóc của nó thu hút được sự chú ý quan tâm của các cơ quan công lực và chính quyền. Còn khó khăn là vị số lượng nạn nhân quá lớn nên các tổ chức cựu trợ không đủ nhân lực để cáng đáng các nhu cầu của nạn nhân.

 

Trong trường hợp của 250 nạn nhân ở đảo American Samoa, ngay sau khi họ được cơ quan FBI giải cứu vào cuối năm 2000 BPSOS đã phối hợp với các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ để gấp rút đưa các nạn nhân ra khỏi đảo American Samoa và, sau một thời gian tạm trú ở Honolulu, vào nội địa Hoa Kỳ.

 

“Lúc ấy họ không được một sự trợ giúp tài chánh nào từ chính phủ Hoa Kỳ và chúng tôi đã phải dùng thẻ tín dụng để mua vé máy bay cho mấy chục nạn nhân không có phương tiện tài chánh để thoát ra khỏi American Samoa”, Cô Linh kể cho phái đoàn Nga nghe về cuộc giải cứu hi hữu này.

 

Sau đó cộng đồng Viêt Nam ở khắp Hoa Kỳ đã xúm lại để giúp phương tiện ăn ở, việc làm cho các nạn nhân cũng như đóng góp tài chánh để giúp BPSOS trang trải nợ thẻ tín dụng.

 

Đến nay hầu như tất cả các nạn nhân này đều đã đoàn tụ gia đình và đã trở thành thường trú nhân.

 

“Cho đến nay vụ American Samoa vẫn là trường hợp buôn lao động lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ do chính quyền liên bang truy tố”, Cô Linh nói.

 

Chuyển sang trường hợp điển hình thứ hai, Cô Linh cho biết, “Trong trường hợp của các công nhân Thái, chúng tôi đã phải di chuyển họ cấp tốc về Bắc Virginia vì ở North Carolina không có tổ chức nào đủ năng lực để giúp cho họ”.

 

Số công nhân này bị đưa từ Thái Lan sang North Carolina và sau trận bão Katrina thì 20 trong số họ đã bị di chuyển xuống New Orleans để dọn sạch đường phố. Họ bị đối sử như những nô lệ-tối bị giam trong các xe hàng và ban ngày thì bị điều đi lao động không thù lao. Số 22 người còn lại làm việc trong đồn điền trồng dưa leo ở North Carolina.

 

Cũng giống như trường hợp của các công nhân Việt và Trung Hoa ở đảo American Samoa, nhóm người Thái này hiện nay đều đã đoàn tụ với vợ con và đã có thẻ xanh; họ đã có việc làm và đời sống tương đối ổn định.

 

Sau phần trình bày của Cô Linh, phái đoàn đã đặt nhiều câu hỏi và so sánh vai trò của chính quyền và tổ chức dân sự ở Nga và ở Hoa Kỳ. Ở Nga đến nay vẫn chưa có sự hợp tác chặt chẽ cần thiết giữa cơ quan công lực và các tổ chức dân sự.

 

Buổi viếng thăm BPSOS được Trung Tâm Nghiên Cứu Về Khủng Bố, Tội Phạm Liên Quốc Gia, và Tham Nhũng của trường Đại Học George Mason điều phối, trong chương trình tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ nhằm giúp Nga thực thi chính sách chống buôn người.

 

Cứ mỗi 6 tháng, BPSOS lại đón tiếp một phái đoàn từ Nga và chia sẻ với họ những kinh nghiệm can thiệp và trợ giúp cho nạn nhân buôn người. Trong 5 năm qua BPSOS cũng đã thực hiện các buổi hướng dẫn tương tự dành cho các phái đoàn đến từ Ukraine, Đài Loan, Nhật Bản...

Posted on Friday, December 11 @ 14:23:10 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang