Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815936
page views since June 01, 2005
MS35 - 05/05: Gia Đình Cảm Thông

Mái Ấm Gia ĐìnhPhạm Hoạt

Những tương quan trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái ngày càng trở thành một đề tài lớn và nan giải trong mọi xã hội, nhất là Cộng Đồng Người Việt đang sinh sống tại Hải Ngoại.

Nhiều nhà tâm lý học, nhà văn, nhà báo, các chuyên gia về hạnh phúc gia đình đã dấn thân không biết mệt vào lãnh vực này hầu tìm ra được phương cách giúp mọi gia đình giải quyết những trăn trở, bất hoà, xung khắc mỗi khi xảy ra trong gia đình.

Ngày 05 tháng 3 năm 2005, buổi Hội Thảo với đề tài “Gia Đình Cảm Thông” đã được Chương Trình “Mái Ấm Gia Đình” thuộc Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển Chi Nhánh Quận Cam tổ chức tại Hội Quán Nhật Báo Người Việt từ 7 giờ đến 9 giờ 30 tối với diễn giả là Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê của trường Đại Học Cộng Đồng Orange Coast College, và đặc biệt với sự điều phối chương trình hội thảo của Nhà Văn Bùi Bích Hà.

Sau phần chào mừng và tóm lược chương trình và mục đích buổi hội thảo của ông Vũ Quốc Anh, Trưởng Ban Tổ Chức, Giáo Sư Phạm Thị Huê, diễn giả của buổi hội thảo, đã nhanh chóng đi ngay vào phần thứ nhất của chương trình hội thảo. Giáo sư Huê đã trình bày một cách đại cương về thực trạng đối tác trong các gia đình, và dựa trên kinh nghiệm thực tế, bà cũng đã đưa ra những nguyên nhân mấu chốt ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Theo bà thì một trong những điều trọng yếu đã gây rất nhiều hiểu lầm, đem đến những bất hòa trong gia đình là không nói thẳng, không nói rõ cho nhau. Mà theo bà thì vợ chồng cần phải NÓI, CHIA SẺ (nói thẳng và nói rõ) những thầm kín trong tâm tư mình, mà đừng ngồi chờ người kia phải đoán biết những gì mình đang muốn. Vì như vậy, vô hình chung sẽ trở thành cá nhân và từ đó có thể sẽ có cảm giác cô đơn. Đồng thời bà cũng nhấn mạnh đến niềm TIN giữa hai vợ chồng. Theo bà, đây cũng là chất keo của hôn nhân gia đình.

Nhà Văn Bùi Bích Hà, Chủ Nhiệm Nguyệt San Phụ Nữ Gia Đình Người Việt, là điều hợp của buổi hội thảo. Bà đã nhanh chóng rút ra những điểm chính trong phần trình bày của Giáo Sư Huê. Theo Nhà Văn Bích Hà, vợ chồng không nên để tồn đọng những bất hoà ở trong lòng mình “cắn răng chịu đựng”, vì như vậy chỉ tạo cho những bất hoà ngày càng căng thẳng hơn mà thôi. Nhà Văn Bích Hà cũng đặt lại vấn đề ngôn ngữ và khí hậu (thái độ) trong lúc NÓI/NGHE sao cho người nói và người nghe đều vui vẻ chấp nhận. Nhà Văn Bùi Bích Hà đưa ra những câu chuyện mẫu và có thật, và bà cũng đã rất linh động hướng dẫn mọi người đi ngay vào phần hội thảo. Với sự điều hợp khéo léo của bà, mọi người đều chia sẻ những kinh nghiện thực tế trong hôn nhân một cách hết sức chân tình và sống động. Đúng như phóng viên Nguyên Huy đã viết trong bài tường trình về buổi hội thảo này trên Nhật Báo Người Việt số ngày 07 tháng 3 năm 2005 trong mục “Sinh Hoạt Cộng Đồng” như sau: “…mọi người tham dự đều thấy mình như trong cuộc họp bạn bè, không phải chỉ có một người nói, và những người nghe mà mọi người đều nói và mọi người cũng đều nghe nhau khiến cho cuộc hội thảo ngay từ những phút khởi đầu đã có được một không khí chân tình sẵn sàng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống lứa đôi để làm sao có được mái ấm gia đình.”

Trong dịp này, ông Vũ Quốc Anh cũng đã trình bày một cách đại cương về những dịch vụ của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và khá cặn kẽ về những sinh hoạt của chương trình Mái Ấm Gia Đình trên toàn quốc cũng như tại Quận Cam. Ông trả lời một số câu hỏi liên quan đến các sinh hoạt của Chương Trình Mái Ấm Gia Đình.

Mỗi lúc mọi người trong buổi hội thảo càng thân tình với nhau hơn, coi nhau như bạn thân, và không ngừng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, trắc trở trong hôn nhân. Nhưng vì thời giờ không cho phép kéo dài mãi, ban tổ chức phải kết thúc buổi hội thảo. Sau phần tổng kết buổi hội thảo của Nhà Văn Bùi Bích Hà, và lời cám ơn của ông Vũ Quốc Anh, mọi người đã ra về như đang mang trong mình một niềm tin vui mới, và mọi người đều hẹn gặp lại nhau trong những buổi hội thảo kế tiếp.

Trong buổi Dạ Tiệc Vui Niềm Hạnh Phúc Lứa Đôi do Chương Trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình hợp tác với Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Philadelphia và, Trung Tâm Xã Hội Á Châu tổ chức tại Philadelphia, PA ngày 20 Tháng 3 năm 2005, anh chị Hằng Thuỷ, một trong bốn cặp vợ chồng kể về cuộc tình của mình. Xin mời độc giả đọc những dòng tâm sự của anh chị.

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi rất lấy làm cảm kích tối hôm nay được góp tiếng nói chia sẻ tâm tình một phần đời đã đi qua, phần đời không suông sẻ lắm.

Thưa quý vị, tôi là người mất đi khả năng thị giác. Nói rõ hơn, tôi bị mù nhưng không phải từ thuở lọt lòng. Mười lăm năm về trước, chúng tôi còn trẻ và cũng như các bạn trẻ hiện diện tối nay, chúng tôi rất yêu đời, rất hạnh phúc với mái ấm gia đình đã có tiếng cười đùa của trẻ thơ, chúng tôi khát khao, ôm ấp những hoài bão, và dĩ nhiên chúng tôi không bao giờ bằng lòng với những gì mình đang có.

Thế rồi, như một cơn ác mộng và là một cơn ác mộng kéo dài miên viễn cho đến ngày hôm nay, đã đẩy tôi ra khỏi thế giới chan hoà ánh sáng, muôn màu muôn sắc: thế giới của sự sống và ném tôi vào cái thế giới đầy tối tăm: thế giới dành cho những người mù.

Kinh hoàng, tuyệt vọng và khổ đau lắm vì chỉ một sớm một chiều tôi đã mất tất cả. Tôi có cảm giác như mình không còn là con người nữa. Mọi người đều xa lánh và lãng quên. Tôi phẫn hận, tôi ghét đời. Tôi khinh ghét chính tôi và thật là vô lý khi tôi lại có lòng ghét bỏ cả người bạn song hành với mình hơn mười năm qua.

Một đêm trong nhiều đêm thức trắng, dằn vặt với những ray rứt, tôi không đủ can đảm để tiếp tục kiếp sống như loài chùm giử, ký sinh, tôi nghĩ đến việc quên sinh và đêm ấy, trong bóng tối, tôi chợt nhận ra rằng bên cạnh tôi còn có vợ dường như cũng thao thức như tôi. Có giọt lệ nào đang âm thầm trên gối, tiếng nức nở nghẹn ngào mà chỉ cảm nhận bằng thính giác con tim. Tôi đau khổ, tôi trốn chạy cuộc đời và tôi đã ẩn mình trong bóng tối. Cái khổ ấy nào sánh bằng kẻ đang trực diện với cuộc sống, phải hứng nhận tất cả tủi hờn, khinh bạc và đôi khi lòng thương hại biến thành lưỡi dao bén ngọt đâm thấu tim người… “Gánh gia đình nặng hai vai, sớm chiều thui thủi mình tôi đi về.” Chợ đời vốn biết bao nỗi cực lòng, về nhà bên sự đau khổ của chồng, đôi khi phải hứng nhận những lời đau nghiến, than van mà tất cả chỉ biết nuốt vào tim, không lời than van. Thật là oan nghiệt!

Thế là đổi thay, tôi cảm thấy cái khổ của mình quá bé nhỏ, sự sống, những gì tôi đã mất không còn nghĩa lý chi. Nếu không thể sống vì mình thì hãy sống cho vợ, cho con. Và tôi đã gượng sống, gượng vui, gượng cười để chấp gối cho bạn mình vững bước đi lên.

Tám năm cuối cùng ở Việt Nam đầy gian truân, bất trắc; rồi sáu năm sống ở xứ người, cuộc thử lửa không kém phần gay gắt hơn khi mà hy vọng cuối cùng y học tân tiến đem lại ánh sáng cho tôi đã tắt ngấm, không còn. Nơi này tình người lạnh lắm, con người dễ ngã lòng buông xuôi trước nghịch cảnh, những cám dỗ của vật chất tiền tài.

Thời son trẻ chúng tôi đã qua, hiện tại là đôi mái đầu đã vương sợi bạc; và tương lai, những ngày sớm nắng mưa chiều sẽ còn nhiều thử thách gian nan, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng, vẫn cố gắng vững tay chèo cho hết dòng đời còn lại.

Lời Chúa trong Kinh Thánh “Phúc cho ai không thấy mà tin” là niềm an ủi cho tôi. Chúng tôi không thấy nhưng vẫn một niềm tin son sắt rằng dù ở chân trời góc biển, trong mỗi tâm hồn người Việt Nam vẫn luôn mơn mởn màu xanh lá trầu Không, hương vị nồng nàn của quả cau Vàng. Dù thế giới văn minh tiến bộ tới đâu, nền luân lý cổ truyền có bị mài mòn thì trong mỗi trái tim của bạn trẻ, của đôi vợ chồng hôm nay và ngày mai vẫn tròn đầy nhân ái, giàu hy sinh và sắt son chung thuỷ như trái tim Đức Mẹ.

Bây giờ là cuối Đông, những ngày rét mướt sẽ qua đi, mùa xuân đầy hương sắc cận kề. Bồi hồi với bao cảm xúc, trong lòng tôi như nghe tiếng ai đó hát rằng:

Trong thẩm tối, dõi tìm Sao Mai sáng, Hạnh phúc nào không ủ kín thương đau, Xin qua mau mây xám, mưa sầu, Đêm hoàn sáng với muôn nghìn tinh tu, Xin cho con bình yên giấc ngủ, Lệ vơi đầy làm tươi thắm hoa Hồng, Xin cho hồn con choáng ngợp hư không, Cho con biết yêu người qua tim Chúa.

Chân thành cảm tạ quý vị.

Nghĩa Thuỷ

Mạch Sống Số 35, tháng 5, 2005

 

Posted on Tuesday, May 31 @ 12:20:38 EDT by admin
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by admin


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang