Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813801
page views since June 01, 2005
MS35 - 05/05: Cái Giá Của Tự Do

Lịch Sử Qua Lời Ke

Lê Văn

(tiếp theo kỳ trước)

Thế là chiếc neo nổi được kéo lên và chúng tôi nhìn la bàn định hướng đi tiếp. Khoảng 5 giờ sau đó bánh lái lại tuột ra và neo nổi lại thả xuống rồi lại kéo lên chạy thêm mấy lần nữa. Mọi người trong ghe và ngay cả tôi chỉ mong ghe đụng vào một hòn đảo nào đó để được chết trên bờ là thoả nguyện.

Chúng tôi thấy những con chim biển, chim hải âu; mọi người rất mừng vì nghĩ rằng như vậy là sắp đến đảo rồi, riêng tôi ước tính vị trí lúc này là gần đảo Truờøng Sa và dĩ nhiên là có mặt bộ đội. Tôi thấy lo lắng nhưng không muốn lộ cho ai biết.

Người chủ ghe muốn tôi hướng mũi ghe theo hướng chim biển. Tôi biết giờ này không phải là lúc thuyết phục nữa; tôi gật đầu và chuyển hướng nhưng tôi luôn nghĩ thà chết chứ không để bị bắt mang về nên lại từ từ chuyển đổi ra khơi về hướng Philippines và cũng may không một ai biết coi phương hướng từ la bàn.

Ngày thứ bảy, một số trên ghe đặc biệt là nhóm chủ ghe, trách móc hăm doạ tôi là hoa tiêu tồi, đòi bỏ tôi xuống biển vì họ chẳng thấy đảo nào cả. Tôi viện đủ lý do nào ghe trong giông tố, bão chỉ chạy được khoảng 2, 3 cây số giờ, nào hẹn ráng thêm nữa xem sao. Mọi người im lìm ai nấy nằm kề cận người thân như để chết cho có bạn bên nhau. Tôi chỉ còn điều khiển khoảng 6, 7 thanh niên có chí khí ráng sức tát nước. Không ai trông nom 3 đứa con gái tôi nên chúng uống nước biển tự do; con bé út chỉ thoi thóp thở chờ chết, đôi mông lở loét vì nước mặn.

Mọi người hỏi tôi giải quyết thế nào; tôi chỉ dặn được vài người quen, nếu cháu chết thì báo cho tôi; tôi chỉ biết nghĩ đến cách cầu nguyện rồi bỏ con vào lòng biển.

Lớp da trên hai ngón cái của tôi rách, cào xước, vì phải quẹt bật lửa, biết rằng không sao cháy được nhưng những đóm loé lên cũng giúp tôi nhìn thoáng mặt la bàn. Mọi người đã quá tuyệt vọng. Nước trong ghe khá nhiều. Thật khó mà ra áp dụng kỷ luật nữa. Dù rất mỏi mệt, chán chường, nhưng trong đầu tôi hiện cảnh tù đày nơi trại cải tạo đã trải qua, nhìn các con thơ ngây, nghĩ đến vợ con giờ đây đang bị giam cầm, tự nhiên tôi nghĩ được kế, bèn gọi to các anh em, con cháu của chủ ghe khoảng 30 người và la lớn cho họ biết tôi không lái ghe nữa, không tát nước nữa chờ chết vì tôi chỉ có 3 đứa con, còn các anh có cả một đại gia đình.

Thế là màn tâm lý tôi đã thắng. Tôi cho họ biết còn cách Philippines khoảng một, hai ngày nữa thôi. Tôi chia toán trở lại và ra tay tát nước. Thấy trời hơi trong sáng tôi rất mừng, mặc dầu biển vẫn động. Bé út của tôi vẫn lim dim, mê sảng cứ kêu “Bà Nội, Bà Nội” mỗi lúc mỗi yếu. Không một ai muốn thay thế tôi để giữ bánh lái cả, ngay cả người thân quen. Mọi người chỉ tác vài thùng nước cho qua bổn phận và nằm lim dim bên người thân để có chết còn bên nhau.

Ngày thứ tám, biển vẫn còn sóng lớn. Trong cảnh mờ mờ hiện rõ một chiếc tàu thật lớn. Tôi lấy ống dòm nhìn sang và như thể có người cũng đang quan sát ghe chúng tôi. Qua nhiều tàu đã gặp, kinh nghiệm cho tôi biết, nên tôi bảo 2 thanh niên đem giùm con tôi như đang chết ra trước mũi ghe còn tất cả vẫn trong tư thế nằm, rồi tôi xả hết tốc lực cho ghe chạy thẳng vào thân tàu lớn. Tàu của họ như chạy chậm lại, vòng chung quanh ghe chúng tôi. Chiếc ghe chạy chậm lại vô tình lọt vào vùng nước trắng xoá sau đuôi tàu, ghe nhào lộn khiếp đảm còn hơn trong cơn bão. Ghe xa dần vùng sóng nước và dừng lại.

Một canô và một thuỷ thủ được hạ xuống. Ông sang ghe chúng tôi và liên lạc về tàu. Họ thả lưới vớt nhưng thật khó khăn, chỉ vớt được vài người vì gió quá mạnh. Người đong đưa trông thật nguy hiểm. Cuối cùng thì họ cho canô ngang tầm cỡ ghe và đưa từng người sang. Tôi thu xếp cho đàn bà và trẻ em lên trước, từng toán đi rất trật tự , có lẽ nhờ lời tuyên bố tôi sẽ là người lên canô sau cùng. Vì thế mà tôi quên hẳn con gái út của tôi; cháu bé đã cầm lấy lon dầu máy mà uống đến phân nửa. Phải mất gần 2 giờ họ mới vớt hết chúng tôi. Tôi và bé út lên chuyến canô nổi cuối cùng. Lúc ấy nước tràn vào ghe khá nhiều và chiếc ghe đang chìm dần.

Từng người vứt bỏ quần áo, trần truồng phải tắm dưới vòi nước lạnh, xong mặc quần áo đồng phục của công nhân trên tàu. Thân thể sạch sẽ, mặc ấm, dù chưa được ăn mà sung sướng lạ thường. Thế là 57 người được đưa vào một căn phòng thật lớn, tôi với 3 đứa con bệnh nặng phải đưa vào phòng điều trị trên tàu để tiện chăm sóc. Nhờ ít vốn anh ngữ nên tôi là gạch nối giữa thuyền nhân và ân nhân cứu mạng.

Vị thuyền trưởng dẫn tôi đến tấm bản đồ trên tường chỉ cho biết địa điểm vớt cách đảo Philippines khoảng 100 cây số. Tôi xin được điện tín về “Lê Văn hộp thư số 66 Hongkong” và sau này được biết bản tin trên đài BBC thông báo cuộc vớt người này trong vòng 24 giờ.

Qua 3 ngày trên tàu, các con tôi bệnh nặng nên họ đã cho tàu Nhật đón tôi và các con ngoài khơi đưa vào bệnh viện tại Okinawa và sau một tuần lễ, Tổng bộ tỵ nạn Nhật bản cho người đón tôi về trại Omura tại Nagasaki. Gởi 2 đứa con lớn ở trại, tôi và bé út nhập viện tại Nagasaki hơn 1 tuần nữa mới trở về trại.

Sống ở trại Omura được 5 tháng, tình cảm của chúng tôi thật dạt dào, thương cảm. Trong chuyến ghe ấy gia đình tôi, gia đình anh rể tôi cùng 2 cháu và một gia đình có chồng đang ở Mỹ là được chấp thuận đi định cư Hoa Kỳ vì lý do quân nhân cải tạo và diện chồng vợ.

Trại Omura Nhật Bản có khoảng 200 người. Tôi cùng ban đại diện trại tổ chúc lớp Việt ngữ, Anh ngữ và một số sinh hoạt thể thao để chuẩn bị tinh thần cho cuộc đời mới. Qua 3 tháng ở Omura, tôi cùng 4 gia đình chuyển đến trại Fukouka miền nam nước Nhật ở 2 tháng và sau đó chuyển qua Bataan – Philippines học 5 tháng Anh ngữ trước khi định cư. Cũng trong thời gian này Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho tôi đoàn tụ được đứa con trai 9 tuổi đã theo người chú đi trước đó hơn 1 năm vẫn còn kẹt lại Palawan.

Tôi đến Atlanta, GA tháng 8 năm 1987. Vì nhiều lý do không sao sống được với người quen ở đó nên chỉ 28 ngày sau, tôi và 4 con với lứa tuổi 10, 9, 7 và 5 tuổi chuyển lên Boston, MA. Quả thật không có người thân ruột thịt nên cuộc sống vô cùng vất vả, vừa học, vừa làm, con nhỏ, cộng thêm tâm trạng lo âu vợ và 2 con đang tù tội ở quê nhà. Thật chán nản nhưng rồi nghĩ lại thân phận cải tạo mình mà rán bước đi trong cuộc sống mới.

Gia đình tôi đoàn tụ từ tháng 12/90. Cuộc sống chúng tôi tạm ổn, có công việc làm nuôi con là điều mừng, nhất là sự tự do của một người đã từng đi tù cải tạo, cộng thêm vợ tôi đã từng là một người vợ tù và bản thân đã nhiều lần bước vào tù vì tội vượt biển. Chúng tôi đã từng 2 lần xa cách từ lúc cưới nhau ngày 1 tháng 4 năm 1975. Gia đình được đoàn tụ nơi đây là kết quả của 3 cuộc vượt biển khác nhau về chuyến đi và thời gian. biết bao là đau khổ sau 1975 ấy, nên chúng tôi có tự tin hơn trong cuộc sống.

Các con tôi nay đã lớn. Con trai lớn Lê Trịnh Phong đang dạy học ở Long Beach, Lê Kiều Lam học xong Pharmacist vào tháng 6/05, Lê Kiều Thi dạy thể dục, Lê Kiều Giang đang chuẩn bị cao học tâm lý, Lê Kiều Thu ra trường sư phạm vào đầu năm 2007, riêng cháu út cũng đã hơn 20 tuổi rồi.

Tháng 9 năm 2002, tôi cảm thấy được niềm vui trong tâm hồn là nhân dịp ra trường con gái tôi Lê Kiều Lam, là thuyền nhân tỵ nạn năm nào, đã mang tấm plaque trang trọng của gia đình tôi và gia đình chị tôi hiện đang sống tại Santa Ana sang Luân Đôn trao tận tay vị thuyền trưởng tại nhà riêng của ông, dù rằng hằng năm chúng tôi vẫn thư từ, gởi thiệp Noel cho nhau. Thuyền trưởng Norman Dixon xúc động nước mắt tuôn trào, còn tôi và các con tôi như đã diễn tả được một điều nho nhỏ nào đó về ơn vô cùng to tát của người cứu mạng.

Tôi hy vọng mời được ông bà Norman Dixon vào dịp đám cưới con gái tôi vào tháng 8/2005 và trực tiếp tỏ lời cảm ơn đến ông cùng thuỷ thủ đoàn. Tôi có ý định liên lạc cộng động Việt nam Cali đứng ra vinh danh ông mà không biết phải hỏi cộng đồng nào, nhưng cuối cùng để phù hợp với ý nghĩa tôi đã nhờ sự hỗ trợ của tổ chức Boat People S.O.S. và Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng và mong được chấp nhận.

Mạch Sống Số 35, tháng 5, 2005

Posted on Tuesday, May 31 @ 12:00:11 EDT by admin
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by admin


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang