Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27893817
page views since June 01, 2005
Người Tị Nạn Cần Được Giúp

Tị Nạn

Vấn Đề Người Việt Tị Nạn Ở Thái Lan và Cambốt

 

Trong thời gian gần đây, lời cầu cứu khẩn cấp của một số đồng bào lánh nạn ở Thái Lan và Cam Bốt tạo được sự chú ý và quan tâm trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với hoàn cảnh của số người ra đi lánh nạn trước sự đàn áp gia tăng ở Việt Nam. Trước sự hiểm nguy cận kề, nhiều người Việt đã phải chạy sang các quốc gia lân bang lánh nạn--một điều mà ít người Việt ở hải ngoại cũng như các tổ chức quốc tế và các chính quyền lưu tâm đến. Dưới đây là sơ lược tình cảnh của người Việt đang lánh nạn ở các quốc gia lân bang và những gì cộng đồng Việt ở hải ngoại cần và có thể làm để cứu giúp họ.

 

Nỗi Thống Khổ Của Đồng Bào Lánh Nạn

 

Riêng ở Bangkok, Thái Lan, và vùng phụ cận hiện có khoảng 400 người Việt lánh nạn; trong đó khoảng 300 người là đồng bào Phật giáo gốc Khmer Krom, trên 50 người là đồng bào Công Giáo và Tin Lành thuộc các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và số còn lại là những thành viên của các tổ chức chính trị hay đấu tranh dân chủ. Ngoài ra có một số nhóm đang sống ở một số vùng xa xôi của Thái Lan. Và cũng có một số người đang lánh nạn ở Cambốt và Mã Lai. Dòng người đi lánh nạn từ Việt Nam vẫn rỉ rả.

 

Các người Việt đi lánh nạn đang đứng trước ba âu lo lớn: quyền tị nạn, an ninh, và đời sống.

 

 

Ts. Thắng và Sư Dhammo (từ Canada) thăm viếng một số gia đình
Khmer Krom vừa đến Thái Lan lánh nạn, tháng 12, 2008



Về quyền tị nạn, đồng bào lánh nạn đứng trước những thách đố lớn về chính sách của các quốc gia trong vùng cũng như của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Ở Cambốt, chính quyền sở tại tuyên bố sẽ bảo vệ cho người Khmer Krom lánh nạn và không cho phép CUTN/LHQ cứu xét đơn xin tị nạn của người Khmer Krom. Trong thực tế cảnh sát Cambốt đã phối hợp với công an Việt Nam để bố ráp và dẫn độ nhiều người Khmer Krom lánh nạn. Đồng thời CUTN/LHQ ở Cambốt có thành kiến và loại trừ hầu hết các đơn xin tị nạn của người dân tộc và chuyển họ cho chính phủ Cambốt để giao trả họ về Việt Nam. Còn ở Thái Lan thì cho đến mãi gần đây, CUTN/LHQ không chấp nhận đơn xin được bảo vệ của các đồng bào dân tộc và một số đồng bào gốc Khmer Krom mới đến lánh nạn từ cuối năm ngoái. Đối với những đồng bào được CUTN/LHQ cứu xét đơn xin tị nạn thì triển vọng dược hưởng quy chế tị nạn rất thấp do đương sự không được sự trợ giúp về pháp lý để khai báo theo đúng tiêu chuẩn của luật tị nạn; mặt khác nhân viên CUTN/LHQ lại không am hiểu về tình hình ở Việt Nam nên nghi ngờ tính trung thực của lời khai. Kết quả là nhiều đồng bào đã bị từ chối quyền tị nạn một cách oan ức và không biết cách nào để tự biện hộ; họ mất đi sự bảo vệ của CUTN/LHQ và phải sống lẩn lút cho đến khi bị phát hiện và dẫn độ.

 

Về an ninh, nguy cơ bị bắt và dẫn độ luôn rình chờ những người đang lánh nạn ở các quốc gia trong vùng. Ở Cambốt, nơi công an chìm Việt Nam hoạt động công khai, các vụ bắt cóc người lánh nạn xảy ra thường xuyên, kể cả một số người đã được CUTN/LHQ thừa nhận quyền tị nạn. Trong năm 2008, nhiều chục người đã phại trốn chạy từ Cambốt sang Thái Lan trước sự càn quét của cảnh sát Cambốt và công an chìm Việt Nam--một số người không chạy thoát kịp thì đã bị bắt và đưa về Việt Nam, trong đó có Mục Sư A Dung. Ở các quốc gia khác, như Thái Lan và Mã Lai, tình trạng không khá gì hơn; người lánh nạn có thể bị cảnh sát bắt và dẫn độ bất kỳ lúc nào, kể cả những ai đã được CUTN/LHQ thừa nhận quyền tị nạn. Điển hình là tháng 6 vừa qua, cảnh sát Thái đã thực hiện một cuộc bố ráp lớn và bắt gần 70 người Khmer Krom; 60 người trong số họ đã bị trục xuất sang Cambốt, nơi công an Việt Nam hoạt động công khai. Điều đáng chú ý là phần lớn những người bị trục xuất lúc ấy đều đang nằm dưới sự bảo vệ của CUTN/LHQ. Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Cambốt và Việt Nam đã áp lực Thái Lan trong vụ bố ráp này. Mặc dù công an Việt Nam không được phép hoạt động công khai ở Thái Lan, thành phần nằm vùng và toà đại sứ Việt Nam theo dõi rất sát những người lánh nạn và thường xuyên hăm doạ họ.

 

Về đời sống, những người đang lánh nạn phải sống lẩn lút vì sợ bị cảnh sát ở quốc gia sở tại phát hiện và dẫn độ. Những người lánh nạn không có bất kỳ một thu nhập nào vì không được phép đi làm; còn như đi làm lậu thì sẽ tăng nguy cơ bị phát hiện. Những ai chưa được CUTN/LHQ cứu xét đơn xin tị nạn hoặc đã bị từ chối quyền tị nạn thì hoàn toàn không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của CUTN/LHQ hay các tổ chức bảo vệ người tị nạn. Đối với những người đang được cứu xét hay đã được xét là tị nạn thì được nhận một số trợ cấp không đủ sống và chỉ trong thời gian 6 tháng; sau đó họ phải tự túc. Nói chung các đồng bào lánh nạn sống trong cảnh thiếu thốn, khốn cùng triền miên.

 

Biện Pháp Cứu Giúp Đồng Bào

 

Muốn cứu giúp đồng bào lánh nạn một cách hữu hiệu, chúng ta phải can thiệp trong cả ba lãnh vực: bảo vệ quyền tị nạn, đối phó với mối nguy bị dẫn độ, và trợ giúp khẩn cấp về đời sống. Trong hai năm qua, BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) đã cố gắng trong phạm vi khả năng tối đa để thực hiện các điều này và đang cần sự tiếp ứng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

 

(1) Bảo Vệ Quyền Tị Nạn

 

Để bảo vệ quyền tị nạn cho đồng bào, BPSOS giúp thiết lập hồ sơ xin tị nạn để nộp cho CUTN/LHQ. Một mặt chúng tôi huấn luyện một số luật sư thiện nguyện ở Hoa Kỳ về luật tị nạn và sắp xếp để họ phỏng vấn người lánh nạn qua điện thoại. Số hồ sơ được giúp theo phương pháp này không nhiều, do thời gian cách trở gây khó khăn cho các luật sư thiện nguyện, vốn chỉ có thể tình nguyện trong khoảng thời gian nhất định và giới hạn nào đó trong tuần.

 

Đầu năm nay BPSOS cử một luật sư thiện nguyện cùng với thông dịch viên sang Thái Lan phỏng vấn trực tiếp một số lớn người lánh nạn để chuẩn bị cho họ vào phỏng vấn với CUTN/LHQ. Số hồ sơ can thiệp theo cách này được nhều hơn nhưng vẫn bị hạn chế vì luật sư thiện nguyện chỉ có thể đi công tác trong một thời gian ngắn. Phưong pháp này cũng bị hạn chế bởi mức phí tổn cao.

 

Gần đây hơn chúng tôi phối hợp với một tổ chức Hoa Kỳ chuyên bảo vệ người tị nạn có hoạt động ở Thái Lan. BPSOS tài trợ cho một luật sư thiện nguyện người Mỹ của tổ chức này để dành trọn ba tháng giúp pháp lý cho đồng bào lánh nạn; một tổ chức bạn tài trợ  thông dịch viên tình nguyện đến từ Hoa Kỳ. Qua cách thức này, chúng tôi đã và đang can thiệp được cho một số lượng hồ sơ lớn hơn nhưng vẫn không xuể vì hiện có hàng trăm trường hợp cần trợ giúp pháp lý, nhất là khi nhiều hồ sơ đang được gọi vào CUTN/LHQ phỏng vấn sát nhau--kết quả của cuộc vận động chính sách khá thành công của chúng tôi. Không những thế, luật sư còn phải giúp những đồng bào đã bị từ chối quyền tị nạn vì trước đây không có sự trợ giúp pháp lý—mỗi hồ sô kháng cáo đòi hỏi rất nhiều công phu.

 

(2) Bảo Vệ An Toàn

 

Trong thời gian qua, BPSOS vận động với Bộ Ngoại Giao và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan, cũng như văn phòng CUTN/LHQ ở Thái Lan và Hoa Kỳ nhằm bảo vệ cho người Việt lánh nạn trước hiểm hoạ bị dẫn độ. Riêng trong 6 tháng qua, BPSOS đã cử bốn phái đoàn từ Hoa Kỳ sang Thái Lan, Cambốt và Mã Lai.

 

Do những vân động này mà gần đây CUTN/LHQ đồng ý nhận đơn xin tị nạn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên và Khmer Krom. Đầu tháng 7, CUTN/LHQ đã cử nhân viên vào trại giam Suan Phlu, Bangkok, của sở di trú Thái Lan để ghi danh cho 10 đồng bào dân tộc; những người này bị bắt giam từ năm 2008 và trước đây không hề được CUTN/LHQ đoái hoài. Hiện nay hầu hết các người Việt lánh nạn ở Thái Lan đều đã được nộp đơn xin tị nạn và đang chờ cứu xét.

 

BPSOS nhanh chóng can thiệp mỗi khi có cuộc bố ráp của cảnh sát Thái Lan. Trong một vụ bố ráp mới đây nhất, cảnh sát Thái Lan đã trục xuất 5 nhà sư Khmer Krom sang Cambốt, nhưng rồi họ đã tìm đường trở lại Thái Lan. Qua sự báo động và vận động của BPSOS, CUTN/LHQ lập tức thừa nhận họ là tị nạn và hiện đang lo di chuyển họ đến một quốc gia khác định cư. Cả 5 vị sư này đều bị tuyên án tù từ 2 đến 4 năm sau cuộc biểu tình bất bạo động của trên 200 sư Khmer Krom vào ngày 8 tháng 2 năm 2007 ở Sóc Trăng.

 

Ngoài trường hợp 5 vị sư này, một số đồng bào lánh nạn khác cũng được thừa nhận tư cách tị nạn do sự phối hợp vận động chính sách và can thiệp hồ sơ. 

 

(3) Trợ Giúp Đời Sống

 

Trong hơn một năm qua BPSOS đã chuyển trên 60 ngàn Mỹ kim để giúp đồng bào về đời sống, bao gồm quần áo, giầy dép, thực phẩm, thuốc men, truyền thông, nhà ở, vận chuyển, v.v. Do phải vượt đường trường và nhiều khi bị rượt đuổi bởi cảnh sát hay công an, nhiều đồng bào đã không còn giầy dép, hành trang, tiền bạc khi đến Thái Lan.

 

Cộng với những chi phí khác (tài trợ cho các phái đoàn từ Hoa Kỳ, tài trợ cho luật sư, v.v.) thì đến nay phí tổn lên đến khoảng 90 ngàn Mỹ kim, một con số rất lớn mà chúng tôi không thể tiếp tục cáng đáng nếu như không có sự hỗ trợ mỗi người một tay của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

 

Vì sự an toàn của đồng bào lánh nạn, trong suốt thời gian qua chúng tôi không dám lên tiếng rầm rộ để kêu gọi đóng góp. Nay tình hình đã thay đổi khi chính một số người lánh nạn đã tự mình lên tiếng cầu cứu, tạo sự chú ý của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Do vậy, nay chúng tôi thiết tha mong mỏi sẽ nhận được sự trợ giúp về tài chánh để tiếp tục ba lãnh vực công tác kể trên nhằm bênh vực và bảo vệ cho các nạn nhân của sự đàn áp đang tiếp diễn ở Việt Nam: vận động chính sách, can thiệp pháp lý, và trợ giúp đời sống.

 

Mọi đóng góp xin gửi về:

BPSOS/Refugee

PO Box 8065
Falls Church, VA 22041, USA

 

Posted on Tuesday, July 28 @ 15:58:18 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tị Nạn
· News by ngochuynh


Most read story about Tị Nạn:
Tị Nạn ở Thái Lan: Bảo Vệ Pháp Lý

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tị Nạn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang