Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27896872
page views since June 01, 2005
MS83 - 06/09: Té Ngã: Tai Nạn Hàng Đầu Tại Nơi Làm Việc

An Toàn Lao Động

Hiến Phan
Ðiều Phối Viên chương trình An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp

Trượt chân và vấp ngã xảy ra thật dễ dàng và thường gặp phải ở bất cứ nơi nào. Nó có thể xảy ra ngay tại chỗ ngồi nơi làm việc khi bạn ngồi không đúng vị trí, tại lối đi bị ướt hoặc trơn trượt, nơi đậu xe, khi khiêng đồ vật và bị vấp ngã, và thậm chí tại cầu thang hoặc từ thang xếp. Một vật cản nhỏ trên thềm nhà hoặc trên mặt đường cũng có thể gây trượt chân và vấp ngã. Bạn cần phải biết làm sao để tránh được những tai nạn này.

Có thể nói rằng hầu hết những tai nạn trượt chân và vấp ngã gây ra bởi hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do sự bất cẩn của bạn. Hầu hết các tai nạn trượt chân và vấp ngã trước hết là do bạn không chú ý khi bước đi vì phải bận làm gì đó như gọi điện thoại cầm tay chẳng hạn. Nguyên nhân thứ hai là do sàn nhà có nước, hoặc các vật cản nằm trên sàn nhà như giây điện, đồ đạc, v.v.



Để giảm gần 90% các tai nạn trượt chân và vấp ngã, bạn nên để ý và cẩn thận hơn ở những nơi thường xuyên đi lại hay làm việc; 10% còn lại là do những nguy hiểm bên ngoài (gọi là hazards) có thể gây trượt chân và vấp ngã. Tuy nhiên, nếu đề phòng cẩn thận, bạn có thể tránh được những tai nạn không hay này. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn:

Trước tiên, phải giữ nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ và khô ráo. Thường xuyên dọn dẹp và quét dọn ở những nơi có người đi lại và ở chỗ đậu xe. Những lối đi vào các tòa nhà khoảng 10 feet thường dễ gây ra trơn trượt vì có những mảnh vụn, cát, nước hoặc tuyết văng từ ngoài vào, hoặc đưa vào từ giày chúng ta mang. Gần lối đi vào nhà, có những tấm thảm thường rất dơ và nhiều bụi cát đọng ở bên dưới và có thể gây ra trơn trượt. Vì thế, thường xuyên hút bụi ở cửa ra vào hoặc giặt những tấm thảm sẽ giúp hạn chế tai nạn trượt chân và vấp ngã. Khi bạn làm ở hãng nên để ý đến những xe tải nhỏ, xe forklift chạy và dầu nhớt thỉnh thoảng văng ra làm cho sàn làm việc bị trơn.
Nếu bạn thấy nước trên sàn, hãy lau khô ngay lập tức. Nếu bạn không thể lau khô, hãy báo cho người có tránh nhiệm để họ có thể lau chùi càng sớm càng tốt. Nhiều lúc tại phòng ăn cafeteria, bạn thấy ai đó vô ý làm đổ nước, nhưng không ai thèm để ý để lau chùi. Nếu vậy, bạn nên ra tay!

Mỗi người nên thể hiện sự quan tâm đến an toàn đối với những đồng nghiệp của mình trong hãng bằng cách nhắc nhở nhau trong khi làm việc. Nhiều lúc bạn thấy sàn nhà bị ướt hoặc dây điện chạy giữa sàn, khi đó bạn cần tìm kiếm vật cản (yellow cone) để làm dấu cho những người khác không lại gần.

Có những nguy hiểm mà mọi người thường gặp, nhưng lắm lúc chúng ta không để ý cho đến khi nó xảy ra. Đó là cầu thang. Khi bước lên bước xuống cầu thang, bạn nên vịn ít nhất một tay vào cầu thang, phòng khi bạn lỡ trượt chân, bạn sẽ không bị ngã sóng xoài té từ trên xuống đất. Thật vậy, có những nguy hiểm liên quan đến cầu thang, chẳng hạn như lớp thảm bị xé mòn, chân lề ở các bậc tam cấp bị hư và nhô ra gây vướng chân, dầu nhớt hoặc nước đổ ở các bậc tam cấp, bụi hoặc các vật nhỏ ở các bậc tam cấp.

Nhiều khi, nếu giày của bạn quá mòn hoặc có lớp đế trơn như giày thể thao cũng có thể làm bạn bị trượt khi bước lên bước xuống cầu thang. Nếu bạn thấy những nguy hiểm liên quan đến cầu thang, hãy báo ngay cho cấp trên hoặc người chủ biết để họ kịp thời chấn chỉnh.

Tiếp đến, té ngã từ thang xếp có thể rất nghiêm trọng. Những nấc thang của thang xếp bị hư có thể gây ra té ngã. Nhưng rất có thể là do đôi giày của bạn vì chúng quá mòn, không còn độ ma sát. Té ngã cũng có thể là do bạn đứng làm việc trên thang xếp không thăng bằng hoặc đứng ở trên hai nấc thang trên cùng. Nên nhớ: Không bao giờ đứng ở trên hai nấc thang trên cùng của thang xếp. Bạn cũng không nên dựa vào thang quá mức vì trọng lực sẽ bị lệch và làm bạn mất thăng bằng và gây tai nạn.

Trong hãng xưởng, bạn nên đi lại ở những nơi cho phép. Nếu bạn bước ngang qua những dây chuyền (conveyor), bạn có thể bị vấp ngã. Không bước qua hoặc đi lên những thùng hàng hoặc những cái pallet. Đừng quên những dây điện, dây điện nối dài ở chỗ làm và trong văn phòng vì chúng có thể gây vấp ngã. Thậm chí nên cẩn thận đối với những tủ đựng hồ sơ nếu chúng không được đóng lại vì nó có thể gây vấp ngã cho người qua lại.

Nếu bạn có dịp đọc những cuốn sách về an toàn, bạn sẽ luôn luôn thấy ba chữ E, đó là Engineering (kỹ thuật), Education (giáo dục), Enforcement (thi hành qui định an toàn). Kiểm soát kỹ thuật là bước quan trọng đầu tiên nhằm chấn chỉnh những nguy hiểm có thể xảy ra, tạo ra một nơi làm việc không có nguy hiểm. Giáo dục nhằm hướng dẫn nhân viên nơi làm việc nhận ra những nguy hiểm và huấn luyện để đề phòng và tránh tai nạn. Về đề phòng té ngã, chủ nhân cần huấn luyện và nhắc nhở công nhân chú ý và cẩn thận khi đi lại. Thi hành luật có nghĩa là công ty đặt ra một qui định về an toàn tại hãng và mọi người ai ai cũng phải chấp hành.

Trước khi kết thúc, xin nhắc lại vài điểm chính như sau:

1) Không bao giờ đứng làm việc ở 2 nấc trên cùng của thang xếp;

2) Khi đi lên hoặc đi xuống cầu thang, nên vịn ít nhất một tay vào thành hai bên của cầu thang;

3) Giữ nơi làm việc và lối đi khô ráo;

4) Nên sắp xếp dụng cụ và đồ đạc ngăn nắp để đề phòng chúng rớt lên người hoặc chân của bạn;

5) Hãy phán đoán để đề phòng những tình huống có thể gây nguy hiểm tại nơi làm việc;

6) Sau cùng, nếu bạn thấy có nguy hiểm tại nơi làm việc, hãy báo cáo cho cấp trên hoặc chủ nhân ngay lập tức để họ kịp thời chấn chỉnh.

Đề phòng tai nạn té ngã là trách nhiệm của mọi người kể cả chủ nhân đến nhân viên. Bạn hãy nhận ra những nguy hiểm trước khi bạn bắt tay làm việc chẳng hạn như nên kiểm soát xem trên sàn làm việc có bị ẩm ướt và trơn trượt hay không. Hãy hành động đúng lúc để loại bỏ những nguy hiểm đó có thể xảy cho chính mình cũng như cho đồng nghiệp của mình. An toàn là nỗ lực của mọi người. Được như thế, bạn sẽ là một công nhân an toàn của hãng (safety employee of the company)!

Chương trình An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp được tài trợ bởi Occupational Safety Health Administration (OSHA). Số chương trình: SH-17036-08-60-F-51.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, May 27 @ 10:31:08 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about An Toàn Lao Động
· News by ngochuynh


Most read story about An Toàn Lao Động:
An Toàn Cơ Khí

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

An Toàn Lao ĐộngSức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang