Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811749
page views since June 01, 2005
Ô-Sin Việt Trên Đất Mã: Thân Phận Nô Lệ

Chống Buôn Người

CAMSA Tiếp Tục Can Thiệp Cho Ô-Sin Việt Ở Mã Lai

Công ty quốc doanh Việt Nam chủ chốt trong đường dây buôn người

 

Sau khi can thiệp thành công cho bốn “Ô-Sin” hồi hương vào đầu năm nay, Liên Minh CAMSA tiếp tục truy tìm những nạn nhân khác của đường dây đưa người Việt sang ở đợ cho các chủ Mã Lai.

 

Ngày trước Tết, hai trong số hàng trăm công nhân còn kẹt ở Mã Lai đã liên lạc với Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam để yêu cầu can thiệp.

 

“Sau 6 tháng làm việc quần quật từ tờ mờ sáng đến mãi khuya mà đến nay em vẫn chưa nhận được đồng lương nào”, chị Trần Thị Hương tâm sự.

 

Ba trong số 4 Ô-Sin Việt được CAMSA giải cứu và can thiệp để được hồi hương (ảnh CAMSA)



Chị Hương và một người bạn ở đợ cho cùng một chủ Mã Lai đã bị đối xử rất tàn tệ. Họ chỉ được ăn thừa của chủ và thường xuyên bị sỉ nhục. Khi đặt chân đến Mã Lai thì công ty môi giới đã tịch thu tất cả vật dụng và tài sản cá nhân của hai chị, kể cả sổ thông hành, thuốc men, và điện thoại di động.

 

Cận Tết mà vẫn biền biệt không liên lạc được với chồng con ở Việt Nam, hai chị đã khóc lóc và van lơn mãi thì ông chủ mới trả lại điện thoại cho một chị. Nhờ vậy mà họ liên lạc được với Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam để cầu cứu. Văn phòng này do tổ chức Tenaganita thành lập đầu năm 2008 với sự hỗ trợ của Liên Minh CAMSA.

 

Ngoài các trường hợp kể trên, Liên Minh CAMSA còn điều tra ra hàng chục nạn nhân khác hoặc đã phải trả khoản tiền lớn để hồi hương hoặc còn kẹt ở Mã Lai.

 

“Chúng tôi tiếp tục tạo áp lực để công ty môi giới Winbond ở Mã Lai phải trả tự do cho những công nhân bị bắt làm nô lệ này”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, phát biểu.

 

Trong số trường hợp mà Liên Minh CAMSA thu thập được, có người bị chủ hãm hiếp nhưng không được Winbond can thiệp.

 

Các công nhân nào muốn về nước vì không chịu nổi tình trạng bóc lột và sự sỉ nhục thì bị SONA, công ty môi giới quốc doanh đã tuyển và đưa họ đi Mã Lai, đòi phải đóng thêm 30 triệu đồng vì về nước trước thời hạn hợp đồng.

 

Thực ra theo Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng (72/2006/QH11), khi nhận phí dịch vụ của công nhân thì công ty môi giới có nhiệm vụ phải can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân. Nếu không chu toàn trách nhiệm này thì công ty môi giới phải bồi thường thiệt hai về thể xác và tinh thần cho thân chủ; nếu công nhân phải ngưng việc trước thời hạn hợp đồng vì lý do ngoài ý muốn của họ thì công ty môi giới phải hoàn trả tiền phí dịch vụ theo tỉ lệ thời gian đã làm việc.

 

“Gạt công nhân đi lao động nước ngoài với những lời hứa hẹn về lương bổng và điều kiện lao động, toa rập với công ty Winbond ở Mã Lai để ngăn chặn công nhân liên lạc cầu cứu, và ép họ phải ở lại Mã Lai bằng cách đòi tiền 'chuộc mạng' là những yếu tố cấu thành tội phạm buôn người. Rõ rang SONA, một công ty quốc doanh, đóng vai chủ chốt trong đường dây buôn người”, Ts. Thắng giải thích. 

 

Khi được Liên Minh CAMSA báo động về trường hợp các “Ô-Sin” Việt trên đất Mã Lai, Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do đã phỏng vấn nhiều nạn nhân. Ngày hôm nay, đài phát thanh này cũng đã chạy tin về chị Trần Thị Hương.

 

Nghe phỏng vấn của Á Châu Tự Do:

http://www.machsongmedia.com/radio/modules.php?name=News&op=viewst&sid=366

 

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA trong tiếng Anh, được thành lập tháng 2 năm 2008 bởi bốn tổ chức: UBCNVB, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, và Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức). Tháng 4 năm 2008, Liên Minh CAMSA phối hợp với tổ chức Tenaganita để thiết lập Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam. Trong chưa đầy một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho khoảng 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
- USA

Posted on Thursday, January 29 @ 01:08:22 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang