Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816173
page views since June 01, 2005
MS75 - 10/08: Sống Chung Không Kết Hôn

Mái Ấm Gia ĐìnhHải Nguyễn
Chương trình Mái Ấm Gia Đình

Sống chung (cohabitation) được định nghĩa là tình trạng hai cá nhân chưa kết hôn nhưng thỏa thuận chung sống với nhau trong mối quan hệ mật thiết về tinh thần và cả thể xác. Ngày nay, nhiều người đồng ý chung sống với nhau khi chưa làm phép cưới hay không muốn chính thức kết hôn.

Theo nghiên cứu của Religion and Ethics Newsweekly thì 49 phần trăm người Hoa Kỳ chấp nhận tình trạng sống chung với nhau không cần giấy hôn thú.



Theo báo cáo của Centers for Disease Control and Prevention (CDD) thuộc Bộ Y tế và Xã Hội cho biết:

- Sau 3 năm chung sống, nếu người đàn ông có việc làm ổn định, bảo bọc được gia đình, nhiều phụ nữ sẵn sàng tiến tới việc chính thức kết hôn.

- Trong khi đó, khá nhiều người thuộc nhóm phụ nữ trẻ sau 3 năm thử chung sống, đã chia tay với người yêu của họ.

Tại sao lại có hiện tượng này?

Họ lý luận như sau:

- Trước sau gì cũng thành vợ thành chồng, tại sao cần phải làm đám cưới chi cho tốn kém.

- Tờ hôn thú chỉ là một tờ giấy. Nếu một trong hai người không thật tâm muốn vĩnh viễn chung sống, thì có hay không có hôn thú cũng chẳng ăn nhằm gì. Họ cho rằng, nền tảng của hôn nhân là tình yêu thực sự giữa hai cá nhân. Nếu có tình yêu bền vững, họ sẽ chung sống lâu dài và thương yêu nhau, còn hơn những cặp vợ chồng đã làm nghi lễ kết hôn theo tôn giáo, đã ra trước tòa tuyên thệ để được công nhận là cặp vợ chồng hợp pháp, nhưng chỉ sau một thời gian, họ lại mang nhau ra tòa ly dị vì lý do nào đó, lại phải tốn tiền cho án phí, luật sư. Hơn nữa nếu họ cảm thấy không thể hòa hợp được nữa thì cũng dễ dàng chia tay, không bị nhức đầu vì những thủ tục cũng như chi phí pháp lý.

- Thử chung sống như vợ chồng một thời gian để thử thách nhau về trách nhiệm, bổn phận, lòng kiên nhẫn, và quan trọng nhất là có chịu đựng được tật xấu của nhau không cái đã, rồi chính thức kết hôn cũng chưa muộn.

- Thử chung sống, và đo lường tình trạng tài chánh của họ xem có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày hay không, có sòng phẳng với nhau không, hay một trong hai người sẽ kiểm soát hết tiền bạc và để một người phải chịu thiệt thòi và van xin ban phát khi có nhu cầu.

- Người ta muốn thử nghiệm cuộc sống giữa hai người khác tôn giáo xem có thể hòa hợp được không, hay đó sẽ là một nguyên nhân gây nên đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

- Sống chung để tránh không phải đóng thuế lợi tức cao.

- Một số người cao niên đã lựa chọn sống chung thay vì kết hôn để tránh khỏi bị ảnh hưởng tới việc thụ hưởng quyền lợi an sinh xã hội của họ.

- Có những người vì né tránh tội song hôn, họ đã chọn cách chung sống với một người khác mặc dù hôn thú vẫn còn hiệu lực với người phối ngẫu hiện tại.

Trong thực tế, sự kiện "thử cái đã" đã dẫn tới nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt. Có những trường hợp còn dính líu tới tài sản chung, cũng như con chung, hoặc bạo lực và cần tới sự can thiệp của tòa án để bảo vệ cho những người là nạn nhân trong số các cặp ấy.

Cũng theo báo cáo của cơ quan CDC kể trên, những phụ nữ sinh trưởng trong mái nhà có đủ cả cha lẫn mẹ, thường ít bị chia tay với người yêu khi họ trưởng thành hơn những người chỉ sống và lớn lên trong các gia đình thiếu bóng cha, hoặc mình mẹ nuôi con.

Tình trạng sống chung với nhau như vợ chồng hợp pháp chỉ được công nhận tại 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ; còn lại những tiểu bang khác hiện tại chưa có luật hôn nhân thực tế; dù có chung sống với nhau lâu dài, họ cũng không bao giờ được công nhân là vợ chồng. Do đó nhiều hậu quả tai hại tất yếu đã xảy ra khi một trong hai nguời bị bệnh nặng, người kia không được ký bất kỳ một văn bản pháp lý nào, hay giấy tờ liên quan đến việc nuôi dạy con, tài sản chung của hai người, hay chữa trị cho người yêu đang rên siết hay đã mất trí nhớ hoặc mê man trên giường bệnh.

Theo nghiên cứu của Religion and Ethics Newsweekly, 49% người Hoa kỳ cho việc sống chung dù chưa cưới là chấp nhận được.

Tháng 8, 2005, tờ Psychology Today có đưa lên đề tài rất đáng cho chúng ta quan tâm, đó là "The Cohabitation Trap", xin tạm dịch là Cái Bẫy Khi Chung Sống Ngoài Hôn Nhân, và "Just Living Together Sabotages Love", xin tạm dịch là "Sống Chung Đã, Bào Mòn Tình Yêu". Trong đó các tiến sĩ lý luận rằng việc chung sống ngoài hôn nhân sẽ dẫn người ta đến chỗ "thử xem sao", và là một chuyến phiêu lưu một chiều dẫn đến việc người ta dễ dàng cắt đứt liên hệ và chia tay nhau.

Giáo sư xã hội học, bà Linda Waite sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy đã cho biết một số kinh nghiệm quý báu như sau đây:

Những cặp chung sống gần như vợ chồng đã trải qua kinh nghiệm đau khổ như bị ngược đãi hay phản bội nhau mà hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào từ gia đình đôi bên. Bà cho biết tiếp, 16% phụ nữ sống chung với bạn trai hay bị đánh đập vào những lần cãi vã, trong lúc chỉ có 5% phụ nữ bị đánh đập khi chung sống với chồng của họ.

Những cặp khác, có con chung, không giáo dục nổi con họ vì họ không cảm nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ. Đặc biệt người cha rất vô trách nhiệm, và sống bê tha, không chu cấp cho con mình, mà tự cho mình chỉ là "bạn trai" của mẹ đứa bé, và vô hình chung người đàn ông đó đã chuyển trách nhiệm nuôi và dạy đứa nhỏ cho bà mẹ.

Bà cũng cho biết rằng đời sống sinh lý của những người không phải là vợ chồng cũng không điều hòa như đời sống vợ chồng, mà đi song song gần như là những người đa thê nếu là đàn ông, vì một lúc họ có nhiều bà khác nhau để vui chơi, và người đàn bà thì vẫn luôn để ý tìm kiếm một người đàn ông nào thực lòng yêu thương và muốn cho họ một danh phận chính thức. Do đó cũng dựa trên thống kê cho thấy, thì có đến 20% phụ nữ nói rằng họ có liên hệ xác thịt với người khác ngoài người bạn trai đang chung sống, so với 4% phụ nữ ngủ với một người đàn ông khác ngoài chồng của bà ta.

Một phụ nữ nếu là vợ thì số giờ làm việc của họ trong một ngày trung bình khoảng 14 tiếng, nhưng nếu chỉ là người sống chung với một người đàn ông thì số giờ có thể lên đến 20 tiếng; nghĩa là họ phải dọn "rác" mà người bạn trai bày ra, bởi anh ta không có trách nhiệm gì với bà ta.

Trong khi đó, những nguời bạn đời trong một gia đình có kết hôn hẳn hoi thường hỗ trợ nhau, hôn nhân họ được thăng tiến, họ cùng nhau sắp xếp, phân chia nhiệm vụ, mọi công việc lớn nhỏ từ trong nhà tới ngoài ngõ, khi gia đình họ rơi vào cảnh túng thiếu, dòng họ sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ.

Ba Waite phân tích hai trường hợp sống chung. Những người dự tính sống chung trước rồi sẽ kết hôn thường chia xẻ được nhiều kinh nghiệm trong cư xử và đã tiết kiệm cho ngân sách chung rất nhiều. Những người chỉ muốn chung sống nhưng không kết hôn thường không giữ được liên hệ bền lâu và không thụ hưởng được những quyền lợi như những người đã là vợ chồng.

Bà Waite kết luận rằng kết hôn hay chuẩn bị kết hôn đều chứng minh cho thấy đôi uyên ương này đồng tâm ký kết một thỏa ước dài hạn và muốn hướng tới hạnh phúc cho chính họ cũng như những đứa con hiện có hay sẽ có.

Để chứng minh sự bất lợi trong việc chung sống không kết hôn, sau đây tôi xin gởi đến quý vị trích đoạn của một trường hợp có thật và đã xảy ra tại Hoa Kỳ:

Một người đàn bà bệnh nặng cần sự quyết định của thân nhân về việc đồng ý hay không đồng ý cho bà được giải phẫu ruột dư, đã thiệt mạng vì sự chậm trễ quyết định của thân nhân từ xa. Người đàn ông đau khổ, cùng với hai đứa con chỉ mới lên 8 và 12 tuổi, nhìn thấy bà chết mà không cứu được.

Sự kiện trên đây dẫn đến việc người đàn ông nọ đã kiện bệnh viện gây cái chết cho người vợ không hôn thú của mình, nhưng ông đã thua kiện vì không có tờ hôn thú chứng minh ông là chồng của người chết, không thể chứng minh ông là người được quyền ký tờ đồng ý và cam kết trước khi giải phẫu. Tiểu bang nơi ông cư ngụ không có luật hôn nhân thực tế.

Vài dòng gửi đến quý độc giả tài liệu trên đây để chúng ta cùng suy gẫm cũng như gợi ý cho con em chúng ta, hoặc biết đâu cho chính chúng ta cũng nên.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, October 22 @ 10:56:16 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang