Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812181
page views since June 01, 2005
MS71 - 06/08: Hai năm rưỡi sau Katrina: sứ mạng hoàn tất

Tin Cập Nhật

Lê Mộng Hoàng
Dịch từ bản tin của Jon Pattee

Trợ giúp đồng bào xây dựng lại cuộc sống sau một cơn bão lớn không phải là chuyện nhỏ; bạn có thể hỏi bà Thanh Mead, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển-BPSOS chi nhánh New Orleans để biết rõ hơn. Theo lời bà Mead, Trưởng Nhóm Quản Lý Hồ Sơ KAT (Katrina Aid Today) "Hỗ trợ Nạn Nhân Bão Katrina Hôm Nay" do 10 cơ quan xã hội và thiện nguyện phối hợp lại cùng nhau hoạt động thì "Đây là một công tác rất nhọc nhằn khó khăn mà tôi chưa từng gặp, tuy nhiên kết quả thì lại được đền bù xứng đáng."



Công lao khó nhọc của bà Mead đã được đền bù cho các nạn nhân bão Katrina như là ông Nguyễn Quốc. Ông Quốc cư ngụ tại New Orleans là trung tâm điểm mà cơn bão đã càn quét tàn phá khi thổi qua Vùng Vịnh (Gulf Coast) năm 2005 khiến trên 10 ngàn căn nhà hư hại, nhiều đoàn tàu đánh tôm bị hủy hoại, cả một vùng đông đúc gia cư tan tành. Ông Nguyễn nói: "Tôi mất việc, mất nhà, mất tàu và gia đình tôi phải tản cư, nhờ sự trợ giúp của BPSOS mà nay tôi có được căn nhà mới, có tàu để làm ăn, các con tôi được đi học trở lại, tôi vô cùng biết ơn các nhân viên Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển- BPSOS đã làm việc rất tận tình và khó nhọc.

Không phải chỉ riêng bà Mead đã làm việc cực nhọc liên tục để trợ giúp nạn nhân bão Katrina ở New Orleans mà khắp các nơi như ở Biloxi, Houston, Atlanta, Bayou La Batre, mà nhân viên của các chi nhánh Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cũng đã hợp tác với cấp lãnh đạo của Uỷ Ban Cứu Trợ nhà thờ United Methodist để cùng tận lực điều hành chương trình KAT.Chương trình KAT chính thức khóa sổ ngày 31 tháng 3 vừa qua sau khi nguồn tài lực đã ngưng.

Theo lời ông Daniel Q. Lê, trưởng ban điều hành chương trình KAT tại Biloxi thì: "Chúng tôi thiết lập chương trình Katrina Aid Today tại Biloxi vào tháng 2 năm 2006 sau cơn bão Katrina để đáp ứng nhu cầu quá to lớn của cộng đồng nói chung và đặc biệt là của người Mỹ gốc Việt. Khởi đầu chúng tôi cung cấp các nhu cầu khẩn thiết cho từng trường hợp riêng rẽ, kế đến chúng tôi trợ giúp các gia đình trên đường dài phục hồi sau cơn bão bằng cách hướng dẫn họ kiếm nguồn tài trợ mà họ đang cần.

Trong thời gian hơn 2 năm sau cơn bão Katrina, các nhân viên của chương trình BPSOS –KAT đã hỗ trợ gần 4000 gia đình, trợ cấp tài chánh cho họ khoảng 16 triệu 500 ngàn Mỹ kim, giúp cho 850 người có nhà ở, giới thiệu 265 việc làm, tạo điều kiện cho 12 cơ quan tôn giáo và cộng đồng để cứu trợ nạn nhân thiên tai, bao gồm việc giúp họ gây quỹ hơn 200 ngàn Mỹ kim để ủng hộ các hoạt động của họ, và thiết lập một hệ thống truyền bá thông tin trực tiếp đến hơn 5000 ngàn gia đình Việt Nam qua báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình.

Hợp Lực Trong Công Tác Tái Thiết:

Khi nhắc lại tiến trình hoạt động thành công của chương trình KAT, ông Lê ở Biloxi đã đề cao vai trò quan trọng của sự cộng tác chặt chẽ giữa BPSOS và cộng đồng Vùng Vịnh như hội Salvation Army, hội Chữ Thập Đỏ, Ủy Ban Phục Hồi Dài Hạn của Quận Harrison (Harrison County Long-term Recovery Committee-LTRC), Ủy Ban Tái Thiết Quận Jackson, Ủy Ban Phục Hồi Dài Hạn quận Hancock, hội Cứu Trợ Phát Triển Quốc Tế Quên Dĩ Vãng Nhắm Đến Tương Lai và nhiều hội đoàn khác. Theo lời ông Lê: "Việc phục hồi sau thiên tai đòi hỏi sự giao ước và cộng tác dài hạn của tất cả cơ quan, từ các hội đoàn bất vụ lợi, các nhóm tôn giáo, thiện nguyện đến các cơ quan chính quyền địa phương, tiểu bang, liên bang. Là một thành viên của Long Term Recovery - Ủy Ban Phục Hồi Dài Hạn, chúng tôi rất cảm phục sự hợp lực để thay đổi cuộc sống cho hơn 2500 đồng bào này."

Một cộng tác viên khác của chương trình KAT ở Atlanta, ông Donnie Moyd, cũng tỏ lòng Tri Ân đối với các hội đoàn bạn đã góp công sức đưa chương trình Katrina Aid Today tới kết quả thành công tốt đẹp. Ông Moyd nhận xét: "Chúng tôi không thể đạt đến thành quả khả quan như vậy nếu không có sự cộng tác của Salvation Army, hội Chữ Thập Đỏ, hội Bác Ái Công Giáo (Catholic Charities), Ủy Ban Cứu Trợ Quốc Tế, Uỷ Ban Cứu Trợ của nhà thờ St. Vincent DePaul, Uỷ Ban Cứu Trợ của trường DeKalb và nhiều hội đoàn khác."

Cùng một quan điểm như trên, ông Whitney Nguyễn, trưởng ban điều hành chương trình KAT ở Houston đã nêu cao sự hợp tác của cộng đồng và các hội đoàn như là sức mạnh tiềm tàng hỗ trợ các cộng sự viên trong lúc các nguồn trợ cấp mà nạn nhân bão Katrina mong đợi cứ thay đổi điều lệ liên tiếp. Ông Nguyễn nói: "Sự thay đổi liên miên trong tiến trình thực thi chương trình Katrina Aid Today thật là chán ngán. Chúng tôi không thể hoàn tất được công tác lớn lao này nếu không có sự hợp tác tận tình của Uỷ Ban Phục Hồi Dài Hạn ở Houston bao gồm United Way, hội Công Giáo Bác Ái (Catholic Charities USA), Salvation Army, Ủy Ban Cứu Trợ của nhà thờ St. Vincent DePaul, của nhà thờ Lutheran, Episcopal Relief, của hội National Disability Rights Network, Odyssey House ở Louisiana, hội Thiện Nguyện Mỹ Châu, Trung Tâm của Hàng Xóm Láng Giềng và hội Chữ Thập Đỏ).

Tại New Orleans cũng giống như thế, sự hợp lực đoàn kết của cộng đồng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự thành công của chương trình KAT. Hãy nghe lời phát biểu tri ân của hai trưởng ban điều hành chương trình KAT ở Houston.

Theo Hiền Vũ thì "chúng tôi không thể nào CẢM TẠ tất cả cộng tác viên đã hỗ trợ chúng tôi trong chương trình Katrina Aid Today vì quá nhiều hội đoàn không nhớ xuể! Tuy nhiên rất rõ ràng là chúng tôi đã thực hiện công tác cứu trợ thành công nhờ vào sự hợp tác của Salvation Army, hội Chữ Thập Đỏ và Crescent Alliance Recovery Effort".

Bà Mead cũng hoạt động trong chương trình KAT ở Houston bổ túc thêm danh tánh của các hội đoàn bạn đã hợp tác với Katrina Aid Today, bà nói: "Thật tình chúng tôi không thể hoàn tất mỹ mãn chương trình Katrina Aid Today nếu không có sự cộng tác của hội Công Giáo Bác Ái, nhóm Thiện Nguyện FEMA, Ủy Ban Phục Hồi Sau Thiên Tai của New Orleans, các tổ chức tôn giáo, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, các nhà thờ, các nhà chùa, và các thiện nguyện viên."

Tường Trình Công Tác Cứu Trợ

Ngày 31 tháng 3 năm 2008 đã kết thúc hoạt động của chương trình Katrina Aid Today; chương trình này được tài trợ bởi FEMA sử dụng qũy cứu trợ toàn cầu là thời điểm thuận lợi nhất cho các cộng sự viên chương trình KAT kiểm điểm lại những công tác họ đã cung cấp để trợ giúp cộng đồng các vùng bị thiên tai:

- Tại Biloxi theo lời ông Lê, trưởng ban điều hành chương trình KAT thì: "Công tác cứu trợ gồm có giúp các nạn nhân ghi danh xin trợ cấp với cơ quan FEMA và kháng cáo nếu cần, cung cấp các dịch vụ về y tế sức khỏe, giúp thông ngôn và phiên dịch tiếng Việt - Mỹ hoặc Mỹ - Việt, hướng dẫn về việc giấy tờ bồi thường của các hãng bảo hiểm, trợ giúp tài chánh để sửa chữa nhà cửa, tàu đánh tôm qua trung gian LTRC (Ủy Ban Phục Hồi Dài Hạn).

- Tại Atlanta công tác cứu trợ bao gồm cung cấp phương tiện di chuyển, tái định cư cho một số gia đình, thiết lập hệ thống điện nước, giúp gởi tiền vào trương mục ngân hàng, cung cấp sách vở cho học sinh, các dụng cụ để tái thiết cơ sở thương mại, dịch vụ trông coi trẻ nhỏ, giúp trả chi phí thuốc men bệnh viện và đến nhà thăm hỏi nạn nhân cơn bão. Theo ông Moyd thì "công tác chúng tôi đã thực hiện về việc tái định cư, tìm một mái nhà cho một số gia đình thật là quan trọng vì nhiều đồng bào tản cư đã chạy đến Atlanta, nơi đây lúc ban đầu họ phải tạm trú trong các trung tâm công cộng hoặc các kho chứa hàng".

- Tại Houston nơi có 15 trưởng ban điều hành chương trình KAT đã hoạt động không ngừng, phải làm thêm nhiều giờ phụ trội trải qua nhiều giai đoạn.

Trước tiên là kháng cáo với cơ quan FEMA và trợ cấp khẩn thiết như là tìm chỗ ở gấp rút, điền đơn xin trợ cấp xã hội, giới thiệu việc làm, và phân phối các nhu cầu cần thiết như food stamp và dịch vụ y tế sức khỏe. Tiếp đến là các công tác dài hạn tại địa phương như săn sóc sức khỏe tâm thần và định cư lâu dài "Giai đọan sau cùng thì hội Chữ Thập Đỏ đưa ra một chương trình theo đó nhân viên của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển giúp đở các nạn nhân bão Katrina trù liệu kế hoạch phục hồi đời sống trong 5 lãnh vực: tìm việc làm, đáp ứng các nhu cầu cá nhân, mua sắm bàn ghế cần dùng, có một nơi chốn để an cư và các dịch vụ về y tế sức khỏe," trích lời ông Don Nguyễn, trưởng ban điều hành chương trình KAT tại Houston. Ông Nguyễn nói tiếp: "Khởi đầu giữa năm 2006 cho đến giữa năm 2007 thì các cộng tác viên chương trình KAT của chúng tôi cũng giúp đồng bào tiếp tục nhận được tài trợ về tiền thuê nhà cấp cho nạn nhân di tản vì cơn bão, đây là nhu cầu thiết yếu của họ".

- Tại New Orleans: Công tác cứu trợ cho 4 quận hạt khác nhau đã lên đến $7.8 triệu Mỹ kim.Cộng tác viên của BPSOS – KAT đã bênh vực cho nạn nhân bão Katrina qua trung gian LTRCs (Ủy Ban Phục Hồi Dài Hạn) và ngân khoản này được tài trợ bởi Salvation Army, hội Chữ Thập Đỏ và Crescent Alliance Recovery Effort. Theo lời ông Vũ, một trưởng ban điều hành chương trình KAT ở New Orleans thì: "Chúng tôi cung cấp dịch vụ cần thiết để hỗ trợ các kế hoạch phục hồi ngắn hạn và dài hạn cho đồng bào,bao gồm lập hồ sơ vay tiền của cơ quan Điều Hành Ngành Tiểu Thương (Small Business Administration) cho các nhà buôn hoặc tư nhân mua nhà, hoặc hồ sơ vay tiền để phục hồi cơ sở tiểu thương của Sở Phát Triễn Kinh Tế Louisiana hoặc vay tiền để sửa chữa hay tái thiết nhà cửa của Louisiana Road Home Program. Chúng tôi cũng biện hộ cho các thân chủ muốn xin tài trợ của FEMA; giúp đỡ họ về các vấn nạn của công ty bảo hiểm và hướng dẫn họ biết rõ về các chương trình trợ cấp khác."

Giang Tay Trợ Giúp Cộng Đồng

Thật ra các người Mỹ gốc Việt là trọng tâm của chương trình BPSOS KAT, tuy nhiên hàng ngàn người sống sót sau cơn bão KATRINA không thuộc cộng đồng Mỹ - Việt nầy cũng đã được hưởng phúc lợi do công tác "Hỗ trợ Nạn Nhân Bão Katrina Hôm Nay." KAT của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển: "Điều mà chúng tôi hãnh diện nhất là đã giúp đỡ 970 gia đình trong vùng Houston người Mỹ gốc Việt và người Mỹ gốc Phi Châu phục hồi lại cuộc sống sau cơn bão," trích lời ông Don Nguyễn.

Một đồng nghiệp của Don Nguyễn, cộng tác viên cho chương trình KAT ở Biloxi cũng có cảm nghĩ giống ông Don "Thật là một vinh hạnh lớn lao được phục vụ cho nhiều gia đình người Việt Nam và không phải Việt Nam đến cầu cứu với chúng tôi sau cơn bão," theo lời ông Lê.Còn ở Atlanta thì ông Moyd cũng cảm nhận được niềm hãnh diện như trên. Ông nói: "Chúng tôi bắt đầu với các trợ giúp khẩn cấp cho từng trường hợp riêng rẽ, sau đó chúng tôi đã trợ giúp được 800 thân chủ, đa số là người Mỹ gốc Phi Châu có vài người Mỹ gốc Việt hoàn tất kế hoạch phục hồi dài hạn và sống tự lập."

Ngoài các thân chủ người Mỹ gốc Phi Châu, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển còn trợ giúp các gia đình người Mỹ gốc Á Châu không phải là người Việt Nam. "Nhóm Cứu Trợ được thành lập ở New Orleans, không lâu sau cơn bão Katrina trong lúc mà 30,000 người Mỹ gốc Á Châu còn sống sót ở Louisiana đang đi tìm sự giúp đỡ và các thông tin về cứu trợ. Chúng tôi trợ giúp tất cả mọi người với khả năng của chúng tôi, không riêng gì người Việt Nam".

Nhìn Về Phía Trước

Với sự kiện ngân quỹ của chương trình KAT hiện tại không còn nữa, ngoại trừ vài trường hợp ngoại lệ Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển và các cộng tác viên đang nhìn về tương lai với cảm xúc buồn vui lẫn lộn.

"Chúng tôi có những kỷ niệm thật đẹp rút ra từ kinh nghiệm phục vụ và chăm sóc tha nhân, từ niềm hãnh diện biết rằng mình đã giúp đỡ được rất nhiều người qua trung gian Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, và từ việc tái tạo một môi trường an toàn, đáng tin cậy, không bị đe dọa cho những ai đến với Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển. Chỉ có một điều đáng buồn là nay không còn tiền nữa để tiếp tục chương trình KAT và phải báo cho mọi người hay là chương trình KAT đã chấm dứt," trích lời ông Moyd.

Tuy nhiên hiện nay nhờ hoạt động hăng say trong chương trình KAT mà các nhân viên và Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển coi như là một thực thể đồng nhất được trang bị với một hệ thống liên lạc cộng đồng hữu hiệu,với nhiều nhà chuyên môn thành thạo về công tác cứu trợ.

Tặng vật để lại cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển của chương trình KAT là một lề lối làm việc có hiệu quả mỹ mãn để đương đầu với các thiên tai thảm hoạ trong tương lai tại các vùng có đông đúc người Mỹ gốc Á Châu; theo lời Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc điều hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển thì "Hiện tại chúng tôi có những kinh nghiệm mới, kiến thức về những nguồn tài nguyên, những địa phương thông thạo và sự liên hợp tốt đẹp của các hội đoàn bạn" Khi mà chương trình KAT ra đi thì các chương trình khác tại các chi nhánh của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển vẫn tiếp tục tiến hành khả quan, nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng các hội đoàn bạn đã từng gắn bó với chúng tôi trong suốt thòi gian hoạt động cực khổ cứu trợ nạn nhân bão Katrina.

Tại Biloxi: Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển sẽ tiếp tục việc Hướng Dẫn về kiểm soát tiền bạc với chương trình Con Đường đưa đến sự Tự Lập nhờ quỹ Tiết Kiệm và Học Vấn (Road to Independence through Saving and Education – RISE) chúng tôi cũng có dịch vụ chống nạn bạo hành trong gia đình, lớp dạy tiếng Anh như là ngoại ngữ thứ hai (English as Second Language – ESL) lớp dạy sử dụng máy điện toán, chương trình Giáo Dục Y tế cho Người Di Dân (Health Awareness Program Initiative for Immigrants HAPI) và chương trình Sức Khỏe Tinh Thần cho Cựu Tù Nhân Cải Tạo (Survivors of Torture Empowerment Program STEP) trích lời ông Lê.

Tại New Orleans: sẽ có các chương trình HAPI, STEP, và RISE, các lớp ESL và chương trình cho các em thiếu nhi. Một trung tâm hoạt động lo về Medicaid và Food Stamp đang được dự bị thành hình ở New Orleans.

Tại Houston và Atlanta, các chương trình tương tự cũng đang được chuẩn bị để hoạt động. Tại New Orleans và Biloxi, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển sẽ hợp tác với chính quyền tiểu bang để tiếp tục trợ cấp cho vài trường hợp nạn nhân bão chưa được phục hồi và còn thiếu các nhu cầu cần thiết.

Với việc tường trình các công tác hoàn tất trong chương trình KAT, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển rút ra được một châm ngôn từ các bài học của bão Katrina là: Đừng Bao Giờ Bỏ Cuộc.

"Lúc mới bắt đầu công tác cứu trợ, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nào là nguồn tài trợ quá ít ỏi, nào là các thông tin từ chính phủ liên bang và tiểu bang không đồng nhất và không rõ ràng nhưng chúng tôi coi các khó khăn ấy như là những thử thách lạc quan và chúng tôi cứ tiến tới," trích lời ông Vũ.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Thursday, June 12 @ 10:52:26 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Cập Nhật
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Cập Nhật:
Học Bổng Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Cập NhậtTin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang