Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810451
page views since June 01, 2005
Công Nhân Từ Jordan Tố Cáo Lên Thủ Tướng

Chống Buôn Người

Nhóm Công Nhân Jordan Hồi Hương Gửi Đơn Tố Cáo Đến Thủ Tướng

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển

Ngày 5 tháng 6, 2008

 

Qua đơn viết chung, 114 công nhân hồi hương từ Jordan đã tố giác sự lừa đảo của các công ty “xuất khẩu lao động. Đơn tố cáo được gửi đến văn phòng thủ tướng và các ban ngành liên quan.

 

Các công nhân này đã bị chủ sử dụng lao động bóc lột và đàn áp nặng nề, rồi lại bị áp đảo tinh thần bởi chính phái đoàn liên ngành của nhà nước gửi sang Jordan.

 

Nhờ sự can thiệp từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà họ được giải cứu và được hồi hương vào trung tuần tháng 3 năm nay.

 

Phải nói rằng Công Ty đưa chúng tôi đi là công ty lừa đảo xuất khẩu lao động, lợi dụng chúng tôi là những người nông dân và công nhân thật thà và có trình độ thấp, các công nhân viết trong đơn tố cáo.

 

 

 

Các nữ công nhân chuẩn bị hồi hương, Jordan, 26/03/08 (ảnh BPSOS) 



Công Ty Môi Giới đưa chúng tôi qua không tìm hiểu kỹ đối tác, cố tình lừa đảo, đã gây cho chúng tôi những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần. Ở đó chúng tôi không có người quản lý, không được chăm sóc sức khoẻ, không có ai bênh vực chúng tôi khi gặp khó khăn.

 

Mỗi người ghi danh đi lao động phải tốn khoảng 1800 đến 2500 Mỹ kim, gồm tiền đóng cho môi giới, tiền phí, tiền ký quỹ. Phần lớn họ phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn của gia đình mình và cả của cha mẹ, anh em, để vay tiền ngân hàng. Họ nay đứng trước nguy cơ mất sạch tài sản.

 

Trong suốt hai tháng rưỡi qua họ đã nhiều lần đến các công ty trách nhiệm để yêu cầu hoàn trả lại tiền đã đóng thì bị xua đuổi. Sau nhiều lần chầu chực với nhiều phí tổn di chuyển từ thôn làng lên Hà Nội, các công nhân được hai công ty gạ trả cho mỗi người từ 150 đến 200 Mỹ kim với điều kiện không được đòi hỏi gì thêm. Khi công nhân không chịu, họ bị doạ phạt vạ từ 800 đến 1300 đô la phí tổn ăn ở trong thời gian đình công và tiền máy bay hồi hương.

 

Một số công nhân không còn phương xoay xở đã phải chấp nhận số tiền 150 đến 200 Mỹ kim này để tạm thời sinh sống và trả lãi suất ngân hàng. Có một số công nhân không dám trở về thôn làng vì không có tiền trả nợ.

 

TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, cho biết, chúng tôi đã thông tin đầy đủ về trường hợp này cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và khá thất vọng khi thấy rằng họ đã không lên tiếng mạnh mẽ đủ với chính quyền Việt Nam để can thiệp cho nạn nhân.

 

Trong bản phúc trình về tình trạng buôn người trên thế giới được phát hành ngày 4 tháng 6, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu trường hợp của 176 nữ công nhân này nhưng không có một đề nghị nào để giúp cho họ mặc dù chính Bộ Ngoại Giao đã tài trợ cho chương trình chống buôn người ở Việt Nam.

 

Tháng 2 vừa qua UBCNVB khởi xướng cuộc giải cứu chớp nhoáng cho số công nhân này sau khi được tin họ bị hành hung bởi nhân viên bảo vệ của hãng và bởi cảnh sát địa phương. Do áp lực quốc tế, chính phủ Việt Nam cuối cùng đã miễn cưỡng đồng ý giải quyết cho 156 công nhân hồi hương.

 

Bây giờ về trắng tay, không có tiền trả ngân hàng; đến kỳ trả tiền chắc không có nhà để ở. Chính vì vậy chúng tôi viết đơn này kính mong Thủ Tướng Chính Phủ cùng các ban ngành chức năng có liên quan can thiệp giúp đỡ đòi lại công bằng cho chúng tôi, các công nhân viết trong đơn tố cáo gởi thủ tướng chính phủ.

 

Trước tình cảnh ấy, UBCNVB đang cùng với các tổ chức thành viên khác của Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) tiếp tục vận động dư luận quốc tế để đòi công lý cho các công nhân này.

 

Chính phủ Việt Nam cần chứng minh thực tâm bài trừ tệ nạn buôn người bằng cách bảo vệ nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thay đổi luật lệ cho phù hợp, Ts Thắng nhận định.

 

 

===========================================

 

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

********

 

ĐƠN TỐ CÁO

Ngày 27 tháng 5, 2008

 

Kính gửi:

-           Thủ tướng chính phủ

-           Cùng các ban ngành có liên quan

 

Chúng tôi là những người lao động Jordan được 3 Công Ty:

1.         Công Ty Than Việt Nam

Địa chỉ: Số 116 Ngõ 88 Đường Võ Thị Sáu - Quận Hai Bà Trưng - TP Hà Hội

2.         Công Ty Da Giày

Địa chỉ: Số 1/ A11 Đầm Trấu - Phường Bạch Đằng - Quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội

3.         Công Ty Letco Thuộc Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội - Huyện Từ Liêm - TP Hà Nội

 

đưa sang hợp tác lao động tại Công Ty Sơn Hoa (Jordan). Chúng tôi đã làm việc hết sức, hoàn thành tốt công việc mà công ty đã giao cho, ngoài thời gian làm việc hành chính còn làm thêm từ 3-5h 1 ngày, nhưng công ty đã trả lương cho chúng tôi không đúng như trong hợp đồng, không xứng đáng với sức lao động mà chúng tôi đã bỏ ra. Chúng tôi đã gọi điện về cho công ty môi giới để nhờ họ đứng ra can thiệp nhưng chúng tôi nhận được từ họ những lời hứa hẹn và doạ dẫm.

 

Tháng 12/2007 sau tất cả những lời kêu gọi của chúng tôi, công ty đã cử chị La Thanh Khương đại diện của Công ty môi giới sang giải quyết. Chúng tôi đã rất tin tưởng; chúng tôi đã trình bày hết những khó khăn mà chúng tôi đã gặp phải trong công việc và trong đời sống. Trong tháng 12/2007 chúng tôi đã nhận được mức lương 250 USD (bao gồm 3 khoản trợ cấp và tính đầy đủ công làm thêm trong những ngày tết ở Jordan). Sau đó chúng tôi đã rất tin tưởng; chúng tôi đã nỗ lực làm việc và đạt được năng suất sản lượng rất cao nhưng đến ngày lĩnh lương tháng 1/2008 chúng tôi chỉ nhận được mức lương là 120, 130, 140 USD; chỉ có duy nhất 1 người nhận được mức lương là 240 USD. Chúng tôi cảm thấy quá thất vọng vì sau tất cả nhiệt huyết cùng quyết tâm làm việc để có chút niềm vui khi năm đầu tiên ăn tết xa nhà.

 

Ngày ăn tết nặng nề chỉ có nước mắt nơi xứ người. Tất cả chúng tôi cùng nhau quyết tâm đình công để đòi lại công bằng cho mình sau ngày nghỉ tết. Chúng tôi đã nghỉ làm cùng với đó là lá đơn Đề Nghị Ông Chủ Tính Lại Mức Lương Tháng 1/2008. Sau 1 ngày ông chủ đã tính lại mức lương từ 120 USD - 180 USD, nhưng chúng tôi không đồng ý vì chúng tôi vẫn chỉ nhận được một khoản trợ cấp tiếp sau 2 ngày từ 180 USD - 220 USD kèm theo thông báo. Chúng tôi đã chấp nhận khoản lương đó. Chúng tôi đã viết một lá đơn yêu cầu ÔNG CHỦ phải thực hiện đúng hợp đồng cho chúng tôi trong vòng 3 năm chứ không phải nguyên tháng 1 năm 2008; sau khi kí lá đơn này chúng tôi sẽ đi làm ngay trở lại. Nhưng ONG CHỦ đã không làm, nên sự tin tưởng của chúng tôi vào ÔNG CHỦ trở nên mong manh. Trong thời gian đình công ÔNG CHỦ đã dùng lời lẽ dụ dỗ, đe doạ bắt chúng tôi đi làm. Không được, nên ngày 19 tháng 2 năm 2008 ÔNG CHỦ đã mời người tự xưng là Bộ Trưởng Bộ Lao Động Jordan và cảnh sát, nhân viên nhà máy đe doạ chúng tôi, bắt buộc chúng tôi phải đi làm; không được thì quay lại đánh đập và đàn áp, khiến rất nhiều người trong chúng tôi bị thương và một người bị ngất. Sau những lời kêu cứu của chúng tôi vế đất nước, chính phủ đã can thiệp mua vé máy bay cho chúng tôi về nước.

 

Phải nói rằng Công Ty đưa chúng tôi đi là công ty lừa đảo xuất khẩu lao động, lợi dụng chúng tôi là những người nông dân và công nhân thật thà và có trình độ thấp; lúc kí hợp đồng họ chỉ cho chúng tôi kí trước khi ra sân bay mấy tiếng đồng hồ; có người lúc lên xe ra sân bay mới được kíù; còn đọc thì không ai được đọc. Đến giờ phút này những người công nhân ở Công Ty Da Giày không một ai có hợp đồng nội; còn bản hợp đồng ngoại lúc đình công đòi hỏi đến ÔNG CHỦ mới đưa. Chính vì lợi dụng những công nhân trình độ học vấn thấp và không hiểu biết luật pháp nên ngay từ ở Việt Nam các công ty môi giới đã cấu kết với Công Ty Sơn Hoa lừa đảo công nhân. Chính vì không được đọc và hiểu rõ hợp đồng nên chúng tôi mới rơi vào tình cảnh này.

 

Khi ra đi chúng tôi đều muốn kiếm được chút ít tiền giúp đỡ gia đình, nhưng chúng tôi đã phải hi sinh rất nhiều mà không nhận được sự công bằng. Chúng tôi đã rất tin tưởng vào danh tiếng của các công ty đăng tải trên các phương tiện thông tin đài báo, tin tưởng vào những cơ quan ban ngành nhà nước trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động. Công Ty Môi Giới đưa chúng tôi qua không tìm hiểu kỹ đối tác, cố tình lừa đảo đã gây cho chúng tôi những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần. Ở đó chúng tôi không có người quản lý, không được chăm sóc sức khoẻ, không có ai bênh vực chúng tôi khi gặp khó khăn. Nếu không, chúng tôi đã không gặp phải tình cảnh này. Khi ra đi chúng tôi đều phải vay ngân hàng nên khi về nước chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn về đời sống.

 

Chúng tôi về nước đã hơn một tháng. Chúng tôi yêu cầu công ty cung ứng xuất khẩu lao động giải quyết thanh lý hợp đồng cho chúng tôi. Thật là bất công khi họ thanh lý cho chúng tôi những tổn hại mà họ gây ra cho chúng tôi thì họ không tính đến mà chỉ tính đến những khoản nợ vô lý mà họ tính ra cho mỗi người là từ 13 triệu đến 19 triệu. Công ty nói mọi nợ nần giữa người lao động và công ty sẽ xí xoá (vì xét về hoàn cảnh là người lao động không thể trả được), còn công ty sẽ hỗ trợ cho mỗi người 3 triệu, có nguời được 150 USD-mỗi công ty hỗ trợ mức khác nhau. Nhưng chúng tôi không thể đồng ý với những gì mà công ty đã đưa ra, vì chúng tôi là những người bị hại, bị lừa. Chúng tôi ai cũng có hoàn cảnh khó khăn phải vay ngân hàng để đi. Bây giờ về trắng tay, không có tiền trả ngân hàng; đến kỳ trả tiền chắc không có nhà để ở.

 

Chính vì vậy chúng tôi viết đơn này kính mong Thủ Tướng Chính Phủ cùng các ban ngành chức năng có liên quan can thiệp giúp đỡ đòi lại công bằng cho chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật Việt Nam bảo vệ những người lao động. Rất mong sự giúp đỡ để chúng tôi ổn định công việc (hiện nay xã phường nơi chúng tôi sinh sống nói phải chờ đợi các ban ngành chức năng giải quyết xong mới được lấy hồ sơ đi làm).

 

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Lao động Jordan:

 

1)         Phạm Thị Ngoản - 30-06-1986 - Thái Bình

2)         Nguyễn Tùng Anh - 17-05-1978 - Thái Bình

3)         Đào Thị Nguyệt - 01-06-1977 - Yên Dũng

4)         Nguyễn Thị Toàn - 08-04-1975 - Yên Dũng

5)         Đường Thị Xinh - 07-12-1974 - Thái Nguyên

6)         Hoàng Thị Nga - 12-06-1988 - Hà Tĩnh

7)         Vũ Thị Hồng - 29-07-1985 - Hà Tây

8)         Dương Thị Lan - 15-02-1984 - Quảng Bình

9)         Dương Thị Thuý - 20-06-1984 - Quảng Bình

10)       Trần Thị Khiển - 14-04-1970 - Quảng Bình

11)       Phạm Thị Nga - 26-12-1988 - Bắc Giang

12)       Nguyễn Thị Dang - 16-02-1988 - Bắc Giang

13)       Trần Thị Khuyên - 04-08-1986 - Hà Tĩnh

14)       Hồ Thị Ngân - 02-08-1989 - Hà Tĩnh

15)       Dương Thị Thuận - 10-05-1988 - Thanh Hoá

16)       La Thị Hằng - 28-11-1977 - Thái Nguyên

17)       Phan Thị Hót - 18-08-1979 - Quảng Bình

18)       Nguỵ Thị Chinh - 05-02-1988 - Bắc Giang

19)       Ntuyễn Thị Sen - 26-02-1978 - Bắc Giang

20)       Lê Thị Thìn - 02-05-1989 - Thanh Hoá

21)       Hồ Thị Hằng - 09-09-1987 - Thanh Hoá

22)       Đỗ Thị Thao - 12-12-1984 - Thái Bình

23)       Nguyễn Thị Luyến - 23-09-1987 - Thanh Hoá

24)       Phan Thị Huế - 24-09-1986 - Thái Bình

25)       Nguyễn Thị Thuý - 15-11-1979 - Thái Bình

26)       Nguyễn Thị Oanh - 21-12-1983 - Bắc Giang

27)       Nguyễn Thị Lâm - 11-09-1980 - Thanh Hoá

28)       Nguyễn Thị Hạnh - 28-06-1982 - Bắc Ninh

29)       Vương Thị Yến - 19-09-1987 - Bắc Ninh

30)       Đồng Thị Hà - 03-01-1989 - Thái Bình

31)       Đồng Thị Hường - 03-01-1989 - Thái Bình

32)       Nguyễn Thị Huyến - 19-12-1979 - Bắc Giang

33)       Phùng Thị Ngọc - 10-02-1987 - Bắc Giang

34)       Ngô Thị Trang - 19-12-1986 - Nghệ An

35)       Nguyễn Thị Vân - 15-09-1986 - Nghệ An

36)       Lê Thị Tuất - 05-07-1982 - Quảng Bình

37)       Nguyễn Thị Nga - 18-01-1975 - Bắc Giang

38)       Đặng Thị Thảo - 22-06-1984 - Nghệ An

39)       Đặng Thị Thoả - 16-06-1989 - Nghệ An

40)       Hồ Thị Huyền - 21-06-1985 - Nghệ An

41)       Nguyễn Thị Tùng - 20-01-1977 - Nghệ An

42)       Trịnh Thị My - 09-02-1980 - Thái Bình

43)       Trịnh Thị Hiền Thuý - 12-10-1984 - Thái Bình

44)       Nguyễn Thị Thu - 21-05-1980 - Nam Định

45)       Vũ Thị Nhàn - 04-04-1985 - Bắc Ninh

46)       Dương Thị Vân - 08-03-1988 - Bắc Giang

47)       Nguyễn Thị Nga - 02-04-1977 - Thanh Hoá

48)       Dương Thị Mai - 29-03-1989 - Bắc Giang

49)       Dương Thị Mùi - 20-08-1979 - Bắc Giang

50)       Lý Thị Huệ - 05-11-1983 - Bắc Giang

51)       Hoàng Thị Yến - 30-10-1982 - Nam Định

52)       Trịnh Thị Thà - 16-02-1989 - Hà Nam

53)       Trần Thị Thuý - 21-07-1987 - Hà Tĩnh

54)       Đoàn Thị Thu Hương - 01-09-1987 - Hà Tĩnh

55)       Trẫn Thị Mai - 06-10-1987 - Hà Tĩnh

56)       Lý Thị Dự - 10-10-1973 - Thái Nguyên

57)       Đỗ Thị Thuý Hà - 16-08-1978 - Thái Nguyên

58)       Nguyễn Thị Hồng - 12-07-1975 - Hà Tây

59)       Nguyễn Thị Phượng - 10-11-1987 - Thái Bình

60)       Đỗ Thị Đoan - 17-05-1988 - Bắc Giang

61)       Nguyễn Thị Oanh - 01-04-1979 - Hà Tây

62)       Nguyễn Thị An - 16-08-1988 - Bắc Giang

63)       Giáp Thị Huệ - 19-06-1987 - Bắc Giang

64)       Vũ Thị Ánh - 30-09-1980 - Bắc Giang

65)       Nguyễn Thị Lê - 11-12-1983 - Bắc Giang

66)       Nguyễn Thị Loan - 20-11-1971 - Hà Tĩnh

67)       Lê Thị Luyên - 25-08-1984 - Bắc Giang

68)       Đoàn Thị Vân - 18-11-1984 - Thái Bình

69)       Phạm Thị Hoà - 20-05-1971 - Hải Dương

70)       Trần Thị Giang - 17-04-1985 - Bắc Ninh

71)       Hồ Thị Lương - 01-07-1974 - Nghệ An

72)       Lê Thị Lệ - 15-06-1973 - Thanh Hoá

73)       Cấn Thị Lan - 19-07-1983 - Hà Tây

74)       Lê Thị Thơm - 02-01-1989 - Hưng Yên

75)       Hoàng Thị Thái - 07-11-1981 - Bắc Giang

76)       Nguyễn Thị Bích - 21-06-1984 - Bắc Giang

77)       Cấn Thị Hạnh - 29-06-1982 - Hà Tây

78)       Trần Thị Trang - 20-08-1987 - Hà Tĩnh

79)       Phòng Thị Lâm - 08-04-1987 - Bắc Giang

80)       Hoàng Thị Hằng - 10-07-1980 - Bắc Giang

81)       Lê Thị Hà - 02-09-1989 - Bắc Giang

82)       Vũ Huyền Thương - 01-11-1983 - Bắc Giang

83)       Nguyễn Thị Phượng - 26-11-1984 - Hải Dương

84)       Trần Thị Thuỷ - 01-02-1980 - Thái Bình

85)       Ngô Thị Thuỷ - 28-12-1981 - Bắc Giang

86)       Đào Thị Nga - 15-01-1979 - Hải Dương

87)       Đào Thị Lương - 13-07-1985 - Hưng Yên

88)       Mã Thị Thơm - 07-10-1982 - Bắc Giang

89)       Nguyễn Thị Hồng Gấm - 21-06-1987 - Lạng Sơn

90)       Nông Thị Điệp - 16-05-1987 - Lạng Sơn

91)       Nguyễn Thị Viến - 11-06-1982 - Thanh Hoá

92)       Hà Thị Tuyễn - 17-05-1975 - Bắc Giang

93)       Mai Thị Hương - 07-07-1986 - Thanh Hoá

94)       Trần Thị Ánh - 10-02-1981 - Bắc Giang

95)       Nguyễn Thị Hải Quy -  - Bắc Giang

96)       Dương Thị Vang - 14-03-1984 - Bắc Giang

97)       Nguyễn Thị Loan - 20-07-1988 - Hải Dương

98)       Nguyễn Thị Nhung - 18-12-1975 - Bắc Ninh

99)       Nguyễn Thị Trâm - 28-06-1977 - Bắc Ninh

100)     Liêu Thị Hương - 14-12-1981 - Quảng Ninh

101)     Nguyễn Thị Tảo - 20-02-1974 - Bắc Giang

102)     Lại Thị Tuyến - 10-10-1984 - Thanh Hoá

103)     Trần Thị Huệ - 16-10-1985 - Hải Dương

104)     Nguyễn Thị Lan - 28-06-1987 - Bắc Ninh

105)     Nguyễn Thị Thuý Vụ - 09-09-1981 - Bắc Giang

106)     Lê Thị Nhung - 27-05-1973 - Bắc Giang

107)     Hoàng Thị Lăng - 23-04-1989 - Lạng Sơn

108)     Nguyễn Thị Hương - 25-04-1976 - Hải Dương

109)     Nguyễn Thị Quyên - 20-07-1981 - Hải Dương

110)     Phạm Thị Hà - 12-12-1979 - Hà Tây

111)     Đinh Thị Liên - 05-07-1980 - Hà Tây

 

 

Posted on Thursday, June 05 @ 23:34:04 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang