Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812353
page views since June 01, 2005
Esquel Malaysia: Châu Chấu Đá Voi

Chống Buôn Người

Châu Chấu Đá Voi

Vũ Quốc Dụng, ISHR

 

Ngày 8 tháng 3 vừa qua đại công ty may mặc Esquel đã nhượng bộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường thiệt hại của công nhân Việt nam ở Mã lai. Uỷ ban Cứu người Vượt biển (BPSOS), đại diện cho Liên minh Bài trừ Nô lệ Mới ở Á Châu (CAMSA), đã thoả thuận với Esquel về việc bồi thường cho công nhân, việc huấn nghiệp để nâng cao tay nghề và việc thiết lập một hệ thống trao đổi ý kiến giữa chủ và thợ. Theo một nguồn tin riêng, tổng số tiền bồi thường được ước chừng khoảng một triệu Mỹ kim. Kết quả cuộc đấu tranh này sẽ có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cách đối xử với người lao động Việt nam.

 

 

Các công nhân Esquel vui mừng khi nhận tin cuộc vận động của CAMSA đạt thắng lợi, tháng 3, 2008 (ảnh BPSOS). 



Vào năm 2007, công ty Esquel Malaysia Sdn Bhd đã tuyển mộ khoảng 1.300 công nhân từ Việt nam sang làm ở xưởng may thuộc tỉnh Penang. Số công nhân người Việt nam chiếm một nửa tổng số công nhân của công ty này. Penang nằm phía Tây Mã Lai là một tỉnh có những khu chế suất tự do với mức thuế thấp để thu hút giới kỹ nghệ. Penang thường được biết đến như là trung tâm công nghiệp điện tử, một thứ Silicon Valley của Mã Lai. Nhưng ngoài các công ty điện tử, Penang còn có 70 đến 80 hãng may quần áo thu nhận một tổng số công nhân ước chừng 26.000 người. Esquel Malaysia Sdn Bhd  là một chi nhánh của công ty Esquel Group Ltd. có trụ sở chính nằm ở Hồng Kông. Với thương số hàng năm là 500 triệu Mỹ kim, Esquel Group là một đại công ty chuyên may và cung cấp quần áo cho các hãng nổi tiếng như Abercrombie & Fitch, Banana Republic, Brooks Brothers, Burberry, Esprit, Gant, Hugo Boss, JCPenney, Lacoste, Marks & Spencer, Nike, Nordstrom Polo Ralph Lauren, Tommy Hilfiger…

 

Esquel Malaysia tuyển mộ người Việt nam qua các công ty môi giới ở Việt nam. Họ là những người nghèo ở các tỉnh nhỏ, đa số ở miền Bắc, muốn đi lao động ở nước ngoài để cải thiện cuộc sống gia đình. Đa số đã phải vay tiền, cầm thế ruộng đất, nhà cửa để có 20 triệu đồng đóng chi phí cho công ty môi giới. Các ngân hàng cho họ vay với lãi suất khá nặng là 1,25% mỗi tháng (15% mỗi năm). Theo hợp đồng ký kết với ngân hàng, lãi suất nợ quá hạn được ấn định là 1,825% mỗi tháng (21,9% mỗi năm). Cho nên, nếu bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn thì việc ngân hàng sau đó xiết tài sản của họ hoặc của thân nhân đứng ra bảo lãnh nợ cho họ là một việc hầu như là tất yếu xảy ra. Trong hợp đồng ký trước khi đi, công ty Esquel Malaysia thoả thuận trả mức lương tối thiểu là 736 Ringgit/tháng (245 USD). Nhưng khi các công nhân đặt chân đến Mã Lai thì công ty Esquel bắt họ phải ký một hợp đồng lao động khác. Trên thực tế nhiều người chỉ lãnh được 700 Ringgit (RM) trong tháng đầu, từ tháng thứ 2 thì phải làm việc theo chế độ lương khoán sản phẩm. Những tháng mà hãng không có hàng để làm thì công nhân chỉ nhận được 200 RM. Điều này đã thường xuyên xảy ra. Có tháng, có người chỉ nhận được 16 RM, một số tiền không đủ để mua thức ăn và cũng chẳng đủ để trả số tiền thuế mà chính phủ Mã Lai đòi hỏi là 100 RM. Do đó đa số đã không có tiền để gửi về giúp gia đình hoặc trả tiền lời ngân hàng hàng tháng. Trong tình trạng đó, nhiều công nhân bị đe doạ xiết nhà hoặc tài sản ở Việt nam. Tinh thần họ vô cùng suy sụp.

 

Vào đầu tháng 10 năm 2007, một số công nhân ở hãng Esquel Malaysia đã đình công 3 ngày để đòi tăng lương theo đúng hợp đồng. Đến giữa tháng 10, toàn thể công nhân Việt nam lại đình công sau khi một vài công nhân bị nhân viên bảo vệ của hãng khiêu khích, chửi mắng và đánh đập. Sau 10 ngày đình công, hãng Esquel đề nghị công nhân chọn một trong hai giải pháp. Người nào muốn ở lại làm việc tiếp thì được tăng lương lên 600 RM và phải ký giấy hứa không đình công. Người nào muốn về thì Esquel mua máy bay cho họ về. Tuy nhiên từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 2007 hãng Esquel đã phối hợp với cảnh sát Mã Lai để trục xuất trên 80 công nhân bị họ nghi ngờ là người tổ chức đình công. Cảnh sát Mã Lai đã đến bắt những người này vào ban đêm, đem họ đến hãng Esquel giam giữ đến sáng để chờ đưa họ ra phi trường. Điều lạ lùng là cả những công nhân đã ký giấy để ở lại làm việc cũng bị trục xuất. Những công nhân này do đó không kịp chuẩn bị hành trang, thu xếp công việc, có người còn đang mặc áo ngủ và không có một đồng trong túi. Có một nam công nhân quê ở Hải Dương nhưng lại bị đưa về bỏ ở Sàigòn khiến anh ta phải sống lây lất mấy tháng trời mới có tiền về quê.

 

Nhà nước Việt nam bắt đầu xuất khẩu lao động sang Malaysia từ năm 2002 và đến cuối năm 2007 đã đưa được tổng cộng 176.509 người lao động sang nước này. Mã Lai được xem là „thị trường xuất khẩu lao động chủ lực“ đối với Việt nam. Theo một thống kê vào tháng Hai 2008 của Cục Quản lý Lao động ngoài nước của Việt nam, tỷ lệ lao động được đưa sang Malaysia luôn cao nhất, chiếm trên 30% trong tổng số lao động xuất khẩu hằng năm. Số người đi Mã Lai lao động vào năm 2007 là 26.706 người, giảm hơn hơn một phần ba so với năm 2006 (39.000 người). Dù nhà nước Việt nam vẫn xem Mã Lai là thị trường chủ lực để „giải quyết việc làm hiệu quả cho đại đa số lao động các vùng nông thôn“ nhưng những người tìm việc làm Việt nam hiện cho rằng kỹ nghệ đưa người đi lao động ở Mã Lai đang trên đà xoá sổ nên có khuynh hướng tìm sang các thị trường lao động Nhật bản, Hàn quốc hay ở các nước Đông Âu.. Người lao động cho rằng lương ở Mã Lai thấp, công việc bấp bênh, chủ lại không tốt với công nhân  Trong hai năm nay, khá nhiều người Việt nam lao động ở Mã Lai lâm vào cảnh tiền mất tật mang. Dù các hãng Mã Lai có không tôn trọng hợp đồng, nhưng nếu muốn trở lại Việt nam thì công nhân vẫn phải bồi thường việc phá bỏ hợp đồng và phải tự trả tiền vé máy bay. Cộng thêm số tiền vay nợ trước khi đi, họ có thể bị phá sản.

 

Theo nghiên cứu của BPSOS, luật lao động của Mã Lai rất bất lợi cho công nhân ngoại quốc: họ không được quyền biểu tình; chủ nhân có quyền tịch thu giấy tuỳ thân của họ để đề phòng họ trốn thoát; ra đường không có giấy tuỳ thân, họ sẽ bị bắt; nếu bị sa thải, họ bị trục xuất trong vòng 24 tiếng. Chủ nhân tha hồ khai thác những điều luật bất công này để bóc lột, bạc đãi, và quịt tiền lương của họ. Tuy nhiên Mã Lai lại có một đạo luật chống buôn người được xem là tiến bộ nhất trong vùng Đông Nam Á. Ra đời dưới áp lực của quốc tế vào năm 2007, đạo luật chống buôn người của Mã Lai (Đạo luật 670) dựa trên những định nghĩa rất mới của LHQ về buôn người. Những nạn nhân Việt nam ở Mã Lai có thể nằm trong phạm vi truy cứu của Đạo luật 670 vì có đầy đủ các yếu tố môi giới, bóc lột sức lao động, lường gạt hợp đồng và cưỡng bức lao động.

 

Những công ty may mặc quốc tế đều mở hãng xưởng ở những quốc gia Á Châu để giảm giá thành. Vùng Đông Nam Á là khu vực có số lượng nạn nhân buôn người chiếm một nửa tổng số trên thế giới (theo ước lượng của một số nhà nghiên cứu Hoa kỳ là khoảng từ 500.000 đến 1 triệu người). Kỹ nghệ may mặc ở các nước Á Châu, vốn là những nước có giá nhân công rẻ mạt, hiện là một kỹ nghệ thu hút nhiều người làm việc nhất. Mã Lai thuộc thế hệ rồng cọp kinh tế thứ 2 ở Á Châu với đặc điểm là có mức lương nhân công thấp và bộ máy cai trị chuyên chế. Kỹ nghệ của Mã Lai do đó thu hút nhân công từ các nước kém phát triển hơn trong vùng, thí dụ như Việt nam. Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm bóc lột sức lao động và buôn người. Theo định nghĩa của LHQ, buôn người phải hội đủ các yếu tố chuyển nhượng, lường gạt, cưỡng bức để bóc lột tình dục hay sức lao động. Việc bóc lột sức lao động là một hiện tượng phổ biến ở Á Châu nhưng lại thuộc phạm vi tài phán của quốc gia sở tại. Ngược lại vấn đề buôn người nằm trong hạng mục các tội phạm liên quốc gia của LHQ và việc chế tài có thể lan ra nhiều quốc gia khác nhau. Cả Esquel lẫn các khách hàng nổi tiếng của họ đều là những công ty viết lớn những trách nhiệm xã hội của mình trên thương hiệu. Họ luôn luôn bảo đảm rằng hàng may mặc của họ được sản xuất trong những điều kiện làm việc đúng pháp luật, tôn trọng nhân bản và luân lý. Là những công ty chuyên bán hàng hiệu và đắt tiền họ sẽ bị thiệt hại uy tín rất lớn nếu tên tuổi của họ bị dính dáng đến vấn đề buôn người, chưa kể đến việc có thể bị nhiều quốc gia Âu Mỹ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn người.

 

Liên minh Bài trừ Nô lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA) hiện nay gồm 4 tổ chức BPSOS ở Hoa kỳ, Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR) ở Đức, Uỷ ban Bảo vệ Người Lao động Việt nam ở Hoa kỳ và Liên hội Người Việt ở Canada, trong đó BPSOS là tổ chức có nhiều kinh nghiệm vì đã hoạt động nhiều năm trong lãnh vực chống buôn người kể cả ở Mã Lai. CAMSA được thành lập vào đầu tháng 2 năm 2008 với công tác đầu tiên cho các công nhân Esquel ở Mã Lai. Mặc dù có những bằng chứng bốc lửa, nhưng trong suốt quá trình đấu tranh, CAMSA luôn giữ sự đối thoại và sự chừng mực. CAMSA tin tưởng rằng một khi ban lãnh đạo cao nhất của Esquel hiểu được rõ ngọn ngành sự việc và ý thức được mối đe doạ đến tên tuổi của hãng Esquel thì Esquel sẽ phải nhượng bộ. Nhưng điều CAMSA không ngờ được là Esquel nhượng bô quá sớm. Tổng cộng cuộc vận động chỉ kéo dài có 3 tuần, trong đó thời gian để thương lượng về những thoả thuận chỉ cần một tuần. Nói chung thế cờ vây Esquel được CAMSA chuẩn bị khá kỹ theo một kế hoạch hoàn chỉnh. CAMSA đã chuẩn bị tinh thần để đeo đuổi một số vụ kiện lâu dài theo luật lao động và nếu cần thì theo cả Đạo luật 670 của Mã Lai. Do đó ngay sau khi nhận được thư khiếu nại đầu tiên của các thành viên CAMSA, tổng giám đốc của Esquel đã đích thân trả lời ngay lập tức. Qua những thư trả lời này cũng như qua sự kiện Esquel cử một nhân viên cao cấp phụ trách riêng việc đối thoại và giải quyết vấn đề, CAMSA cảm nhận được thành tâm của Esquel muốn giải quyết vấn đề một cách công bằng và êm đẹp. Đó là lý do mà CAMSA đồng ý tạm ngưng cuộc vận động trong một thời gian để ban giám đốc Esquel có thời giờ thành lập một uỷ ban giám sát đến Mã Lai để điều tra và có quyết định thích hợp. Một sự kiện thúc hồi ban giám đốc Esquel phải quyết định nhanh là việc nhiều khách hàng lớn của Esquel đã liên tục hỏi han hoặc tự động thành lập các ban điều tra riêng đến Mã Lai để tìm hiểu sự việc.

 

Thành quả đấu tranh cho công nhân Esquel có nhiều ý nghĩa. Trước hết, việc tranh đấu cho công bằng và công lý của công nhân không phải là cuộc tranh đấu tuyệt vọng của châu chấu đá voi. Thứ hai, các tổ chức phi chính phủ NGO đã đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết êm đẹp một bài toán mà các chính phủ và công ty liên quốc không (chịu) giải quyết. Thứ ba, trong cuộc tranh đấu này, CAMSA đã bảo vệ cả quyền lợi chung của 2.600 công nhân ở hãng Esquel, trong đó có 1.300 công nhân Việt nam và 1.300 công nhân thuộc 4 quốc tịch khác nhau khác. Tất cả mọi công nhân đều được tăng lương tối thiểu và được lãnh rappel sai số lương tính lùi lại kể từ tháng Giêng 2007 cũng như được hưởng các phúc lợi chung khác. Thứ tư, hãng Esquel đã có nhiều thiện chí và cách giải quyết khá gương mẫu. Esquel đã bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân bị trục xuất về Việt nam và sáng suốt nhìn ra những khuyết điểm trong hệ thống tuyển mộ và điều hành nhân viên. Việc Esquel cải thiện ngay một số điều kiện làm việc cũng như đặt ra những cơ chế để đạo đạt ý kiến của công nhân cũng như giải quyết sớm các mâu thuẫn cho thấy Esquel đang đầu tư vào một tương lai chung với công nhân. Thứ năm, CAMSA sẽ tiếp tục theo dõi việc áp dụng các biện pháp cải thiện ở trong hãng Esquel Malaysia và sẽ giúp Esquel nâng cao uy tín của mình sau khi đã giải quyết vấn đề có thiện chí và trách nhiệm cao.

 

Vũ Quốc Dụng (ISHR)

Posted on Thursday, May 08 @ 09:32:35 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang