Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811564
page views since June 01, 2005
Phỏng Vấn Người Tị Nạn HR

Di Dân & Nhập Tịch

Phỏng Vấn Ô. Hồ Văn Hân, Cựu Tù Nhân Chính Trị, về Chương Trình HR

 

Năm 1997 Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển bắt đầu cuộc vận động mở lại các chương trình HO, U11, V11. Tháng 10 năm 1994 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đơn phương chấm dứt nhận hồ sơ cho các chương trình này. Hàng ngàn người hội đủ điều kiện đã bị kẹt lại. Năm 2006, các chương trình này được mở lại với tên mới: HR (Humanitarian Resettlement). Bắt đầu năm 2007 UBCNVB có một nhân viên toàn thời chuyên can thiệp cho những trường hợp gặp khó khăn. Đến nay hàng trăm gia đình đã đến Hoa Kỳ trong chương trình mới này. UBCNVB ước lượng sẽ có nhiều ngàn người hội đủ điều kiện.

Họ là cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà cũng như công chức cao cấp các ngành khác.  

UBCNVB đang kêu gọi sự yểm trợ tài chánh của cộng đồng nhằm giải quyết các hồ sơ còn kẹt lại từ những thập niên trước mà lẽ ra đã phải được định cư tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua.

Phóng viên Thuyền Giang đã trực tiếp thực hiện cuộc phỏng vấn ông Hồ Văn Hân qua chương trình Truyền Thanh Mạch Sống, Atlanta, ghi lại bởi Nguyễn Tân Cơ. Ông Hân là một trong những cựu tù nhân của chế độ cộng sản Việt Nam. Ông thuộc ngành Cảnh Sát Quốc Gia.                   



Thuyền Giang:  Kính chào ông Hồ Văn Hân và xin cảm ơn ông đã nhận trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay. Xin cảm ơn ông. Thưa ông, Thuyền Giang được biết ông và gia đình đang định cư ở thành phố Phoenix thuộc tiểu bang Arizona từ tháng 2 năm 2007, phải không ạ?

 

Hồ Văn Hân:  Dạ, từ ngày 2 tháng 2 năm 2007 tôi và gia đình tới Phoenix, Arizona đây.

 

TG:  Vậy xin ông cho biết thủ tục giấy tờ về vấn đề này của ông ra sao.

 

HVH: Vâng, gia đình tôi vẫn mạnh khỏe và chúng tôi được sự bảo trợ của chính phủ và của Cộng đồng Việt Nam ở đây. Tôi rất cám ơn tất cả đã hết lòng thương yêu gia đình chúng tôi. Tôi rất cám ơn nhiều.

 

TG: Thưa ông, tìm hiểu và được biết ông thuộc ngành Cảnh Sát Quốc Gia nhưng lại là ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Xin ông có thể cho biết qua về sự khác biệt giữa ngành Cảnh Sát Quốc Gia với ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thế nào.

 

HVH: Thưa cô, trước là Cảnh Sát Quốc Gia. Khi muốn qua ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thì phải thi qua ngành tình báo. Cộng sản nó kêu là Công an mật. Chúng tôi thường mặc đồ xi-vin lẫn lộn với dân rồi đi theo dõi những cơ sở, hầm bí mật của nó tại địa phương. Chúng tôi phỏng vấn những kẻ gọi là chống đối và tìm hiểu để mà phá vỡ những âm mưu của chúng nếu nó hoạt động tại địa phương.

 

TG: Thưa ông, đã cho biết sự khác biệt mà ông đã trình bầy trong ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thì hoạt động cũng dữ dội lắm phải không ?

 

HVH: Cho nên chúng nó cho chúng tôi là những kẻ có nhiều nợ máu vì phá các cơ sở, khui hầm bí mật; cho chúng tôi là thành phần ác ôn.

 

TG: Như vậy khi mà ông bị tù thì cộng sản đối xử như thế nào?

 

HVH: Dạ, thì nói chung như các anh em tù nhân quân đội ở riêng. Còn chúng tôi thì cộng sản cho là cái đầu não, cái hạng chống báng quân sự đó cho nên nó bắt lên rừng cao, nhốt trên đó. Một năm mười hai tháng cho ăn nước muối, nửa chén cơm độn với khoai mì đó cô. Cho ăn như vậy suốt 5 năm 8 tháng 10 ngày.

 

TG: Sau khi được thả về thì đời sống của ông và gia đình có gặp trở ngại nào không khi nộp đơn diện H.O. mà cho mãi đến mấy chục năm sau gia đình ông mới được định cư?

 

HVH : Sau khi trở về nhà thì tôi mang cái bịnh sốt rét rừng. Vợ thì có một mình làm công đủ thứ để nuôi đứa con. Khổ đến nỗi có một cái mền U.S. phải đem bán đó cô. Đến gân đây khi tôi nghe đài B.B.C. có mở chương trình HR cho nên tôi đi kiếm tiền vô Sài Gòn, tới số 64 đường Lê Duẩn, Quận 1 xin mẫu đem về nhà điền có cả khai sinh hôn thú và photo Lệnh Ra Trại rồi gửi đi theo đường bưu điện. Sau đó họ xét xong họ mới gởi về bảo tôi làm lý lịch để làm hộ chiếu. Sau khoảng một tháng, tôi nhận được giấy gọi tới sơ vấn do các người Việt ở bên Mỹ qua phụ trách hỏi. Không có tiền lo lót gì cả! Khi xong sơ vấn, bốn tháng sau lại gọi đi phỏng vấn, tôi lại gặp cô nhân viên hỏi tôi lần trước. Rồi họ cho cái giấy đi chích ngừa và khám bịnh. Một tháng sau mới kêu đi đăng ký máy bay đó cô!

 

TG : Thưa qúi độc giả, quí vị đang theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Radio Mạch Sống với ông Hồ Văn Hân liên quan tới việc định cư của gia đình ông. Và thưa ông Hồ Văn Hân, qua thủ tục hành chính liên quan tới hồ sơ bổ túc thì chúng tôi được biết Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vận động, đấu tranh đòi hỏi Hoa Kỳ phải tái xét hồ sơ đang còn dang dở cũng như những hồ sơ đã bị Sở Di Trú bác bỏ rất oan uổng vì lý do ngoại lệ nào đó hay trễ nải nào đó. Như trường hợp của ông thì ông có thuộc về trong những hồ sơ này mà Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đứng ra xin tái xét hồ sơ không?

 

HVH: Thật tôi không ngờ được sự giúp đỡ của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và của chính phủ Hoa Kỳ. Tôi cũng thấy rằng tôi rất sung sướng. Tôi nghĩ rằng ở trong chế độ cộng sản trong đó họ cho chúng tôi là một đối tượng của họ nên không đươc quyền gì hết. Cho nên khi tôi đã sang được đất tự do, tôi cảm ơn Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cũng như chính phủ Hoa Kỳ, có sự sung sướng và hạnh phúc cho gia đình chúng tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

TG :THVângTG: Thưa ông, qua những thủ tục làm hồ sơ để gia đình ông được định cư ông có gặp trở ngại nào đó không? Ông có thể nói qua về những gì ông đã làm để thoát qua các trở ngại đó.

 

HVH: Khi làm hộ chiếu thì nó nói rằng mỗi người đưa tiền để nó ký cho mình tức là 50,000 đồng một cái hộ chiếu. Và cái tiền mình trả tiền xe, tiền ăn uống. Mình không có lo lót. Nó cũng có nhà thương riêng gọi là nhà thương Xuất Nhập cảnh. Nó khám tổng quát  cho mình. Nó khám không. Không tiền không bạc gì đó cô!

 

TG: Dạ cảm ơn ông. Hiện nay thì Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đặt mối quan tâm này lên hàng đầu. Chương trình HR sắp sửa kết thúc vào tháng 6 năm nay. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển rất quan tâm đang kêu gọi sự tiếp tay, vừa công vừa sức tài trợ cho công việc này. Nhân đây ông có lời kêu gọi nào không? Xin mời ông!

 

HVH:  Tôi ở đây yêu cầu quí độc giả biết về tù nhân chính trị bên đó thì nó đối với mình coi không ra gì cả. Tôi mong đồng bào giúp đỡ vận động cho chương trình thành công, mang lại yêu vui và công bằng xã hội hơn. Chứ ở bên đó cái gì nó cũng ghép mình và gia đình mình, nó chấm cho một vết son đỏ là kẻ phản động. Thành thử đồng hương thương yêu, đóng góp một phần cho những người còn kẹt lại được định cư ở Hoa Kỳ... Vậy tôi mong Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển giúp đỡ anh em chúng tôi được đi định cư. Tôi mong mọi người ủng hộ, gây quĩ để Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển có ngân khỏan thực hiện chương trình cho anh em chúng tôi.

 

TG: Vâng, xin ông nói lên suy nghĩ của mình khi được sống trong ấm êm, làm lại cuộc đời, thưa ông.

 

HVH: Tôi rất cám ơn những người đã cứu giúp để qua được Hoa Kỳ. Chúng tôi thấy cái phần sung sướng được định cư nơi đây. Và tôi  cũng mong các anh em cựu tù nhân ở bên ấy sớm được giúp đỡ để được sung sướng, được mạnh khỏe như mình.

 

TG :  Xin cám ơn ông Hồ Văn Hân. Xin chào tạm biệt ông.

 

HVH : Cám ơn cô.

 

TG : Thưa quí vị, vừa rồi là cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Hồ Văn Hân thuộc ngành Cảnh sát Đặc biệt. Ông đã được sự vận động để được tái xét hồ sơ, một nỗ lực đang tiếp tục của Người Vượt Biển nhằm sớm đưa các cựu Tù nhân Chính trị tới đất nước tự do.

======================================================

 

Ghi chú: Chi phiếu xin đề cho BPSOS/HR và gởi về:

 

BPSOS/HR

P.O. Box 8065

Falls Church, VA 22041

 

Mọi đóng góp đều được khai trừ thuế.

Posted on Thursday, January 31 @ 00:46:07 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Di Dân & Nhập Tịch
· News by ngochuynh


Most read story about Di Dân & Nhập Tịch:
Chiếu Khán Di Trú và Chiếu Kháng Du Học Sinh

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập TịchTin Cập NhậtTin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang