Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895437
page views since June 01, 2005
MS67 - 02/08: Quà Tây, Quà Việt...

Truyện Ngắn

Trần Viết Minh-Thanh

Chắc có lẽ nên gọi mùa lễ hội là mùa quà cáp! Đi đâu cũng thấy những biển quảng cáo, nhắc nhở đến bổn phận phải trao đổi tình thương giữa nhau! Tình thương này hơi có bị áp lực, hỏng biết phải tặng người này ra làm sao, người kia như thế nào, hỏng biết họ có thích quà mình không nữa chứ! (Nói nho nhỏ mí nhau thôi, hỏng biết nên cho người này quà giá tiền bao nhiêu, mua quà sao cho rẻ rẻ mờ coi sang...) Bị vậy nên chuyện mua quà cáp thiệt là rối lòng! Phải chọn lựa quà nàm thao cho vui cặp mắt, đẹp lòng người, dừa túi tiền của ta... Chẳng bù với chữ quà của Việt Nam ta nó nhẹ nhàng, dễ thương biết mấy!



Chữ quà của An Nam ta, ngắn ngủi, dễ thương, dịu lòng người và không có áp lực! Nó gợi nhớ thời thơ ấu, đặc biệt là nhớ mẹ! Quà không phải là một vật gói trong bao giấy hoa đẹp đẽ, thắt nơ, trái lại nhiều khi chỉ được gói bằng lá chuối tầm thường, mà vẫn được đón nhận nồng nàn... Sáng sáng các bà mẹ ra chợ mua thức ăn về làm cơm, và cũng có nhiều bà mẹ dạy từ tờ mờ sớm ra chợ buôn bán...Bận rộn thế nhưng các bà lúc nào cũng nhớ đến con, không bao giờ quên nhín chút thời giờ mua một thức gì cho bé con đang ngóng mẹ về. Đặt gánh hàng xuống, hay giỏ chợ đầy ắp thức ăn, nhìn mặt bé con phụng phịu, bà vội ôm con vào lòng dỗ dành: Này bé, ngoan, mẹ có cái này cho con nè! Trước cặp mắt sáng long lanh chờ đợi (thường khi là cả đàn con ba, bốn đứa), bà lục trong giỏ ra, ồ hôm nay là bánh dầy, gói xôi, hôm khác là bánh đúc, bánh da lợn, bánh tro.... Các bà mẹ miền Nam thì xum xuê với bánh cóng, lọn mía, chè chuối, chè ba màu, khoai lang...Các bà mẹ Huế, Quảng thì có bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ít, bánh xu xuê, chè đậu ngự, ...

Các bà mẹ thì bận rộn, món quà chỉ nho nhỏ, vài đồng thôi, nhưng là một cử chỉ đầy ắp yêu thương! Quý vị có nhớ đến các món quà be bé ngọt bùi đó không? Tôi nhớ ngày xưa mỗi lần ông Nội tôi từ Huế vào ở chơi với gia đình tôi vài tháng, mỗi bận xuống phố ông không bao giờ quên mang về gói bánh men cho lũ cháu. Bánh men màu trắng nhẹ tan trong miệng rất nhanh, thế mà nó lưu lại trong ký ức thật lâu dài! Bây giờ mỗi lần vào chợ thấy bánh men, tôi lại nhớ đến ông tôi. Với mẹ tôi, cuộc sống chừng mực, lúc nào cũng quà sáng, bánh, chè các thứ tự tay bà làm, thế nhưng mỗi lần mẹ xuống phố thế nào cũng có quà mang về. Chữ quà của Việt Nam vì thế mang ý nghĩa thật đẹp, không cao lương mỹ vị, quà hàng rong chẳng tốn bao nhiêu, nhưng chan chứa tình thương!

Quà hàng rong thường là những thức ăn vặt rẻ tiền, mà người đàng trong gọi là ăn hàng. Quà nói chung không phải là cơm, buổi ăn chính hai lần trong ngày, trưa và tối, còn bữa ăn sáng thì là bữa ăn nhẹ nên gọi là quà sáng. Quà có thể là phở, bánh cuốn, bún riêu, bánh tôm v.v. Hình như đặc biệt hai món phở và bánh cuốn, là hai món dân ta chuộng nhất, chuộng đến nỗi sau này nhớn lên các đấng đàn ông thường đem cơm với quà ra so sánh mí nhau, nhiều khi thế chữ quà bằng món phở hay bánh cuốn. Một số ơng cịn nửa đùa, nửa thật: Cơm nhà dù ngon mấy, ăn mãi cũng chán, cũng phải ra ăn quà. Có cụ lại bảo: Cơm ngon cũng không bằng bánh cuốn dở, hay phở ngon cũng không bằng bánh cuốn dở (so sánh hai loại quà với nhau nhé!).

Để khỏa lấp cho cái sự thích ăn quà vụng của các ông, nghĩa là quà không do bà nội tướng nhà mua, thì các bác hãy nghe ông Nguyễn Ngọc Ngạn ngâm bốn câu thơ:

Đàn ông đều thích ăn quà

Ăn quà rồi lại về nhà ăn cơm

Nhai cơm như thể nhai rơm

Cho nên vẫn phải vừa cơm vừa quà!

Thế nên cô Kỳ Duyên khuyên các bà:"Trước khi cho các ông ra phố, nhớ bắt các ông ăn hai chén cơm cho chắc bụng, chả còn bụng mà ăn quà!" Đó là xuống phố, còn ra chợ thì nguy hiểm quá rồi, ăn cơm no bao nhiêu, quà hàng rong vẫn hấp dẫn như thường.

Thế mà đàn bà chúng tôi bị hàm oan vì người ta thường cho là đàn bà hay thích ăn hàng ngoài đường. Các bà, các cô có lẽ thích ăn hàng thật, nhưng thường là những món quà thời tuổi thơ, ngọt bùi, thanh tao, còn các đấng liền ông thì thích quà nhiều mỡ mật, không khéo thì bị gọi là ăn vụng, bởi vậy nên có thành ngữ cảnh cáo "ăn vụng thì phải biết chùi mép".

Vậy chữ quà của Việt Nam thuở đầu chỉ có nghĩa là các thức ăn vặt, ăn lót bụng buổi sáng, nhưng không có nghĩa là chúng ta không có tục lệ tặng quà cho nhau. Ngày Tết con nít được lì xì, người lớn đi sêu Tết nhau, con cái trưởng thành có bổn phận biếu quà cho đấng phụ mẫu hai bên, hay những người lớn tuổi hơn. Người ta cũng tặng lễ vật cho những người mình mang ơn. Những người có việc nhờ cửa quan phải lo biếu xén các quan để công việc được trôi chảy.

Với người Tây phương, quà rắc rối hơn, quà sinh nhật, quà lễ Giáng sinh... Có lẽ chúng ta bắt đầu biết tục lệ tặng quà ngày sinh nhật từ khi anh Phú lãng sa sang Việt Nam. Nó chữ từ cadeau mà ra – ca đô, tiếng Tây là danh từ, nhưng mà khi chuyển sang tiếng Việt ta, nhiều khi được sử dụng như là một động từ, vẹc bờ ca đô. Sắp tới sinh nhật Lan rồi, mày có ca-đô gì cho nó không? Mà thiệt người Việt ta có thời hay dùng chữ ca đô hơn chữ quà, khi nói đến những món quà sinh nhật! Bởi Việt Nam ta không có tục lệ mừng ngày sinh nhật hàng năm. Thuở đầu đời được một tuổi thì bố mẹ có mừng ngày thôi nôi, con được một tuổi là nhớn rồi đầy, tới tuổi thôi nằm nôi, đứa em trong bụng của mày sắp ra đời rồi, bò ra nôi lẹ lẹ đi, tối nằm giường ngủ với mẹ, bà nội hay bà ngoại, hay chị vú, còn để nôi lại cho em. Ngày trọng đại thế, nhưng làm gì có quà cáp, bà mẹ làm cho một bữa cúng hối lộ bà Mụ là chuyện chính trong ngày thôi nôi. Có gia đình còn có tục lệ bỏ mọi thứ lỉnh kỉnh trước mặt thằng bé hay con bé, để coi nó bóc thứ gì, cái này quan trọng lắm, bởi nó sẽ chỉ định tương lai của đứa bé, cha mẹ thường đẩy những thứ tốt tốt hay hay trước mặt nó, như cây bút, quyển sách, cái ống nghe của bác sĩ (mà chưa chắc nhen, y tá cũng có ống nghe vậy), khẩu súng (cho con trai, thời chiến là tướng tá, thời bình tướng cướp) v.v. Ngày thôi nôi tôi bò tới và lượm ngay cái gương soi mặt, mẹ tôi thở dài, bà cũng ráng đẩy quyển sách trước mặt tôi, con bé tôi ngồi chập choạng một tay cầm cái gương, tay kia lượm cái bánh, bỏ vào mồm ăn ngon lành, ăn xong lúc đó mới với tay lượm cái bút, may quá mẹ tôi thở phào nhẹ nhõm. Điều này là tôi suy diễn ra thôi, từ những lúc theo dõi mặt mẹ tôi chăm chú nhìn mấy đứa em lượm đồ trong ngày thôi nôi. Chú tôi nghịch ngợm đẩy bánh hoặc các thứ như búa, kìm, soong chảo trước mặt thằng bé, bị mẹ tôi lườm một cái nên thân. Trường hợp tôi thì kể cũng đúng, bút là nghề tay trái, sau khi đã có một nghề tay phải kiếm cơm, còn gương thì ngày nào tôi cũng phải soi gương dù có ra đường hay không.

Sau ngày thôi nôi đó, mãi cho đến năm lục tuần, sau khi đã lăn lóc đời, con cháu mới làm ngày sinh nhật mừng thượng thọ cho các cụ. Bởi người Việt ta không có lệ mua quà cho ngày sinh nhật, nên hay dùng chữ ca-đô là vậy, chúng ta bắt chước Tây mừng ngày sinh nhật nên mượn luôn chữ ca-đô của chúng hắn.

Lang bang sang Anh Ngữ, Quà gọi là present hay gift. Họ còn có danh từ gifted child là đứa bé thông minh trời ban, trời cho quà ngay từ lúc mới sanh. Mấy người này được ông Trời cưng, sanh ra đã có quà rồi, nhưng mà Trời cưng mỗi người mỗi khác, người thì Trời cho có tài ca hát, người thì vẽ đẹp, đàn hay, hoặc có trí óc thông minh xuất chúng. À còn sắc đẹp dù Trời có ban cho cũng không thể gọi là gifted được, bởi sau này con người thông minh chế ra khoa thẩm mỹ, có gì không bằng lòng thì tới các ông bác sĩ múa máy bàn tay khéo léo là bỗng nhiên đẹp ra ngay! Hơn nữa đẹp, xấu tùy người đối diện, mà ai đối diện mình nhiều hơn chính mình, con người ngắm nhìn mình trong gương mỗi ngày, ít nhất thì buổi sáng đàn ông thì cạo râu, đàn bà thì nhổ lông mày, đánh phấn thoa son trước khi ra đường... Nhìn riết mình trong gương, có người lại còn tự hào với chính sắc đẹp của mình, thành ra được trời ban cho sắc đẹp không được gọi là "Quà Trời cho" là thế!

Cũng có thời kỳ người Việt hải ngoại hay gởi quà về cho người thân bên quê nhà. Quà này đặc biệt lắm cơ, có bao thuốc lá, có vải xoa Pháp (cho sang), có thuốc trụ sinh, có bột ngọt v.v. lâu dần thì quà cũng biến chuyển, văn minh hơn với xe đạp, máy vắt sổ, máy may, máy DVD... Thế nhưng bây giờ mà gởi quà như vậy là lỗi thời lắm, phải lẹ lẹ gởi tiền tươi mới mau chóng, và kịp với thời cơ! Tiền đi lẹ lắm, gởi tiền xong, mà lên xa lộ không đèn kẹt xe, về nhà đã được i-meo người thân bên nhà nhận được rồi. Đúng là quà thế kỷ 21! Nhanh còn hơn Superman!

Nếu quý vị thắc mắc làm sao mà nhanh hơn Superman thì người viết xin hầu quý vị một chuyện cười: Có hai cậu bé ngồi tán dóc, cậu nào cũng ca ngợi bố. Cậu thứ nhất nói: Bố tao là phi công, lái máy bay phản lực, bay từ Cali tới New York mất có bốn tiếng đồng hồ, đi đi về hàng ngày, nhanh hơn đi chợ! Cậu thứ nhì đốp lại: Cái đó mà nhằm nhò gì, bố tao chỉ là công chức thôi, nhưng mờ ông về nhà nhanh hơn cả Superman, ngày hôm qua đáng lẽ năm giờ mới tan sở, mà bốn rưởi ông đã có mặt tại nhà rồi!

Ngày hôm qua người viết ôm lệ khệ gói quà ra bưu điện chi nhánh gần nhà gởi cho bà chị ở xa, kèm theo bao thơ trong đó có hai cái chi phiếu tặng hai cháu đã trưởng thành. Tới nơi chỉ có một bà tuổi-có-cháu đang đợi với bao nhiêu là quà, lớn có, bé có, gói bằng giấy hoa hoè, thắt nơ loằn quằn đủ màu mè... Anh nhân viên loay hoay lấy một cái thùng lớn để chứa tất cả gói quà của bà vào, bà cẩn thận dặn món nào phải được nằm chính giữa cho khỏi vỡ, phải độn bông cho nhiều vào. Bà quay sang tôi nói như phân trần: Mỗi năm tôi ráng đi mua qua gởi cho các cháu, chứ cho nó mấy cái phiếu tiền thì dễ quá nhưng không có tình?

Mèn ơi, người Mỹ mà cũng có tình gớm, chả bù với mình! Người viết xin rút lại lời nói: Mùa quà cáp là cơ hội con người tỏ tình thương mí nhau! Ta nhủ lòng ta, sang năm ráng đi lượn tới lượn lui, kiếm quà tặng con cháu, anh chị em và người bạn đời!

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Tuesday, January 15 @ 12:55:44 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Truyện Ngắn
· News by ngochuynh


Most read story about Truyện Ngắn:
Nói Chuyện Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang