Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812441
page views since June 01, 2005
MS66 - 01/08: Lễ Tạ Ơn

Truyện Ngắn

Ấu Tím

Lâu nay tôi khựng lại, không viết nữa. Tự dưng không muốn viết gì nữa hết, không nghĩ ngợi, không không và không.

Nguồn hạnh phúc tôi có, tôi biết tôi có, quá to lớn để tôi viết ra hay kể lể. Mỗi ngày khi thức dậy, tiễn anh đi làm xong, trời còn rất sớm, mặt trời chưa mọc, không gian chung quanh im ắng nếu tôi không bật truyền hình lên xem tin tức.



Giọt sáng vừa soi, tôi ra khu vườn quanh nhà, tẩn mẩn xem cái này, ngắm cái nọ, nhặt vài chiếc lá sâu, ngắm cái nụ hoa tí tẹo, hay chụp vài tấm hình nếu thích, nhất là thăm đàn cá xem tối qua chúng có bị chồn cáo gì đến phá phách không. Nếu có chồn đến phá, chúng nó sẽ trốn vào trong hốc đá, còn không bị phá, chúng sẽ ra chào tôi buổi sáng và đòi ăn.

Đời sống của tôi bình an như thế, có gì để khóc mướn thương vay mà phải viết vớ va vớ vẩn. Nhưng tôi lại thích viết vớ va vớ vẩn truớc khi đi làm; có điều gì khó chịu tôi cũng thích viết hơn là nói ra, mà hiếm khi tôi bị khó chịu thì lấy gì nữa để viết. Có nhiều khi tôi cằn nhằn cửi nhửi để "nhõng nhẽo" hơn là để cái nhà buồn hiu không có tiếng nói. Bây giờ tôi mới hiểu hội chứng "trống vắng" như thế nào, truớc đây nghe nói tôi không tin.

Từ lúc con bé út dọn lên trường, sau một thời gian nhớ nhung lo lắng cho con, bây giờ đâu đã vào đấy là lúc ngẩn ngơ mang "hội chứng trống vắng" không muốn gì nữa hết.

"Cái tổ trống" là điều tôi muốn viết cho nhẹ cái phần trống vắng bây giờ tôi đang có. Anh chắc cũng hiểu và đang mang cùng hội chứng trống vắng giống tôi.

Lạ là ngày cái tổ chưa trống, hai vợ chồng hay đi đây đó, dự hội này tiệc nọ, bây giờ cái tổ trống, hai đứa lại chẳng muốn đi đâu, ngay cả rủ rê bạn bè đến nhà chơi. Tự dưng như khép lại, tự không mà thấy có hai đứa thôi đã đủ.

Ngắm lại những hình ảnh đường xưa lối cũ, quê nhà, những nóc nhà thờ, những hàng cây thẳng, cột điện mảng trời rưng rưng nuớc mắt, đã qua, đã xa, bụi phủ. Có thể dòng đời trôi làm mòn đi nhung nhớ chăng.

Nơi tôi đến làm việc mỗi ngày cũng bình an như lòng tôi thanh thản. Một khung cửa rộng nhìn thẳng ra hồ nước, mỗi mùa đông vài con vịt trời đến tạm trú, bây giờ tôi đang bắt đầu đợi ngày đôi vịt trời trở lại. Con vịt trống có ngấn cổ xanh biếc, tôi nhớ ngày đi mua bán vải ở chợ "Đèn Ba Ngọn" trong Chợ Lớn, người ta có màu soir xanh cổ vịt - lúc ấy tôi nghĩ "màu xanh lá cây đậm," bây giờ tôi biết rõ hơn màu xanh cổ vịt, là màu xanh lá cây có ánh biếc lóng lánh; con mái không có viền lông cổ, chỉ một màu xám ỉn, xấu xí. Tôi nghe nói, mấy con đực phải có màu mè để con mái đeo theo. Con người thì ngược lại, con gái phải trang điểm để con trai đi theo.

Từ khung cửa kính, tôi biết nắng hay mưa, xuân hay hạ, thu hay đông. Có hôm con chim sẻ xà xuống, nằm xoãi cánh phơi nắng, ngay trên thềm cửa, nơi có cái bàn bằng sắt và hai cái ghế. Bộ bàn ghế này khiến tôi vừa làm việc vừa thèm được ra ngồi uống cà phê ngắm cảnh. Thèm vì đang làm việc, mình không thể bỏ việc, khi làm việc xong chỉ mong về nhà, chả lẽ nấn ná ngồi ngắm vịt trời? Tôi gọi cái thềm hình như không đúng, lục lọi trong đầu mãi không ra chữ để gọi "cái sàn gỗ" điểm trang cho khung cảnh này.

Cái cây cũng lạ, bốn mùa xanh um như liễu rũ, mùa đông lá có rụng nhiều hơn thế thôi. Khoảng hai tuần một lần có người đến vớt lá rụng trong chiếc hồ nhỏ này, nước chỉ cao khoảng bằng đầu gối.

Tôi may mắn quá phải không? Chung quanh nhà đầy hoa lá, nơi làm việc cũng phủ lá hoa. Tôi có gì để than phiền, chỉ biết chia xẻ chút ấm ớ của tôi.

Nói đến chia xẻ, tôi lại mắc cỡ hay cảm thấy có tội khi mình được may mắn hơn người khác. Có lần bạn tôi nhắc nhở tôi cứ khoe ra hạnh phúc, làm người khác khó chịu. Tôi lần thần tính toán, chia cộng cả cuộc đời tôi, thì tôi thấy ra rằng, hạnh phúc may mắn tôi đang có là do tôi chắt lọc giữ gìn. Những phần đau khổ và không may mắn, tôi đã chịu đựng và tìm cách vượt qua, tôi chẳng giữ lại làm chi.

Chiều qua hai vợ chồng hì hục gắn cái giường mới, cô út khi về nghỉ lễ sẽ được ngủ trên giường mới. Món quà sinh nhật của tôi hơn một tháng mới hoàn thành.Nghĩ cũng vui, mỗi sinh nhật,"nhà tôi" sắm một thứ chi đó xem như là món quà sinh nhật cho vợ. Món quà năm nay là cái giường này.

Khi mua chỉ biết nhìn vào hình trên trang quảng cáo, mang trang quảng cáo đến tiệm, trả tiền. Khi đến nhận hàng, nhìn xuất xứ từ Việt Nam in trên bao bì bên ngoài, mở ra bên trong, vân gỗ thật đẹp, hai mảnh to đầu giường chân giường, chép miệng thở dài: "Cây gỗ đường kính to thế này, rừng nào mọc cho xuể." Tôi cứ bị những lấn cấn như vậy, anh thì: "Người Việt Nam mình có việc làm em ạ."

Lại nghĩ đến cung cách làm việc của người bản xứ. Bán giá rẻ đặc biệt cho ngày lễ, chỉ một nửa giá bình thuờng, hai vợ chồng đi mua, vì thích đồ gỗ là một, vì trong nhà cần một cái là hai. Hẹn một tuần đến lấy. Khi lấy, thiếu một hộp song giường, người quản lý tiệm xin lỗi và bớt thêm một nửa tiền nữa và hẹn sẽ gọi khi tìm ra hộp hàng bị thiếu. Sau hai tuần không thấy gì, gởi điện thơ đến nhắc nhở, người ta trả lời ngay. Hôm sau nhận đuợc điện thoại nói là sẽ giao đến tận nhà. Kiện hàng được gởi đi từ Houston, đến sân bay San Francisco, giao đến nhà ở San Jose. Tính ra giá thành chính thức tôi phải trả cho cái giường đáng giá hơn bạc ngàn, không đủ để mua chiếc vé máy bay đi từ nhà tôi đến quận Cam.

Viết như thế này để khoe cái nghèo, hay cái hạnh phúc tôi có vì không giàu? Nếu giàu, tôi chỉ việc ra tiệm, chỉ tay vào thứ mình thích mang về. Đằng này, tiệm bán bàn ghế tủ giường Bombay nằm trong khu sang trọng, tôi ít khi nào dám ghé vào khu sang trọng. Tiền tôi tiêu dùng chỉ vừa đủ, sau khi trang trải cho gia đình con cái, còn chia xẻ cho người thân còn ở lại Việt Nam. Tôi phải nghĩ ngợi rất lâu, trước khi mua những món không cần thiết, mười mấy năm trời trong nhà toàn đồ đạc được cho, khi mới sang Mỹ vẫn dùng đến bây giờ, nó có hư hỏng gì đâu. Lần này con dọn đi ở riêng, cái phòng để trống, khách có đến chơi phải trải mền nằm thẳng xuống sàn, thật là...tội nghiệp.

Ráp xong cái giường, tôi ngắm nghía từng dấu khắc trên gỗ, miếng gỗ đến từ quê hương tôi, tôi không biết rõ từ cánh rừng nào, nhưng chắc một điều rễ của nó đã cắm sâu trong đất, mảnh đất đã chôn nhúm nhau của tôi.

Vài hôm nữa cô út về, sẽ được nghe tôi kể về cái cây từ Việt Nam, được đóng thành cái giường, gởi sang Mỹ cho con nằm lên. Không biết con tôi có biết để Tạ Ơn cái cây không? Tôi thì nhớ ơn từng gốc cây ngọn cỏ.

Nhớ cả ơn từng người tôi có dịp biết quen và trên hết tôi nhớ ơn...

Thôi tôi biết tôi nhớ ơn ai nhiều nhất rồi, viết ra bạn tôi lại...càm ràm ba tiếng, cứ khoe nhặng cả lên. Tôi vẫn phải viết ra, đó là "nhà tôi."

Chúc các bạn và gia đình một mùa lễ Tạ Ơn thật hạnh phúc.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, December 12 @ 14:49:35 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Truyện Ngắn
· News by ngochuynh


Most read story about Truyện Ngắn:
Nói Chuyện Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tuổi Hạc


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang