Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810259
page views since June 01, 2005
MS61 - 08/07: Cao Niên Du Ngoạn Washington DC

Tuổi Hạc

Bích Anh
Cao niên Virgninia

Xuân đã sang. Những cụm hoa vàng quanh nhà tôi đã rực lên màu nắng. Mấy khóm tulip nhô lên khỏi mặt đất khoe những bông hoa rực rỡ và hoa anh đào đã phủ trắng cành cây, nhưng mây trời vẫn xám xịt và gió lạnh vẫn ào ạt thổi. Quanh quẩn trong nhà suốt ngày để tránh rét với TV, băng ca nhạc, tôi cảm thấy thân thể mềm nhũn, sức lực sụt giảm và tinh thần thì buồn bã, luôn nghĩ về quá khứ chất ngất những biến cố thương đau trong cả một đời người. Được tin Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) tổ chức một buổi du ngoạn thủ đô D.C., chúng tôi vội ghi danh tham dự. Đối với nhưng người lớn tuổi, được dịp thoát một ngày khỏi sự tù túng trong căn nhà lặng lẽ, mờ tối trong ánh sáng yếu ớt đầu xuân, cũng là niềm hạnh phúc.



Buổi sáng ngày 11 tháng 4, khi tôi tới trụ sở BPSOS đã thấy nhiều người đứng đợi. Có khoảng năm chục người tới tham dự. Trời lạnh nên ai cũng mặc áo ấm. Các cụ, các bác đang chuyện trò râm ran vui vẻ.

“Nhờ BPSOS, chúng ta mới thỉnh thoảng được du ngoạn đó đây. Nhưng ta không có đóng góp chút nào vào chi phí cho việc tổ chức, nghĩ cũng áy náy!” Tôi nghe một bác nói với các bà bạn đứng vây quanh. Một cụ khác nói: “Tôi có vào Hội Cao Niên, cũng mong có dịp đi du ngoạn, nhưng tổ chức được một chuyến đi xem ra cũng cần nhiều người và nhiều công sức nên các cụ chưa làm được. Thành thử chỉ còn BPSOS là nơi duy nhất để bọn già chúng ta tới vui chơi”.

Chúng tôi vui mừng gặp lại cô Thành, cô Thu, cô Cát, cô Hiền, anh Lộc. Các cô nhanh nhẹn chia đoàn du ngoạn thành từng nhóm và nhận trách nhiệm hướng dẫn chúng tôi. Xe rời trụ sở của BPSOS lúc hơn mười giờ. Chiếc xe bus to và đẹp quá, lại có trang bị TV. Khi chúng tôi lên xe, một băng ca nhạc của Thuy Nga Paris được chiếu trên màn hình. Cô Thành giới thiệu tài xế là một người Algerie, nói tiếng Pháp, và lái xe rất cẩn trọng. Mọi người vỗ tay hoan hô bác tài. Tôi được dịp xài lại mấy câu tiếng Pháp đã bỏ quên mấy chục năm qua,đđể chào hỏi và cám ơn ông tài xế và tôi vui mừng thấy ông vồn vã đáp lại bằng thứ tiếng Pháp chuẩn mực như Tây ở Paris.

Xe gần tới DC, anh Lộc nhắc lại chương trình du ngoạn. Anh nói “Chúng ta sẽ đi xem hoa anh đào, nhưng nếu hoa đã tàn , chúng ta sẽ đi các nơi khác. Ngoài ra, cháu sẽ cố gắng giới thiệu vắn tắt những địa danh, dinh thự kiến trúc… của thủ đô, trên đường phố khi xe đi qua.” Nhờ những lời chỉ dẫn của anh Lộc, chúng tôi được biết Tối Cao Pháp Viện, Sở Đúc Tiền, trụ sở Bộ Canh Nông, Bộâ Ngoại Giao, trụ sở Hạ Viện, Tidal Basin, đài tưởng niệm các vị Tổng Thống Lincoln, Jefferson, Franklin D. Roosevelt…

Xe băng qua nhiều đường phố, tới nơi có rặng cây anh đào đứng soi bóng trên mặt hồ. Hoa đã tàn. Trên cành cây, những chiếc lá xanh đang run rẩy trong gió nhẹ. Xe quay về đường 50 để ngừng lại nơi cây “Tháp Viết Chì”. Chúng tôi xuống xe, ngắm nhìn cây cột obelisk cao vút trời xanh. Dưới mặt đất, năm mươi cột cờ dựng trên một vòng tròn bao quanh chân tháp. Những lá cờ sao, sọc vẫy vùng trong gió như muốn biểu dương lòng kiêu hãnh vì được tung bay dưới bầu trời tựï do. Anh Lộc nói: “Đây là đài tưởng niệm Tổng Thống Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Tháp này không phải chỉ xây một lần là xong đâu! Các bác chú ý sẽ thấy có nhiều lớp đá màu sắc khác nhau. Đó là vì tháp được xây nhiều lần, có khi cách nhau tới mấy chục năm. Nhiều người cũng thường hỏi tại sao nhà cửa dinh thự trong thủ đô không cao như trong nhiều thành phố khác. Ấy là vì không có kiến trúc nào được phép cao hơn cây tháp này”. Chúng tôi quan sát các lớp đá trên tháp, và quả thấy đúng như lời anh Lộc. Tháp xây mấy lần, người lớp sau kế tục người trước, xây dựng cho đất nước này ngày thêm tươi đẹp.

Bữa trưa với bánh mì, chả lụa, trái táo và chai nước lạnh, nhưng tôi thấy ngon miệng hơn lúc ăn ở nhà. Nơi kế tiếp chúng tôi được hướng dẫn đi xem là Đài Tưởng Niệm Thế Chiến thứ hai. Đài chia thành hai khu vực: Khu kỷ niệm mặt trận Thái Bình Dương và mặt trận Đại Tây Dương. Tại mỗi khu đều có xây những trụ cột hình khối chữ nhật, trên đỉnh trụ có hình vòng hoa chiến thắng và ghi tên một tiểu bang Hoa Kỳ. Trong khu vực kỷ niệm mặt trận Thái Bình Dương, tôi ngạc nhiên thấy có một cây trụ ghi tên Philippines và cây trụ khác ghi tên Virgin Island. Tưởng rằng chỉ có 50 tiểu bang Hoa Kỳ được vinh danh, nhưng sao lại có tên các xứ khác. Tôi đem thắc mắc đó hỏi ông xã. Ổng nói: “Có lẽ người ta cũng vinh danh những nơi có đóng góp trong cuộc chiến, hoặc nơi quân đội Mỹ phải chiến đấu gian nan”. Tôi nghĩ nước Việt Nam cũng nên đưọc vinh danh để đền bù những mất mát, khổ đau mà chúng ta phải chịu.
Bức tường bao quanh Đài có những bức bích hoạ đúc bằng đồng, mô tả những hoạt cảnh trong chiến tranh: máy bay, tàu chiến, xe tăng, quân sĩ dang chiến đâu. Tranh rất sinh động, nghệ thuật đúc tinh vi, rất đẹp.

Nơi kế tiếp chúng tôi được đi xem là Botanic Garden. Cả khu vườn này là một nhà kính khổng lồ. Rất nhiều loại kỳ hoa, dị thảo được trồng nghệ thuật và công phu trong vườn. Với kiến thức sơ đẳng về thực vật, tôi cũng học hỏi được ít nhiều. Đại loại, vườn có các cây bóng mát, cây kiểng, cây ăn trái, cây dùng làm thuốc, cây kỹ nghệ và cây lương thực. Có loai cây mọc ở vùng nhiệt đới, cây mọc vùng khí hậu lạnh, vùng sa mạc… Có những loại nấm, hình thù rất kỳ dị. Tôi khâm phục sự hiểu biết và công phu chăm sóc các loại cây cỏ trong vườn của các chuyên gia và các nhà khoa học. Tôi say sưa ngắm những cây phong lan kiêu kỳ rực rỡ khoe sắc, trong khi mấy bà cụ bạn lai vui mừng “gặp lại” những cây thân thương nơi quê nhà… Nhiều cụ nét mặt rạng rỡ, vuốt ve cây mít, cây khế, cây cau, cây mãng cầu, cây chanh, cây bưởi như cố nhân lâu ngày chưa gặp. Không biết đêm nay giấc mộng hồn quê có đưa các cụ về bên mái tranh nơi làng cũ, nhưng giờ đây, nét mặt rạng ngời của các cụ đã biểu lộ lòng biết ơn BPSOS và những người hướng dẫn hôm nay.

Trời đã về chiều. Chúng tôi ra khỏi nhà kính. Anh Lộc và các cô hướng dẫn đều ân cần nhắc nhở: “Các bác nên mặc áo lạnh vào! Trong nhà kính khá nóng, nhưng khi ra ngoài sẽ lạnh lắm. Các bác chú ý, đừng vấp, té. Khi qua đường phai cẩn thận đợi đèn xanh…” Một bà bạn nói nhỏ với tôi “Con cháu mình chưa chắc đã lo cho mình hơn các cô”. Tôi quay nhìn mấy cô hướng dẫn. Nét hồn nhiên, vẻ tươi trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát, các cô luôn chú tâm lo cho sự an toàn của đám ngươi lẩm cẩm chúng tôi. Trời lạnh, nhưng dưới những cặp mắt ngời sáng, má cô nào cũng hồng tươi. Nghĩ tới cái thời còn trẻ trung như các cô, tôi đã từng làm công việc xã hội, nhưng là công chức có lãnh lương, không thể so sánh với tinh thần và tấm lòng của các cô đối với chúng tôi ngày nay.

Trên xe bus, để tránh sự im lặng buồn tẻ, anh Lộc đề nghị chúng tôi thay phiên nhau đối đáp trong một trò vui. Anh đọc lớn một câu thơ: Vân Tiên cõng mẹ chạy ra. Một người đáp: Đụng phải cái nhà, cõng mẹ chạy vô. Vân Tiên cõng mẹ chạy vô… Đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra. Cứ chạy ra, chạy vô như thế tất nhiên là “đụng phải nhiều đồ lắm” và các cụ cười như trẻ thơ! Xe bus tới trụ sở BPSOS lúc nào không hay. Tuy hơi mệt, nhưng tôi thấy tâm hồn được thư giãn và cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Bao giờ lại có ngày vui như hôm nay!

Mạch Sống Số 61 - 08/07

Posted on Tuesday, August 07 @ 17:35:55 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tuổi Hạc
· News by ngochuynh


Most read story about Tuổi Hạc:
Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tuổi Hạc


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang