Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812426
page views since June 01, 2005
MS57 - 04/07: Bảo Vệ Mắt

An Toàn Lao Động

Hiến Phan

Kỳ này xin quý độc giả xem buổi phỏng vấn giữa cô Hoàng Lan Chi, Chủ Bút Nguyệt San Mạch Sống và anh Hiến Phan đến từ Văn Phòng BPSOS-Raleigh. Buổi phỏng vấn này đã đuợc phát trên làn sóng của Đài Việt Nam Hải Ngoại trong chương trình Truyền Thanh Mạch Sống của UBCNVB.

Lan Chi: Anh Hiến vui lòng cho thính giả biết đề tài hôm nay là gì?

Hiến Phan: Hôm nay Hiến hân hạnh trình bày về đề tài “Bảo vệ Mắt tại nơi làm việc”. Đây là một trong những đề tài quan trọng của chương trình An Toàn Lao Động của UBCNVB.

Lan Chi: Trước tiên, có con số thống kê tai nạn về mắt tại Hoa Kỳ trong những năm qua không?

Hiến Phan: Phòng Thống Kê Lao Động cho biết mỗi ngày ở Hoa Kỳ có khoảng 1.000 thương tích về mắt xảy ra tại các nơi làm việc. Tổn phí tài chánh do những thương tích này gây ra rất lớn: hơn $300 triệu MK hàng năm. Tổn thất này là do số thời gian sản xuất bị mất, chi phí y tế, và tiền bồi thường cho nhân viên bị thương.

Lan Chi: Những nguyên nhân gây thương tích cho mắt tại sở làm.

Hiến Phan: Thưa cô, có 2 nguyên nhân chính:
Thứ nhất là do không mang kính bảo vệ mắt. Theo Phòng Thống Kê Lao Động, hầu như 3 trong 5 nhân viên không mang kính che mắt khi tai nạn xẩy ra. Thật vậy, nhiều lúc công nhân chủ quan vì thấy rằng công việc này không đến nỗi nguy hiểm để làm mắt tổn thương, nên đã không mang kính.
Nguyên nhân thứ hai là mang kính không thích hợp với công việc. Khoảng 40% công nhân bị thương đã mang vài loại dụng cụ bảo vệ mắt không thích hợp khi tai nạn xẩy ra. Đối với nhiều công việc, công nhân cần phải mang kính có lá chắn 2 bên. Tuy nhiên, nhiều nhân viên này đã mang kính bình thường, không có lá chắn xung quanh hoặc không có lá chắn hai bên.

Lan Chi: Thông thường, vì sao mắt bị tổn thương khi làm việc?

Hiến Phan: Trường hợp mắt bị tổn thương thường thấy nhất là do bị những mảnh vụn bay trúng. Phòng Thống Kê Lao Động thấy rằng khoảng 70% các tai nạn được nghiên cứu đều gây ra từ những vật bay, vật rơi rớt, hoặc những tia lửa bắn vào mắt. Nạn nhân ước lượng rằng khoảng 3/5 những vật này đều nhỏ hơn đầu cây viết. Khi xẩy ra tai nạn, hầu hết các hạt nhỏ bay di chuyển rất nhanh (nhanh hơn một vật ném đi bằng tay), nên nạn nhân không thể kịp thời tránh được; (2) Các hoá chất văng trúng! Hoá chất gây ra 1 phần 5 tổng số thương tích; (3) Các tai nạn khác gây nên bởi những vật di động hay vật được treo lửng lơ trên giây thừng, trên giây xích, hoặc do dụng cụ kéo đập vào mắt hoặc đụng vào mắt khi nhân viên sử dụng chúng.

Lan Chi: Tai nạn thường xảy ra ở đâu?

Hiến Phan: Hầu hết tại các xưởng thủ công nghệ; trong tiến trình điều khiển dụng cụ cơ khí. Tiềm năng gây nguy hiểm cho mắt có thể thấy ở hầu hết các xí nghiệp, nhưng theo Phòng Thống Kê Lao Động, hơn 40% thương tích xảy ra cho nhân viên làm việc bằng tay, như công nhân điều khiển máy, thợ sửa chữa, thợ mộc, thợ nề xây dựng, thợ hàn chì, thợ ống nước, thợ sơn, v.v. Trên 1/3 tổng số nạn nhân là công nhân nhà máy như thợ lắp ráp cơ khí, thợ mài, hay thợ sử dụng máy nghiền. Công nhân không có kinh nghiệm hoặc không có chuyên môn thường là nạn nhân của 1/5 tổn thương ở mắt.

Hầu như phân nửa nhân viên bị thương đều làm việc trong xí nghiệp sản xuất; hơn 20% trong ngành xây dựng.

Lan Chi: Trong nhiều năm qua, anh Hiến có nghe hay gặp công nhân Việt Nam bị thương ở mắt không?

Hiến Phan: Cách đây gần 3 năm, có một người Việt Nam làm việc trong xí nghiệp sản xuất chất tẩy rửa ở Raleigh. Anh ta đã làm trên 4 năm rồi. Anh ta thường xuyên hoà các hoá chất với nhau. Anh ta luôn đeo khẩu trang và kính, nhưng nhiều lúc anh ta chỉ đeo kính bình thường thôi. Kết quả một mắt của anh ta bị mờ và phải đi giải phẩu. Cô biết tại sao mắt anh ta bị mờ không?

Lan Chi: Tại sao vậy?

Hiến Phan: Nhiều lần, anh ta đeo loại kính thường, nên hơi hoá chất bốc lên và xông vào mắt anh ta mỗi ngày một ít. Kết quả, dần dần mắt của anh ta trở nên mờ đi.

Lan Chi: Nói về hoá chất. Thế những người làm Nails có thực sự bị nguy hiểm không?

Hiến Phan: Người làm Nails thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất; trong đó có 1 vài loại hoá chất rất độc hại. Cơ quan bảo vệ môi trường, viết tắt EPA nghiên cứu cho thấy rất nhiều sản phẩm làm Nails có hại đến sức khoẻ. Xin đơn cử một vài hoá chất ảnh hưởng đến mắt:
     - Keo dán móng tay giả: hơi bay ra có thể gây ngứa mắt.
     - Nước lót primer: hơi có thể gây cay mắt.
     - Chất Acetone rửa keo dán móng tay giả: hơi có thể gây ngứa mắt
     - Nước liquid để đắp móng tay giả: hơi rất nồng, gây ngứa mắt.
Dĩ nhiên, những hoá chất này cũng gây hại đến da, mũi, phổi và gây nhức đầu chóng mặt, v.v.

Nếu bạn bị những hoá chất này văng vào mắt hoặc da, bạn nên đi rửa ngay lập tức. Nếu bị nhiều thì cần phải đi bệnh viện cấp cứu hoặc gọi 911.

Lan Chi: Làm sao để bảo vệ mắt khỏi bị thương?

Hiến Phan: Luôn luôn mang dụng cụ bảo vệ mắt hữu hiệu. Các tiêu chuẩn của cơ quan OSHA đòi hỏi chủ nhân hãng/xưởng phải cung cấp dụng cu bảo vệ mắt thích hợp cho nhân viên. Để có hiệu quả, kính hoặc dụng cụ bảo vệ mắt phải vừa vặn cho công nhân và phải đối phó được với rủi ro có thể xẩy ra. Thí dụ, nghiên cứu của Phòng Thống Kê Lao Động cho thấy 94% trong số nhân viên đeo kính nhưng vẫn bị thương vì vật liệu hay hoá chất có thể xâm nhập chung quanh hoặc từ bên dưới kính bảo vệ (như trường hợp anh công nhân làm ở xí nghiệp tẩy rửa ở trên). Các thiết bị che mắt và mặt như lá chắn phải để cho không khí lưu thông giữa mắt và lá kính.
Có nhiều công việc, không những công nhân phải đeo kính, mà còn phải dùng tấm chắn che mặt và nón an toàn. Ví dụ, khi hàn kim loại. Do vậy, cách bảo vệ mắt tốt nhất là đeo kính kèm với thiết bị che mặt cho 1 số công việc.
Lan Chi: Thiết nghĩ phải cần có sự huấn luyện cho công nhân ở 1 số ngành, phải không?

Hiến Phan: Thưa đúng.

1. Giáo dục và huấn luyện là bước đầu tiên. Phòng Thống Kê Lao Động cho hay hầu hết nhân viên bị thương tích khi thi hành công việc bình thường của mình. Nhân viên bị thương khi không đeo kính bảo hộ thường nói họ nghĩ rằng công việc không đòi hỏi phải mang kính bảo hộ. Mặc dù tuyệt đại đa số chủ nhân đã phát không (phát free) kính bảo hộ cho nhân viên, 40% nhân viên không được hướng dẫn hoặc chỉ dẫn mang trong trường hợp nào và phải mang loại kính nào cho thích hợp.

2. Cách bảo quản. Các thiết bị bảo vệ mắt phải được bảo quản đúng cách. Tròng kính bị trầy hoặc dính bụi sẽ làm giảm thị lực, hoặc gây chói loà và có thể dẫn đến tai nạn.

Lan Chi: Như anh Hiến đã đề cập, chủ nhân phải có trách nhiệm cung cấp kính bảo vệ mắt cho công nhân, phải không?

Hiến Phan: Đúng vậy, OSHA yêu cầu chủ nhân phải cung cấp kính bảo hộ cho công nhân cho một số công việc. Cô biết loại kính bảo hộ không? Kính bảo hộ là loại kính bằng nhựa có lá chắn xung quanh hoặc ở hai bên hông. Tuy nhiên, nhiều lúc chủ nhân cung cấp kính bảo hộ không được tốt và không được rõ, nên nhiều công nhân không thích đeo.

Trong trường hợp kính bảo hộ không được tốt, bạn nên trình bày với chủ nhân cho bạn 1 cặp kính tốt hơn. Thậm chí, bạn có thể giải thích với chủ nhân tầm quan trọng khi dùng cặp kính tốt hơn sẽ tạo cho công nhân sự thoải mái hơn, thấy rõ hơn và dẫn đến năng suất sẽ cao hơn. Và bạn có thể góp 1 ít tiền thêm vào để mua 1 cặp kính tốt hơn. Được như vậy, chủ nhân xem bạn như là một người biết quan tâm và có trách nhiệm về vấn đề an toàn lao động. Cặp kính bảo hộ bình thường là $2-$3, bạn có thể góp thêm tiền để mua một cặp tốt hơn $7-$8. Chỉ thêm $5 mà bạn bảo vệ cặp mắt quí giá của mình.

Lan Chi: Với những điều luật nghiêm khắc của OSHA như thế, trong nhiều năm qua, việc bảo vệ mắt đã có những hiệu quả thế nào?

Hiến Phan: Đã có những hiệu quả rất tốt. Theo Phòng Thống Kê Lao Động, hơn 50% tổng số nhân viên bị thương trong khi mang kính bảo hộ cho là kính đã giảm thiểu thương tích mắt của họ. Đã có ước lượng cho rằng 90% các tai nạn về mắt có thể được ngăn ngừa khi công nhân mang dụng cụ bảo hộ thích hợp mỗi khi họ nhận thấy công việc của mình có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ trước mắt hay lâu dài. Có nghĩa là, khi công nhân nhận ra những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, họ quyết định phải mang kính hoặc dụng cụ bảo hộ cá nhân, thì tai nạn sẽ giảm 90%. Và đó là một trong những mục tiêu của UBCNVB qua chương trình an toàn này – hướng dẫn và huấn luyện công nhân nhận ra những nguy hiểm tại nơi làm việc của họ.
Lan Chi: Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề an toàn, thế thì UBCNVB có hợp tác với các công ty để đưa chương trình huấn luyện cho công nhân Việt nam không?

Hiến Phan: Trong nhiều năm qua, UBCNVB đã liên lạc với nhiều hãng/xưởng có nhiều công nhân Việt Nam làm. Chúng tôi đã liên lạc với nhiều hãng/xưởng ở Atlanta (GA), Philadelphi (PA), Raleigh (NC), Springfield (MA) và đã gởi đến những thông tin và tài liệu (bằng tiếng Việt) về chương trình an toàn lao động. Và các hãng/xưởng đã phổ biến các tài liệu này đến công nhân Việt Nam.

Lan Chi: Có khi nào các hãng/xưởng này mời nhân viên an toàn của UBCNVB đến huấn luyện về chương trình an toàn lao động chưa?

Hiến Phan: Chưa. Trong tương lai chúng tôi sẽ hợp tác với họ để huấn luyện người Việt về chương trình An Toàn Lao Động bằng ngôn ngữ Việt Nam tại công ty của họ. Cô biết không, đa số hãng/xưởng thường “nhạy cảm” với cơ quan OSHA, nên không thích công nhân thiểu số hiểu rõ về vấn đề “An Toàn & Sức Khoẻ trong Lao Động”.

Lan Chi: Tại sao vậy?

Hiến Phan: Đơn giản là họ sợ mỗi khi hiểu rõ, công nhân có thể đòi hỏi nhiều quyền lợi mà chủ nhân không muốn đáp ứng.

Lan Chi: Trước khi chấm dứt chương trình, Anh Hiến Phan có lời gì gởi tới quý vị thính giả hay không?

Hiến Phan: Nếu bạn nhận thấy có công việc của bạn có những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của bạn trước mắt hoặc lâu dài, bạn có quyền đòi chủ nhân cung cấp cho bạn những dụng cụ bảo hộ thích hợp.
Bạn nên mang kính và dụng cụ bảo hộ thường xuyên, vì nó có thể ngăn ngừa nguy hiểm và bảo vệ sức khoẻ cho bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Tóm lại, OSHA là cơ quan bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho công nhân viên. Bạn có quyền khiếu nại với OSHA khi điều kiện làm việc đe doạ đến an toàn và sức khoẻ của mình.

Bạn có thể báo cho UBCNVB ở số (703) 538-2190, chúng tôi sẽ có nhân viên giúp đỡ và chúng tôi tuyệt đối giữ danh tánh của quí vị.

Xin hẹn quí vị vào kỳ tới.

Mạch Sống Số 57, tháng 4, 2007

Posted on Tuesday, April 17 @ 15:34:06 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about An Toàn Lao Động
· News by ngochuynh


Most read story about An Toàn Lao Động:
An Toàn Cơ Khí

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

An Toàn Lao ĐộngSức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang