L.S. Phạm Minh Tuấn
T.T. Dich Vụ BPSOS-Houston,
Vào tháng Chín năm 1994, Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Bill Clinton kư thông qua bản dự thảo luật “Chống Bạo Hành Phụ Nữ,” tức là Violence Against Women Act (VAWA). VAWA thể hiện quyết tâm của chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ muốn chấm dứt bạo hành và xâm phạm t́nh dục đối với phụ nữ.
Đạo luật này là một bước tiến quan trọng của luật pháp dành lại công bằng và quyền lợi cho nữ giới. Tuy được gọi là “Luật chống bạo hành phụ nữ”, nhưng tất cả các nạn nhân bị hành hung trong gia đ́nh đều được đạo luật này bảo vệ, kể cả quư ông bị vợ hành hung, bạo hành hay hiếp đáp.
Luật VAWA bao gồm rất nhiều chi tiết nên không thể nêu tất cả trong một bài viết ngắn gọn này. Những tiết mục lớn trong VAWA gồm có:
- Tài trợ cho các cơ quan cảnh sát liên bang và tiểu bang và công tố viện để truy nă và kết tội các bị cáo;
- Mở rộng các dịch vụ dành cho trẻ em là nhân chứng hay là nạn nhân của những vụ bạo hành;
- Định nghĩa tội h́nh theo đuổi nạn nhân (stalking) và huấn luyện cơ quan cảnh sát điều tra các tội nhân;
- Tài trợ các cơ quan bất vụ lợi nhằm mục đích cung cấp nơi ăn chốn ở cho các nạn nhân;
- Bảo vệ nạn nhân di cư chưa phải là thường trú nhân, hoặc cần sự hỗ trợ của phu thê mới có thể trở thành thường trú nhân, như diện bảo lănh vị hôn thê (K-1) hay bảo lănh vợ chồng qua diện không di trú (nonimmigrant K-3 visa), và bảo vệ luôn cả những nạn nhân di cư bất hợp pháp hay đă từng phạm tội di trú để xin VAWA Self-Petition;
Bảo vệ những nạn nhân trong các vụ buôn người, T-Visa.
VAWA chỉ có hiệu nghiệm trong ṿng năm (5) năm. Sau đó cứ mỗi 5 năm, Quốc Hội và Tổng Thống Hoa Kỳ phải đồng ư ủy quyền tiếp tục thi hành đạo luật này. Vào năm 2000 và năm 2005, Tổng Thống George W. Bush đă kư luật ủy quyền tiếp tục thi hành đạo luật VAWA. VAWA 2005 c̣n mở rộng chương tŕnh giúp nạn nhân các vụ buôn người để họ có thể bảo lănh gia quyến sống ở nước ngoài nếu họ hội đủ bằng chứng cho thấy những người này cũng sẽ bị bóc lột nếu họ c̣n ở lại quê quán. Trong khuôn khổ bài báo, tôi chỉ xin viết về chương tŕnh bảo vệ những nạn nhân bị người phối ngẫu hành hung/uy hiếp trong gia đ́nh và làm cách nào cho họ có thể tự nạp đơn xin cho ḿnh (VAWA Self-petition).
Một người di cư, dù bất hợp pháp, cũng có thể tự nạp đơn nếu ḿnh là nạn nhân của những cuộc bạo hành, hành hung, uy hiếp, đe dọa, và cưỡng dâm trong gia đ́nh. Chữ “Tự Nạp Đơn,” (Self-Petition), không có nghĩa là nạn nhân không cần tham khảo hay không cần luật sư đại diện cho ḿnh, mà có nghĩa là người ấy không cần người hôn phối bảo lănh cho ḿnh đứng đơn. Rất nhiều người thường hay đe dọa vợ/chồng họ rằng họ sẽ không lo giấy tờ di trú cho và người ấy sẽ bị trục xuất nếu không làm đúng ư họ. Nạn nhân, dưới sự hướng dẫn của một luật sư thông thạo về luật VAWA, có thể nạp đơn xin Sở Di Trú chấp nhận đương đơn là nạn nhân và xin được cấp thẻ xanh để trở thành thường trú nhân (permanent residence).
Đương đơn phải hội đủ giấy tờ chứng minh họ là nạn nhân để xin VAWA Self-Petition. Giấy tờ và bằng chứng cần thiết gồm có:
- Thư tŕnh bày của luật sư cho thấy đương đơn hội đủ điều kiện để xin VAWA Self-Petition;
- Đơn G-28 cho phép luật sư đại diện cho đương đơn;
- Đơn I-360 và lệ phí $190 (Con số này thay đổi thường xuyên, xin độc giả xem trên mạng lưới Sở Di Trú, http://www.uscis.gov/);
- Bản khai có tuyên thệ ghi rơ chi tiết của đương đơn;
- Giấy tờ xác nhận thương tích của đương đơn;
- Hôn thú giữa đương đơn và người công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ;
- Giấy chứng nhận bị cáo (vợ hay chồng) có quốc tịch Hoa Kỳ hay là thường trú nhân;
- Bằng chứng cho thấy hôn nhân giữa đương đơn và bị cáo là một hôn nhân chân thật;
- Bằng chứng đương đơn là nạn nhân của những vụ bạo hành trong gia đ́nh, bị hành hạ thân thể, tinh thần, hành hung, đe dọa, v.v (tùy trường hợp, có thể lời khai tuyên thệ (sworn document) của đương đơn cũng đủ); và những Case Manager ( người phụ trách hồ sơ) của các cơ quan xă hội đă giúp đỡ đương đơn cũng có thể đưa ra bằng chứng hay làm nhân chứng;
- Bằng chứng đương đơn và người hôn phối đă từng ở chung với nhau hay hiện đang sống chung với nhau.
- Bằng chứng địa chỉ nơi đương đơn đang cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu ở ngoại quốc, đương đơn phải cho thấy người hôn phối làm cho chính phủ Hoa Kỳ tại nước ngoài hoặc là đương đơn đă từng bị bạo hành lúc c̣n ở Hoa Kỳ;
Nếu đă ly hôn, đương đơn phải nộp đơn trong ṿng 2 năm từ ngày kết thúc hôn phối.
- Bằng chứng đương đơn có đạo đức tốt bằng cách tự khai trong bản tuyên thệ, hoặc lấy biên bản của cảnh sát liên bang (FBI) hoặc cảnh sát an ninh trong quận (Sheriff/Police);
- Đơn I-765 xin giấy phép làm việc và lệ phí $180 (Lệ phí hay thay đổi thường xuyên, xin độc giả xem trên mạng lưới Sở Di Trú, http://www.uscis.gov/);
Sau khi đương đơn hội đủ các tài liệu trên, luật sư của đương đơn sẽ gửi hồ sơ lên Sở Di Trú địa chỉ ở Vermont. Sở Di Trú sẽ xét tổng quát hồ sơ và nếu bằng chứng cho thấy đương đơn đă hội đủ giấy tờ chứng minh ḿnh đă bị bạo hành th́ Sở Di Trú sẽ phát cho đương đơn giấy phép đi làm tạm 1 năm. Sau đó Sở Di Trú sẽ điều tra và kiểm soát hồ sơ lại kỹ lưỡng hơn. V́ xin VAWA có thể kéo dài từ 1 năm đến 18 tháng, đương đơn phải xin giấy đi làm khi giấy cũ đă hết hiệu lực. Nếu Sở Di Trú chấp nhận hồ sơ VAWA của đương đơn, th́ người ấy sẽ được gọi lên văn pḥng Sở Di Trú để phỏng vấn và cho thẻ thường trú nhân (thẻ xanh).
XIN LƯU Ư:
Luật di trú là một trong những luật lệ khúc mắc nhất. Đương đơn cần sự hỗ trợ của một luật sư có kinh nghiệm về di trú. Có nhiều cách để đương đơn hội đủ giấy tờ đ̣i hỏi mà chỉ có luật sư đă làm qua nhiều đơn xin VAWA Self-Petition mới biết được, nhưng tùy theo trường hợp mà tôi không thể nêu ra trong một bài viết ngắn này. Điều cần thiết là đơn xin VAWA phải chân thật. Nếu Sở Di Trú thấy đơn xin VAWA là giả mạo, không những đương đơn sẽ bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ mà c̣n bị cấm nhập cư Hoa Kỳ măi măi. Bài phân tích trên chỉ nói sơ qua về một khía cạnh của luật di trú. V́ vậy, quí vị không nên dùng bài này để thay cho lời tham khảo với luật sư của ḿnh.
Nếu quí độc giả có điều ǵ thắc mắc, xin gửi e-mail hay thư cho LS Phạm Minh Tuấn. Câu trả lời sẽ đuợc đăng trong số báo tiếp theo.
Mọi thắc mắc xin liên lạc:
Boat People SOS, Inc.
Attn: LS Steven Tuan Pham
11205 Bellaire Blvd., Suite B22, Houston, TX 77072;
email: Steven.Pham@bpsos.org;
web: http://wwsbpsos.org/;
ĐT: (281) 530- 6888; fax: (281) 530- 6838.
Mạch Sống Số 57, tháng 4, 2007