Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27877493
page views since June 01, 2005
MS30 - 12/04: Tình Yêu Hay Tình Nghĩa

Mái Ấm Gia Đình Phạm Văn Hoạt

I. Vài mảnh đời:

Trong buổi hội thảo về hôn nhân, một vị cao niên phát biểu: “Tôi ngoài bát tuần, và đây là người bạn đời. Chúng tôi lấy nhau 55 năm nay; có năm con, có cháu nội, cháu ngoại. Tôi xin mạn phép đưa ra vài sự kiện để thấy cái khác biệt của nửa thế kỷ trước, của xưa và nay, của hoàn cảnh sau luỹ tre làng và xã hội xe hơi nhà lầu, của Đông và Tây.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau cũng là ngày thành hôn. Hai đứa bối rối ra mặt khi đọc lời cam kết yêu nhau trọn đời, bất kể thăng trầm, vinh nhục. Tôi hầu như không nghe cô ấy nói gì. Đó là giây phút ngắn ngủi duy nhất hai mắt nhìn nhau trong ngày cưới. Tiệc cưới làm tại gia. Ba ngày làm sàn, bác ráo, dọïn mâm dọn cỗ là do người trong nhà. Sau khi được giới thiệu với bà con hai họ, cô dâu thay y phục và phục vụ thực khách, lau rửa chén bát như những người khác, còn phải tỏ ra tận tình hơn. Làm gì có đêm tân hôn, làm gì có tuần trăng mật. Cả mấy tuần liền khách ra khách vô, và rồi sau đó cô ấy về nhà mẹ hai ba tuần. Cũng may nhà bố mẹ vợ cách một con làng, không thì cô vợ mới cưới cứ sáng tới nhà chồng, chiều trở về nhà vợ. Mãi ba năm sau mới có con đầu lòng, dù không dùng bất cứ phương pháp ngừa thai nào. Cuộc tình 55 năm khởi đầu như vậy.”

Câu chuyện còn đang lỡ dở thì một vị lớn tuổi khác đứng dạy cắt ngang: “Câu chuyện của ông bạn nghe quen quen. Thưa quý vị, các anh chị, các cháu (có nhiều cặp trẻ và có một số độc thân hiện diện trong buổi hội thảo) tôi năm nay 92 tuổi, người ngồi bên tôi là bà xã trên 60 năm. Tôi có 6 con, ba đứa là bác sĩ, hai đứa là kỹ sư và một đứa làm nghề buôn bán. Cho đến giờ tôi vẫn chưa biết yêu là gì. Không phải vì tôi không biết định nghĩa hai chữ tình yêu, cũng không phải vì tâm lý bệnh hoạn. Số là nghiệp dĩ qua ông mai bà mối. Tôi và ba me đi theo ông mai qua làng bên cạnh để ‘xem mắt’. Nàng chỉ thoáng đến với khay nước trà, rồi lại đi. Tôi cố ghi lại trong ký ức ánh mắt, khuôn mặt, mái tóc, vóc dáng. Những ngày tháng sau đó là thời gian để pha màu, tô điểm cho hình ảnh trong ký ức, và thực sự tôi thầm yêu trộm nhớ người nửa thực nửa mộng ấây. Ngày cưới, mới thất thần, người tôi cưới không phải là người tôi ‘xem mắt’, nhưng là cô chị. Xin đừng hiểu lầm là cô chị không đẹp như cô em. Đúng hơn tôi cảm thấy mối tình bị lừa dối và hình như vì đó tình yêu vỗ cánh bay đi.

Nghe xong câu chuyện, một cô gái đặt vấn đề: “Câu chuyện của hai bác nghe có vẻ thần thoại quá, không tìm hiểu nhau, không yêu nhau sau khi cưới mà lại thành vợ thành chồng, chung thuỷ với nhau 50 năm, 60 năm, con cháu đầy đàn. Cháu không hiểu!”

Một chị khoảng trung tuần điềm đạm chia sẻ: “Tôi không biết góp ý thế nào về hai chuyện ‘tình’ của hai bác. Tôi rất kính phục sự chung thuỷ đó. Câu chuyện của tôi có phần khác với những gì hai bác trải qua. Có thể nói không những tôi yêu, nhưng còn luỵ vì yêu. Cháu ngồi bên tôi đây không phải là con tôi, nhưng tôi thương yêu nó như con tôi. Tôi với Khoa, tên của chồng tôi, quen nhau khi hai đứa cùng theo học kỹ sư điện toán và thành hôn khi học xong. Vợ chồng đồng ý rằng cả hai cùng làm việc, sau hai năm sẽ mua nhà và sinh con. Sau một năm làm việc, công ty gửi Khoa sang Nhật. Tôi không muốn bỏ việc đang làm vì muốn thực hiện được chương trình đã quyết định. Trong những tuần đầu, Khoa gọi điện thoại cho tôi hầu như mỗi ngày về nỗi nhớ nhung, về những khó khăn nơi xứ lạ, về những vui buồn. Rồi điên thoại thưa dần và ngắn dần. Tôi cho rằng vì công ăn việc làm, vì không còn những nô nức buổi đầu. Tôi không mấy quan tâm và cảm thấy mừng rằng Khoa đã ổn định tâm lý. Nhưng điện thoại mỗi ngày mỗi cắt giảm một cách đáng ngại, có khi hai ba tuần mới nghe tiếng Khoa. Sáu tháng sau, điện thoại ngưng hẳn. Tôi tìm đủ cách, vẫn không liên lạc được với Khoa. Một năm sau, một lá thư khiến tôi quỵ ngã thảm thương, tôi bỏ việc hai tuần lễ, tinh thần suy sụp , bơ phờ, mệt mỏi. Khoa thú nhận anh đã có bạn gái, nàng đã có thai. Đầu óc tôi quay cuồng, bứt rứt với ý nghĩ trả thù. Tâm trạng thất tình, bị phản bội , tôi ở trong sức thúc đẩy vỡ bờ của cơn bão ái, ố, dục; lúc khóc, lúc cười, lúc ngồi hàng giờ, trống rỗng mênh mang, buồn tủi. Phiền nhất là tôi vẫn cảm thấy mình yêu Khoa. Sau chừng một năm nhận được lá thư, bạn gái của Khoa, báo tin cho tôi Khoa vừa từ trần vì một chứng bệnh nan y. Từ đó tôi và người tình địch vẫn thường liên lạc rồi trở nên thân thiện. Tôi cảm thương số phận nàng và rồi tôi đã đồng ý nhận con nàng làm con tôi.

II. Tình hay nghĩa:

Tự cổ chí kim nam nữ tìm tới nhau, gắn bó trong đời sống hôn nhân. Phải chăng động lực tâm lý? xã hội tính? Phái tính? Bổn phận?... Những câu hỏi có tính chất uyên bác và khảo cứu như thế xin nhường cho những nhà chuyên môn, những vị học giả.

Những câu chúc thành hôn nghe quen thuộc như “Chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc; Chúc cô dâu chú rể ngày nào cũng như ngày cưới.” Ngày cưới là ngày vui, ngày hạnh phúc, gặp bạn bè thân thuộc; ngày hoà hợp yêu thương, ngày đẹp trong đời. Hình ảnh ngày cưới là hình ảnh của hạnh phúc. Có lẽ vì vậy ý niệm hôn nhân được liên kết với hình ảnh của hạnh phúc. Lập gia đình để được hạnh phúc. Một hôn nhân bền lâu được coi như hạnh phúc bền lâu.

Có những lễ cưới tốn nhiều, có những lễ cưới tốn ít. Tốn tiền, tốn thì giờ… Có lẽ chẳng ai muốn chịu tốn kém để bị đau khổ. Nhưng sau một thời gian, hình như lại tìm cách làm khổ nhau. Khi chịu nhau không nổi nữa thì ‘anh đi đường anh tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi’. Trong “Fighting for your Marriage”, Tiến sĩ Scott M. Stanley cho rằng hiện nay từ 40% tới 50% những cặp hôn nhân trẻ sớm muộn gì rồi cũng ly dị. Norval Glenn, nhà Xã Hội học Tại Đại học Texas, sau khi khảo sát rất chi tiết đã đi đến kết luận rằng chỉ khoảng 24% các cặp hôn nhân có thể hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Hai anh chị kỹ sư điện toán trên kia đã chia sẻ cái số 40% của ông Stanley. Cái oái oăm không phải tình ta có thế thôi rồi đường nấy ai đi. Tình nàng vẫn nặng, vẫn nồng nàn, đến nỗi “Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi vẫn dại khờ”. Phải chăng đây là bản chất của tình yêu, không mang màu sắc luận lý, mà mang tính chất đam mê.

Hai mảnh đời còn lại nghe khá quen thuộc tại quê nhà. Có thuyết cho rằng vợ chồng cốt ở tình nghĩa chứ khôn phải tình yêu. Tình nghĩa gần gũi với nghĩa vụ, mà nghĩa vụ thì có thể định nghĩa được, có thể đặt thành quy luật để theo, chẳng hạn:

- Xuất gía tòng phu:
Lấy chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.

- Phu tử tòng tử:
Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm xoa mồ,
khổ cam phận khổ, biết chi mô cho chộ chàng.

- Lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng:
Người thác thì đã yên rồi,
Để cho người sống ở đời bơ vơ.
Ba năm nhang khói phụng thờ,
Đâu đội chữ hiếu tay xơ chữ tình,
Chữ hiếu trung tôi gánh vác một mình,

Chẳng hay chàng có thấu tình thiếp chăng? Có người cho rằng luật lệ gì kỳ vậy, tình nghĩa gì kỳ vậy, nó áp đảo, giết chết con người. Cũng có người bảo rằng tình nghĩa giữ cho quan hệ vợ chồng bền vững, giúp cho cuộc sống có tôn ti, trật tự. Nhưng liệu tình nghĩa có mang tới tình yêu. Lấy nhau vì nghĩa vụ, rồi thời gian tình yêu sẽ tới, cũng có thể tình yêu chẳng bao giờ tới. Tâm trạng mà TTKH diễn tả qua mấy vần thơ sau đây có thể sẽ dẫn đến tình trạng “đồng sàng dị mộng”:

- Nàng thì:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

- Và chàng:
Thôi thế là em đã lấy chồng,
Anh về lấy vợ thế là xong.
Vợ anh chẳng đẹp bằng em lắm,
Anh lấy cho anh đỡ lạnh lòng.

Có thể tình vợ chồng, hạnh phúc của hôn nhân cần cả hai; vì hôn nhân không có tình yêu là hôn nhân buồn tẻ thiếu vắng sự sống, mà tình yêu không có tình nghĩa là sức mạnh mù loà. Tinh yêu có thể một chiều, tình nghĩa luôn luôn có đi có lại. Tình nghĩa giúp cho tình yêu bền vững. Khi một nghĩa vụ có tình yêu là một nghĩa vụ của tự do, khi không có tình yêu, nghĩa vụ là một chuỗi những trói buộc, kìm hãm, đè nén

Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây!
Mỗi người một nợ cầm tay,
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng.

III. Vì đâu nên nợ

Chị em ơi! Người ta trông thấy mặt chồng thì mừng,
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng như vôi
Chị em ơi! Lấy chồng trước chẳûng sánh đôi,
Từ ngày tôi lấy phải nó, tôi chẳng nguôi trong lòng.
Ba bốn lần tôi trả của chẳng xong.

Vì đâu tình nghĩa vợ chồng trở thành quan hệ nợ nầân? Không đề cập tới những hôn nhân bị ép gả, những ‘đau khổ dư thừa’ xảy ra giữa các cặp vợ chồng có thể rơi vào một trong bốn trường hợp sau đây:

1. Chuyện bé xé ra to,
2. Chê bai, hạ giá,
3. Cắt nghĩa xấu ý của người nói
4. Tháo lui, lẩn tránh

Chuyện bé xé ra to:

Hai người không ai nhịn ai, không cần nghe nhau nói gì, tiếp tục pháo kích nhau từ súng nhỏ tới súng lớn va có khuynh hướng lôi ra những chuyện có khi của quá khứ để làm khổ nhau.

Chê bai, hạ gía:

Hai người tìm cách miệt thị, hạ giá sự suy tưởng, cảm nghĩ, tính tình của nhau; đôi khi con đi xa hơn là lôi cả họ hàng người bạn đời để mạt sát:

Cắt nghĩa xấu ý của người nói:

Cố chấp hiểu ý người nói khác với điều người ấy thực sự muốn nói, thường là hiểu xấu. Đây là căn nguyên của bao nhiêu chuyện hiểu lầm, có khi giận nhau cả thế kỷ.

Tháo lui, lẩn tránh:

Tháo lui có thể rõ rệt như đứng dậy bỏ đi, có thể chối từ đối thoại bằng thái độ xoay lưng lại, quay mặt đi, cũng có thể ‘đồng ý’ cho xong đi.

Bốn điểm trên làm cho hôn nhân có thể tan vỡ. Làm thế nào để ngăn ngừa đổ vỡ; làm thế nào để thay vì ‘chiến đấu’ nhau thì cùng nhau ‘chiến đấu’ cho hạnh phúc hôn nhân của mình, cho mái ấm gia đình của mình.

Posted on Monday, May 23 @ 18:02:40 EDT by admin
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by admin


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang