Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813091
page views since June 01, 2005
MS56 - 03/07: Nên Hiểu Ý Nghĩa “Phu Xướng Phụ Tuỳ”

Mái Ấm Gia Đình

Như Thế Nào?

Hải Nguyễn

Trong các buổi thuyết trình về vấn đề bạo hành trong gia đình trong các sắc tộc Á đông, đặc biệt là Việt Nam, có những ông đã lớn tuổi, đôi lần phát biểu:
“Đành rằng luật pháp Hoa Kỳ là tôn trọng người phụ nữ, là nam nữ bình đẳng trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nhưng người Việt Nam có truyền thống xuất giá tòng phu hoặc phu xướng phụ tuỳ”.

Cũng có vài bà, cô góp ý:

“Tôi hiểu là nam nữ bình quyền, nhưng từ đời bà nội bà ngoại, xuống tới đời cha mẹ, rồi tới đời của tôi, có truyền thống chồng chúa vợ tôi trong gia đình. Tôi mà không làm theo đúng ý ông ấy thì bị la mắng hàng tuần chứ không ít đâu. Rầy rà lắm! Vì lẽ này, mặc dù sống tại hải ngoại, chúng tôi cũng cố giữ lấy cái truyền thống văn hoá Việt Nam này, không có cách nào cải sửa được, nên dù có bị chồng đánh đập, chửi mắng, chúng tôi cũng phải cố cắn răng chịu đựng cho gia đình êm ấm, người ngoài khỏi chê cười”.

Có lẽ đây cũng là ý nghĩ của không ít quí ông/bà trong cộng đồng Việt Nam. Vì vậy, tôi viết bài này để mọi người cùng góp ý xem chúng ta nên hiểu thế nào về ý nghĩa của câu “Phu xuớng phụ tuỳ” hoặc “chồng chúa vợ tôi” trong tập quán từ xa xưa.

Trong tự điển Việt nam, chữ “Xướng” có nghĩa là “đọc to”, “nói to” cho mọi nguời cùng nghe. Ví dụ trong các kỳ khoa cử ngày xưa, những sĩ tử đỗ đạt được xướng danh để mọi nguời cùng biết, hoặc xướng âm là đọc tên các nốt nhạc trong một bản nhạc theo đúng cao độ, cường độ, trường độ… Còn chữ “Tuỳ” nghĩa là: dựa theo hoàn cảnh, tuỳ theo tình hình thực tế mà quyết định cho phù hợp, ví dụ tuỳ nghi, tuỳ thích, tuỳ cơ ứng biến, hoặc tuỳ thuộc.

Do định nghĩa trên, chúng ta thấy câu “Phu xuớng phụ tuỳ” không có một ý nghĩa nhất định và vĩnh viễn, mà sẽ thay đổi theo từng thời đại, theo sự biến đổi của xã hội, và phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của cá nhân từng người.

Câu “Phu xướng phụ tuỳ” xuất hiện từ thời xưa, và để hiểu ý nghĩa một cách chính xác, chúng ta phải quay trở về quá khứ, sống ngược lại thời kỳ của cụ Nguyễn Du. Thời kỳ mà trong một xã hội phong kiến, còn tập tục trọng nam khinh nữ, còn tập quán nam nữ thụ thụ bất thân (trai gái gặp nhau ngoài đường phố, không được làm quen nhau), còn luật lệ gái không chồng mà chửa (trong dân gian gọi là chửa hoang) sẽ bị gọt đầu bôi vôi hoặc trói chân tay thả trôi sông, vẫn còn truyền thống đa thê, thì chữ “xướng” có nghĩa là “mệnh lệnh hoặc đề nghị” và “tuỳ” là tuỳ thuộc, phụ thuộc, thì câu này có nghĩa là: khi chồng nói điều gì thì vợ phải đồng ý theo ý muốn của chồng.

 Khi “phu xướng phụ tuỳ” một cách tuyệt đối, thái quá, nghĩa là mỗi lần chồng cất tiếng nói, người vợ răm rắp thi hành, thì mối liên hệ vợ chồng trong cuộc sống trở thành “chồng chúa vợ tôi”. Trong đó, mỗi khi chồng cất tiếng “xướng”, đó là mệnh lệnh và người vợ phải tuân hành, giống như mệnh lệnh của vua chúa ban ra cho quần thần, cho bầy tôi thi hành ý muốn của vua chúa một cách tuyệt đối, không được trái ý.

Trong thời kỳ phong kiến, người chồng đã biết thụ hưởng những gì mà luật pháp xa xưa, truyền thống, phong tục, tập quán cho phép, để vợ không có sự chọn lựa, chỉ biết “tuỳ” theo ý muốn Chẳng hạn, khi chồng “xướng” vợ lẽ, vợ phải chiều ý đi cưới vợ lẽ cho chồng hay để chồng dẫn một, hai bà vợ lẽ về ở chung trong một nhà. Hoặc chồng “xướng” đi nghe hát ả đào thì vợ phải chuẩn bị tiền bạc không được phản đối, hoặc chồng “xướng” đi nhậu nhẹt hoặc đi cờ bạc, vợ cũng phải vui vẻ chấp thuận mà không được phản kháng.

Ngay cả những việc trong phòng the, vợ cũng phải chiều theo mà không được phép nói chữ “không”ù, và sau cùng, trong trường hợp người chồng nổi nóng, “xướng” những câu khó nghe, tục tĩu, la hét om sòm trong nhà một cách vô lý, người vợ cũng không cãi lý ngay lúc đó, mà thông thường, “tuỳ” bằng cách giữ im lặng để tránh làm cho chồng bị chạm tự ái mà sinh ra những hành vi vi phạm luật pháp nghiêm trọng.

Trong làng văn học Việt Nam, không ai là không biết đến tên tuổi cụ Phan Kế Bính, một học giả uyên bác, đã sống trong buổi giao thời khi dân tộc Việt tiếp xúc với nền văn minh Tây Phương do người Pháp du nhập vào Việt nam, từ giữa thế kỷ 19 sang những năm đầu của thế kỷ 20. Trong quyển “Việt Nam Phong Tục”, cụ Phan Kế Bính đã viết như sau: “cái đạo vợ chồng, cũng là một mối cương thường rất hệ trọng trong ngũ luân. Ở với nhau mà biết thương yêu nhau, quí trọng nhau, thì rất là phải đạo lắm”.

Cứ lấy đạo công bình mà nói thì đáng lẽ phải quí đàn bà hơn đàn ông mới phải. Tục ta thì phần nhiếu áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn nguời ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dưng nước rót, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá thì không sao, vợ xỉnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỉ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực; ấy là điều trái với đạo công bằng.

Đàn ông chớ nên khinh bỉ đàn bà, chớ nên tranh hết quyền của đàn bà, và chớ nên dùng cách áp chế mà ngược đãi đàn bà. Nghĩa vụ của đàn ông đối với đàn bà là như thế, mà nghĩa vụ của đàn bà đối với đàn ông thì cũng phải kính dạ mà lo công việc nhà chồng, phải giữ gìn cái danh trong sạch để đừng phụ tấm lòng thương yêu của chồng. Chớ nên lấy nễ rằng mình là người của chồng đang quí mến mà mè nheo làm rầy chồng hoặc mắng chó chửi mèo, nói chồng chẳng ra gì, thấy chồng yêu xỏ chân lỗ mũi, lại không trách chồng là phàm phu được. Sách có chữ rằng “phu phụ tương kính như tân” nghĩa là vợ chồng kính trọng nhau như khách. Lại có câu rằng “ phu phụ hoà nhi hậu gia đạo thành” nghĩa là vợ chồng có hoà thuận thì mới nên gia đạo được.”

Như thế, câu “phu xuớng phụ tuỳ” có nghĩa là vợ chồng chung sống hoà thuận với nhau một cách tương kính, bình đẳng, hoà nhã, theo câu châm ngôn “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”, chứ không phải là cách sống “chồng chúa vợ tôi”.

Mấy trăm năm đã trôi qua, tính từ thời đại của cụ Nguyễn Du, xã hội có nhiều biến đổi, luật pháp thời nay không còn giống như luật pháp thời còn vua chúa, cách ăn mặc của con nguời không còn giống cách ăn mặc của thời kỳ cụ Nguyễn Du. Không còn khăn đống áo dài, tứ thân, mà thay vào đó là quần áo kiểu Tây Phương. Thậm chí phụ nữ mặc bikini tại bãi biển, gái không chồng mà mang thai không còn bị gọt đầu bôi vôi hoặc thả trôi sông nữa. Không còn tập quán đàn ông được quyền có nhiều vợ, không còn hủ tục cưới xin theo luật lệ nữ thập tam nam thập lục, cha mẹ không còn hứa hôn cho các con khi con chỉ mới là bào thai trong bụng mẹ. Trai gái gặp nhau ngoài đường phố, không còn nam nữ thụ thụ bất thân nữa, mà tha hồ liếc mắt đưa tình, tha hồ làm quen nhau, nghĩa là phong tục tập quán và truyền thống Việt Nam không bắt buộc phải tồn tại vĩnh viễn và mọi nguời dân phải duy trì.

Thực tế chứng minh không ít truyền thống, tập quán Việt Nam đã bị bãi bỏ một cách mặc nhiên trong dân gian. Vì vậy, người phụ nữ không thể chấp nhận cách sống chịu đựng và bất công của cô Nguyễn Thị Loan trong cuốn truyện “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh trong thời buổi ngày nay.

Nói tóm lại, những truyền thống không tốt khác đã bị bãi bỏ, tạo sao chúng ta không thể thay đổi – chúng tôi không nói là bãi bỏ hẳn mà chỉ thay đổi - truyền thống chồng chúa vợ tôi hoặc kiểu cách sống “phu xướng phụ tuỳ” một cách tuyệt đối thái quá, như đã và đang còn tồn tại từ nhiều thế kỷ qua.

Vì lẽ này, câu “Phu xuớng phụ tuỳ” cũng cần phải được hiểu theo hoàn cảnh xã hội mới, chúng ta không thể nào đang sống trong thế kỷ 21 mà cách suy nghĩ và cách sống lại ở trong thế kỷ 16, 17 hoặc 18, vì chữ “Tuỳ” là dựa theo hoàn cảnh, tuỳ vào tình hình thực tế để quyết định cho phù hợp, nhất là khi chúng ta sống trong một xã hội văn minh tại Hoa Kỳ mà luật pháp không giống như luật pháp của chế độ Việt Nam Cộng Hoà trước 1975, và luật pháp Hoa Kỳ lại càng không giống luật pháp hiện tại của Việt Nam.

Trong châm ngôn Việt Nam có câu “nhập gia tuỳ tục”, mà nguời phụ nữ đã áp dụng và thích ứng rất nhanh trong đời sống mới tại xứ người. Thực vậy, xin mọi người đừng né tránh sự thật, xin hãy thẳng thắn nhìn vào thực tế.Trong cuộc sống của xã hội mới, nguời phụ nữ cũng phải lăn xả ra đời làm việc không thua kém gì đàn ông, từ nông thôn đến thành thị; khi về nhà, lại phải lo làm lụng những việc không tên trong nhà, việc bếp núc; nếu tính giờ lao động, thì mỗi ngày, người phụ nữ đã làm việc nhiều thời gian hơn phái nam.

Chúng tôi đồng ý cần phải giữ lại những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam khi đang sống tại xứ nguời, nhưng chỉ nên giữ lại những gì tốt đẹp và học tập cái tốt của người bản xứ. Chúng tôi cho rằng việc đối xử không bình đẳng, áp chế hoặc bạo hành người phụ nữ không phải là một điều nên gìn giữ.

Trong thời buổi ngày nay, người chồng nên “xướng” những điều gì phù hợp với luật pháp, tập quán xã hội của đất nước mà chúng ta đang sinh sống cho phù hợp với câu “nhập gia tuỳ tục”, và khi người chồng “xướng” một điều gì, người vợ không bị bắt buộc phải “tuỳ thuộc” theo ý muốn của chồng, mà phải “tuỳ” vào luật pháp của quốc gia sở tại, “tuỳ” vào hoàn cảnh gia đình, “tuỳ” vào tình hình xã hội để cân nhắc trước khi quyết định nên “tuỳ” như thế nào?

Chương trình Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB được tài trợ bởi Doors of Hope, Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY06); DC Justice Grants Administration, 04-VW-07 và Governer’s office of Crime Control and Prevention (MVOC 2005-1235). Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc với chúng tôi ở VA: (703) 538-2190; MD: (301) 439-0505, hoặc đường dây giúp đỡ: 1-866-883-9556.

Mạch Sống Số 56 Tháng 3, 2007

Posted on Thursday, March 29 @ 14:16:26 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang