LS Phạm Minh Tuấn
T.T. Dịch Vụ SOS - Houston
Theo luật di trú của Hoa Kỳ, chiếu khán di trú sẽ đuợc cấp khi bạn bảo lănh: cha, mẹ, anh chị em, vợ chồng; chiếu khán không di trú cấp cho các trường hợp: kinh doanh, lao động, hôn thê… Sự khác biệt giữa hai loại chiếu khán trên có ảnh hưởng lớn đến việc xin quy chế thường trú nhân hay xin vào quốc tịch Hoa Kỳ.
Chiếu Khán Di Trú (Immigrant Visa) Là Ǵ?
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lănh thân nhân qua diện “thân nhân trực hệ” (Immediate Relative) nếu họ hội đủ các điều kiện. Ngược lại, nếu không đủ điều kiện, hoặc chỉ có thẻ xanh, th́ thân nhân sẽ được bảo lănh qua diện “thân nhân không trực hệ” (Non-Immediate Relative). Bảo lănh thân nhân qua diện “thân nhân trực hệ” có rất nhiều quyền lợi v́ không bị hạn chế số chiếu khán (Visa) hàng năm. Số chiếu khán này luôn sẵn sàng cung cấp cho thân nhân bên Việt Nam. Thân nhân thuộc thành phần “không trực hệ” phải đợi theo thứ tư. Khi đến lượt, mới được cấp giấy tờ. Con số này thay đổi hàng tháng. V́ vậy xin quí vị liên lạc luật sư của ḿnh để biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (U.S. Department of State) đang làm đến con số nào.
1. Ai Có Thể Xin Chiếu Khán Di Trú Cho Thân Nhân Trực Hệ (Immediate Relative)?
- Phu Thê Của Công Dân Hoa Kỳ: Nếu vợ chồng cưới nhau dưới hai năm, người chồng hoặc vợ sẽ được cấp cho thẻ xanh tạm thời trong hai năm. Sau hai năm định cư tại Hoa Kỳ th́ người ấy sẽ được cấp thẻ xanh cố định.
- Con Của Công Dân Hoa Kỳ: Người con phải dưới 21 tuổi và chưa lập gia đ́nh. Người con có thể là con ruột, con nuôi, và luôn cả con riêng của người vợ hoặc chồng.
- Cha Mẹ Của Công Dân Hoa Kỳ: Người con tối thiểu phải 21 tuổi mới được bảo lănh cha mẹ.
2. Ai Có Thể Xin Chiếu Khán Di Trú Cho Thân Nhân Không Trực Hệ?
a. Những Thành Phần Ưu Tiên Khác Nhau Của Thân Nhân Không Trực Hệ:
i. Ưu Tiên Thứ Nhất: Con của công dân Hoa Kỳ trên 21 tuổi nhưng chưa lập gia đ́nh;
ii. Ưu Tiên Thứ Nh́: (A) Vợ, chồng hay con của người bảo lănh có thẻ xanh dưới 21 tuổi và chưa lập gia đ́nh; (B) con của người bảo lănh có thẻ xanh trên 21 tuổi nhưng chưa lập gia đ́nh;
iii. Ưu Tiên Thứ Ba: Con của công dân Hoa Kỳ đă lập gia đ́nh;
iv. Ưu Tiên Thứ Tư: Anh chị em của công dân Hoa Kỳ.
3. Điều Kiện Để Bảo Lănh Qua Diện Thân Nhân Trực Hệ Ra Sao?
a. Đơn I-130 của người đỡ đầu;
b. Đơn G-325A (tiểu sử của người bảo trợ và thân nhân được bảo lănh);
c. Giấy hôn thú;
d. Giấy khai sinh để chứng minh liên hệ giữa cha mẹ và con cái;
e. Chứng từ là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân;
f. Nếu bảo lănh anh chị em, cần giấy khai sinh của người bảo lănh và thân nhân bên Việt Nam;
g. Chứng từ ly hôn nếu đă từng lập gia đ́nh;
h. Hai (2) tấm h́nh của người bảo trợ và hai tấm h́nh của mỗi thân nhân;
i. Chi Phí cho Sở Di Trú (USCIS) – Con số này thay đổi thường xuyên. Xin độc giả liên lạc luật sư để t́m hiểu thêm;
4. Thủ Tục Để Nộp Hồ Sơ Ra Sao?
a. Sau khi bạn đă hội đủ giấy tờ, luật sư sẽ nộp đơn đến văn pḥng Sở Di Trú.
b. Nếu Sở Di Trú chấp nhận hồ sơ, th́ họ sẽ thông báo cho văn pḥng luật sư. Hồ sơ sau đó sẽ được đưa lên Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (National Visa Center).
c. Nếu bạn bảo lănh thân nhân trực hệ th́ Trung Tâm sẽ lập tức gởi hồ sơ qua Toà Lănh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Toà Lănh Sự Hoa Kỳ sẽ ấn định ngày giờ để phỏng vấn. Nếu bạn bảo lănh theo diện chiếu khán “không trực hệ” th́ bạn phải đợi đến số ấn định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ th́ thân nhân mới được phỏng vấn.
d. Sau khi phỏng vấn thành công, thân nhân của bạn sẽ được khám sức khoẻ và cấp chiếu khán.Thân nhân bạn phải xin giấy xuất cảnh.
5. Những Câu Hỏi Thường Gặp:
a. Câu Hỏi (CH): Tôi là công dân Hoa Kỳ. Tôi muốn bảo lănh một con trai 20 tuổi. V́ thời gian bảo lănh khá lâu, nếu con tôi bước qua tuổi 21 trong khi chờ đợi xét đơn, vậy con tôi có mất diện bảo lănh trực hệ (Immediate Relative) hay không?
i. Câu Trả Lời (CTL): V́ bạn đă nạp đơn xin bảo lănh cho con bạn khi anh ta dưới 21 tuổi, anh ta cũng vẫn được bảo lănh qua diện trực hệ. Luật Bảo Vệ Tư Cách Con Cái của năm 2002 (Child Status Protection Act of 2002) bảo tồn quyền lợi của con bạn. Mặc dù sau đó anh ta 21 tuổi, nhưng vẫn được di cư qua diện trực hệ.
b. CH: Tôi là công dân Hoa Kỳ. Tôi muốn bảo lănh con gái 18 tuổi. V́ gặp phải trở ngại hồ sơ và thời gian bảo lănh khá lâu, con tôi lập gia đ́nh, vậy con tôi có mất diện bảo lănh trực hệ không?
i. CTL: Mặc dù con bạn năm nay chỉ mới 18 tuổi, nhưng v́ cô ta có gia đ́nh nên không được xếp vào hạng “trực hệ” nữa. V́ bạn là công dân Hoa Kỳ và con bạn có gia đ́nh, người con này được xếp vào diện “không trực hệ” ưu tiên thứ ba. Xem trong bản Thông Tin Chiếu Khán (Visa Bulletin) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào tháng Giêng năm 2007, th́ hồ sơ của Toà Lănh Sự Hoa Kỳ chỉ làm đến ngày 1 tháng Giêng năm 1999. Bạn nên xem theo ngày ưu tiên của bạn (priority date) để đoán khi nào con bạn được định cư tại Hoa Kỳ.
c. CH: Mẹ tôi có quốc tịch Hoa Kỳ và đă bảo lănh em tôi và gia đ́nh từ ngày 15 tháng Sáu năm 2000. Tính theo bản thông tin chiếu khán th́ c̣n 1 năm 6 tháng nữa th́ em tôi sẽ được cấp chiếu khán sang Hoa Kỳ. Nhưng rất buồn, mẹ tôi đă qua đời vào tháng trước. Như vậy em tôi có thể sang Hoa Kỳ trong ṿng 1 năm rưỡi nữa hay không?
i. CT: Thưa anh, tôi thật ḷng chia buồn với anh. Nhưng trường hợp này th́ em của anh không thể sang Hoa Kỳ qua diện “không trực hệ” ưu tiên thứ ba qua sự bảo lănh của mẹ anh. Khi người bảo trợ mất, th́ hồ sơ của bạn bị loại bỏ. V́ vậy, chúng tôi thường khuyên thân chủ nên nộp hồ sơ bảo lănh qua nhiều diện khác nhau. Ví dụ trong trường hợp của anh, chúng tôi sẽ khuyên anh nên bảo lănh cho chú em, mặc dù anh ta đă được Mẹ anh bảo lănh. Chỉ có cách này mới bảo tồn quyền lợi cho anh ta.
d. CH: Chồng tôi có quốc tịch Hoa Kỳ và đă làm giấy bảo lănh cho tôi. Trong khi chờ đợi chiếu khán, vợ chồng tôi có chuyện không vui và chúng tôi không liên lạc với nhau nữa. Như vậy, tôi c̣n cơ hội được định cư tại Hoa Kỳ hay không?
i. CTL: Khi chồng chị là công dân Hoa Kỳ bảo lănh chị th́ hồ sơ này được xếp vào diện bảo lănh trực hệ. Nếu trong lúc bảo lănh mà chị và anh nhà ly dị th́ hồ sơ của chị sẽ bị loại bỏ. Nếu anh chị chỉ ly thân, th́ chị vẫn có thể sang Hoa Kỳ. Tuy vậy, Toà Lănh Sự Hoa Kỳ sẽ xem kỹ hồ sơ của chị để phán đoán hồ sơ là thật hay giả mạo. Nếu họ cho đó là giả mạo, không những chị sẽ bị từ chối chiếu khán, mà c̣n ảnh hưởng đến những hồ sơ sau này của chị do người khác bảo lănh. Tội khai giấy tờ giả mạo là một trong những điều luật di trú cấm không cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ. V́ vậy, chị nên tham khảo với một Luật Sư Di Trú tại Hoa Kỳ để hội đủ tài liệu chứng minh đó là hôn nhân thật.
Mạch Sống Số 56, tháng 3, 2007