Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812699
page views since June 01, 2005
MS55 - 02/07: Những Đứa Con Của Cha Mẹ Ly Dị

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Hoạt

(tiếp theo kỳ trước)

e) Có tiền để sống không?
Một mái ấm gia đình, một cuộc sống ổn định giúp trẻ con triển nở về tình cảm, trí năng và thể xác. Sự cắt đứt liên hệ vợ chồng, nhất là khi có liên hệ tình cảm mới, làm giảm đi thiện chí và nhiệt tình đầu tư vào con cái. Sau khi ly dị, hầu như người cha thu nhỏ sự trợ giúp con cái về mặt tài chánh, hậu quả là mức sống của mẹ con bị suy giảm. Giúp con cái hiểu và chấp nhận sự thay đổi này không phải là chuyện dễ. Có thể đưa ra dề nghị cắt bớt những tiện nghi và để con cái đóng góp ý kiến - một dịp cho chúng cái cảm nghĩ làm chủ tình huống mới; tìm cách bù qua bù lại để chúng vẫn có thể vui hưởng như trước và tránh cái lo sợ làm sao để sống còn.

Những biến động và những phản ứng nơi con cái khi cha mẹ ly dị đã được nói tới trong hai số trước đây. Những biến động và phản ứng này rất khác nhau nơi mỗi đứa trẻ tuỳ thuộc những yếu tố dưới đây:

1) Mối tương quan, cách cư xử của cha mẹ đối với nhau và đối với con cái trước và sau khi ly dị.

2) Tuổi của con cái.

3) Phái tính của con cái.

4) Hoàn cảnh, môi trường con cái sống sau khi cha mẹ ly dị.

Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái thích nghi với những biến động để chúng phản ứng và lớn lên một cách lành mạnh về tâm, trí, và thân?
Con cái chỉ có một cha mẹ.

Sau khi ly dị, hai người hết là vợ chồng, hôn thú được xé bỏ. Mỗi người tự tạo cho mình một tương quan mới; người đàn ông đi lấy vợ, người đàn bà lấy chồng. Con cái không có thứ lựa chọn này, chúng mang trong huyết quản của cha mẹ. Dòng máu lưu thông trong thân thể nhận từ cha mẹ. Vì thế cha mẹ vẫn luôn luôn là cha mẹ. Ly dị chấm dứt tình phu thê, nhưng không chấm dứt tình phụ tử và mẫu tử.

Tình mẫu tử rấtù phong phú trong văn chương Việt Nam, phong phú ở lời hay ý đẹp, sâu đậm, sống động, thấm thía, xúc động ở tình tự, ở sự hy sinh. Tình mẹ đi với cuộc đời, hoà lẫn trong giòng máu, nằm sâu trong trái tim mỗi người con. Mỗi người con cảm nhận tình mẹ qua những biến cố cuộc đời.

Y-Vân bị thôi miên từ tiếng ru hời ngọt mềm của mẹ:

Yêu thương, mẹ thao thức bao đêm trường,

Con đã yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao.

Một tác giả vô danh chia sẻ cũng một tình tự:

Thương con mẹ thương con,

Yêu con mẹ yêu con,

Yêu suốt cuộc đời,

Dù con đã lớn khôn.

Thiền Sư Nhất Hạnh cảm thấy tình mẹ bàng bạc như trăng sao, trong mát như giòng suối, linh thiêng soi sáng nâng đỡ cuộc sống tu trì:

Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền

Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng trăng sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…

Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời.

Rồi như một trẻ thơ nũng nịu Thiền Sư hỏi mẹ:

Mẹ ơi, Mẹ ơi

Mẹ có biết hay không?

Biết gì?

Biết là, biết là

Con thương mẹ không?

Có phải tình mẫu tử nghĩa phụ thân chỉ đẹp trong văn chương, hay ở một thời dĩ vãng xa xăm? Trong mấy tuần qua, trên báo chí, trên màn ảnh truyền hình, trên làn sóng vô tuyến đã liên tiếp đề cập, chiếu lên hình ảnh một người đàn ông 35 tuổi, ông James Kim.

Dịp lễ Tạ Ơn vừa qua James Kim cùng với vợ là Kati Kim và hai con, Penelope 4 tuổi và Sabine 7 tháng đi San Francisco chơi. Ngày 25 tháng 11 trên đường trở về Portland họ lái xe theo một đường tắt; nhưng rủi thay không cách chi qua nổi con đường này trong mùa đông và đã bị kẹt lại giữa vùng tuyết dày, trơn trượt. Bị chôn chân trong xe nằm trong tuyết giá; nhiệt độ về đêm xuống dưới độ đông lạnh. Để cầm hơi, hai vợ chồng nhâm nhi trái berry và cho con ăn baby food và crakers chờ dịp may tới. Khi thức ăn cạn dần, Kati phải cho cả hai con bú bằng chính sữa của mình. Sau chín ngày, hy vọng được tiếp cứu trở thành mong manh như sức sống của họ. Không thể ngồi yên để nhìn sức sống của những người mình yêu tàn lụi theo thời gian, James Kim đánh liều lội tuyết đi tìm sự cấp cứu. Anh hứa với vợ con là sẽ trở về. Đó là ngày Thứ Bảy. James Kim, sau chín ngày chỉ ăn trái berry, mặc như khi dạo phố, đã đạp trên tám dặm đường tuyết, sườn đá dốc trơn trượt. Trưa Thứ Tư, những chuyên viên cấp cứu đã thấy thi thể James Kim nơi vùng Oregon hoang dã.

Người ta hỏi nhau “Sức mạnh nào, ý chí nào, động lực nào đã khiến James Kim làm được như vậy?”. Hiển nhiên là tình yêu. Câu nói “Tình yêu mạnh hơn sự chết”, và “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ dám chết cho người mình yêu” rất hợp cho tình yêu của James Kim. Hình ảnh Kati Kim, dù đã kiệt sức, vẫn vắt sữa cho cạn để nuôi sống hai con diễn tả tuyệt vời tình mẫu tử.
Con cái chỉ có một cha mẹ, và cha mẹ luôn mãi là cha mẹ.

Cha mẹ ly dị có thể làm gì cho con mình?
Ly dị là chuyện chẳng đặng đừng và ly dị không đơn giản như mơ tưởng. Có nhiều đoạn đường nhiêu khê, nhiều đêm mất ngủ mà “ai có qua cầu mới hay”.

Chấm dứt một cuộc tình không chỉ vỏn vẹn trong một buổi hầu toà, nhưng là một tiến trình. Nó bắt đầu từ lúc nào không biết, chỉ biết rằng tới một thời điểm những tình tự tốt đẹp đã bị soi mòn hết, giữa hai người là một khoảng trống lạnh lùng, không muốn giáp mặt nhau.

Những nghiên cứu cho thấy những điểm chung dưới đây mà mọi cuộc ly dị đều trải qua, không riêng cho cha mẹ, nhưng cả con cái, nhiều khi “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”.

a) Những biến động tình cảm: Những thân thương, trìu mến, dịu ngọt dần dần bị thay thế bằng những thái độ lạnh nhạt, gắt gỏng, nóng giận, chán chường. Một cảm giác hết thuốc chữa lấn át mọi hy vọng; những đặc tính, những nét cá nhân đã làm hai người say mê nhau, trở thành tầm thường, vô vị, có khi gây cảm giác “buồn nôn”.

b) Hầu toà: Cho dù “chẳng lỗi về ai”, vẫn có luật về ly dị. Một hay cả hai người khi đưa nhau ra toà để xoá bỏ hôn thú thường có những lý lẽ đổ lỗi cho người kia. Luật pháp thường chấp nhận ly dị khi hai người không còn tương hợp và tiến hành thủ tục giấy tờ tiêu huỷ hôn thú của hai người.

c) Chia gia tài: Đối với nhiều cặp ly dị, cao điểm của xung đột xảy ra khi phải chia chác những tài sản vật chất mà hai người đã từng chung hưởng khi còn yêu nhau. Nếu hai người không thể thoả thuận về phân chia tài sản, quan toà sẽ phán quyết thế nào là hợp tình hợp lý.

d) Bảo hộ con cái: Ai có quyền giữ con cái, ai ra khỏi nhà, khi nào có quyền thăm con là những điểm gây nhiều trăn trở nhất cả về tâm lý lẫn luật pháp.

Theo lệ cũ thì người mẹ đương nhiên lãnh phần bảo hộ con cái, trừ khi chứng minh được rằng bà không xứng hợp. Ngày nay việc bảo hộ con được giao cho người xem ra có khả năng cấp dưỡng một nếp sống tốt nhất cho con cái.

Trong trường hợp này, người không có quyền bảo hộ phải nhận cấp dưỡng tiền bạc. Đôi khi toà án cho phép cả hai người có quyền bảo hộ, giáo dục con cái. Trong trường hợp này, con cái có thể ở với mỗi phụ huynh một thời gian đồng đều.


e) Trở thành xa lạ: Những người ly dị đều có một kinh nghiệm chung này. Khi ly dị người phối ngẫu, họ cũng phải ly dị bạn bè, cộng đoàn mà trước đây cả hai nguời đã giao du với. Vợ chồng thường làm bạn với những cặp vợ chồng khác. Sau khi ly dị, hai người cảm thấy không còn thích hợp, không còn thoải mái trong “bối cảnh vợ chồng” nữa; và vì vấn đề sinh sống, có khi cả hai người đều phải dọn tới một nơi đỡ tốn kém hơn, một ngôi nhà hay một chung cư nhỏ hơn, khiêm tốn hơn.


f) Trở lại độc thân: Cảm giác “một mình, độc thân” là một khía cạnh tâm lý ngỡ ngàng, đôi khi trở thành vấn đề. Mỗi người cảm thấy mất mát một phần cái “căn cước” của mình khi còn lứa đôi. Những quyết định, những sinh hoạt hằng ngày bây giờ hoàn toàn cá nhân, không còn là cá-nhân-nhưng-trong-tương-quan-với-người-khác trong hôn nhân.


Những điểm vừa nêu trên có khi phải mất vài năm để chu toàn, có một số người vẫn cứ luẩn quẩn, dở dang trong vài điểm. Con cái cũng phải chia sẻ những gì cha mẹ trải qua trong quá trình ly dị. Vậy cha mẹ có thể làm gì để giảm bớt gánh nặng cho con cái và giúp chúng vào đời một cách yên vui tin tưởng?

Cha mẹ có thể làm gì?
Nên nhớ rằng những hậu quả của ly dị nơi con cái có thể nhẹ đi nhờ giáo dục, dưỡng dục, biết cách đối thoại, và nhất là thái độ yêu thương săn sóc.
Xem ra có hai phương cách hỗ trợ nhau:

a) Sự giúp đỡ từ bên ngoài: Thật là lý tưởng, nếu những can thiệp từ bên ngoài do tôn giáo, nhà trường hay xã hội có thể hoàn tất được những điểm sau đây:

- Giúp con cái nhận định được những lo âu, xao xuyến, hoài nghi, cả những tố cáo đổ lỗi cho nhau.

- Giúp con cái bộc lộ cảm xúc căm giận của chúng.

- Giúp cha mẹ đồng ý với nhau về sự thăm hỏi.

- Giúp cha mẹ trả lời cách thoả đáng những vấn nạn của con cái liên hệ tới ly dị.

- Giúp người chồng/vợ cũ giữ tương quan cha mẹ tốt đẹp với nhau và với con cái.

- Giúp cha mẹ giải quyết những bất đồng, hờn giận nhau.

- Tạo sự nâng đỡ thân thiện của bà con, bạn bè. Đối với trẻ con Việt Nam, thì ông bà nội ngoại là một nguồn trợ lực, nguồn tình yêu có thể thay thế cho những mất mát của đứa trẻ.

b) Những điểm cụ thể cha mẹ có thể làm để giúp con cái và chính mình:

- Cho con cái biết rằng cha mẹ vẫn là cha mẹ, chúng vẫn được yêu thương với tình của cha me.

- Cho con cái biết rằng cha mẹ vẫn có chương trình tiêu khiển với chúng.

- Hiểu rằng con cái cần sự liên hệ với cả cha lẫn mẹ.

- Đừng kéo con cái vào tranh chấp vợ chồng.

- Sống thế nào để con cái vẫn thấy cha mẹ là mẫu mực cho chúng theo.

- Phân chia trách nhiệm để con cái biết lo lắng gìn giữ những gì thuộc cá nhân cũng như phòng ngủ, bàn học...

- Cho con cái có dịp dự phần giải quyết vấn đề trong gia đình.

- Ấn định ngân sách gia đình và đừng thay đổi quá dễ dàng.

- Đừng để con cái thấy những liên hệ với những người khác phái. Nếu có một liên hệ quan trọng nào đó, hãy giới thiệu và từ từ đưa người ấy vào cuộc sống của con cái.

- Nếu có ý định “bước thêm bước nữa”, đừng quên bổn phận với gia đình đầu tiên.

Bởi vì cả vợ lẫn chồng lãnh nhận trọng trách có ý nghĩa nhưng khác nhau về vai trò và liên hệ với con cái mình, việc nuôi nấng, dậy dỗ con cái sau khi ly dị nên có sự đóng góp của cả hai người hơn là chỉ dành cho người có quyền bảo hộ.

Mạch Sống Số 55, tháng 2, 2006

Posted on Tuesday, February 06 @ 15:59:35 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang