Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27777257
page views since June 01, 2005
MS55 - 02/07: Vitamin và Bệnh Ung Thư

Sức Khoẻ

Trúc Nghiêm

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm chết người, nhưng nguyên nhân của nó thì đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Những dự báo y học khả quan nhất cũng phải cho là đến đầu thế kỷ 21 con người mới có thể tìm ra căn nguyên đích thực và trên cơ sở đó mới có thể khống chế được bệnh ung thư. Tuy nhiên, con người cũng đã tìm ra nhiều cách chữa trị ngày càng có kết quả, và một trong số những biện pháp hữu hiệu, đó là thuốc. Người ta đã nói tới nhiều loại vitamin có khả năng phòng và chống ung thư, nhưng ngược lại cũng có nhiều loại vitamin giúp cho các khối u ác tính phát triển.

Vitamin phòng chống ung thư
Trong thời gian gần đây đã có nhiều thông báo về khả năng phòng bệnh ung thư của một số thực phẩm, chủ yếu là các loại rau xanh, hoa quả như cà chua, súp lơ, bắp cải, đậu tương, quả cà tím, tỏi, cà rốt...

Thống kê dịch tễ học tại những vùng dân cư có tập quán ăn uống khác nhau ở nhiều vùng trên thế giới đã cho những con số rất thuyết phục về tác dụng phòng chống ung thư của nhiều loại thực phẩm chứa chủ yếu 2 loại vitamin là C và E.

Nhà bác học Pauling, người Mỹ hai lần được giải thưởng Nobel đã ca ngợi hết lời về những khả năng kỳ diệu của vitamin C trong việc phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch và cả sự lão hoá cơ thể. Vitamin E và Bêta-caroten cũng đã được nhiều hãng dược phẩm trên thế giới dùng làm nguyên liệu cho những loại thuốc khác nhau và được quảng cáo về tác dụng phòng và chống ung thư.

Hiện nay, trong khẩu phần ăn của nhiều người trên thế giới và cả ở nước ta cũng đã có dồi dào nhiều loại rau củ và hoa quả chứa những loại vitamin nói trên.

Những vitamin có tác dụng làm cho ung thư phát triển
Thông tin này nhiều người còn chưa được biết (ngay cả một số thầy thuốc), do đó đã dẫn đến việc chỉ định nhầm, không góp phần ngăn chặn sự phát triển của ung thư mà lại “tiếp tay” cho các tế bào ác tính có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng phát triển và di căn, dẫn đến cái chết càng sớm hơn.

Vitamin B12
Cách đây vài thập kỷ, thứ thuốc có màu hồng quyến rũ này được nhiều người dân nước ta mê tín coi là thứ thuốc “đại bổ” nên đã lạm dụng trong việc sử dụng nó. Tác dụng đầu tiên mà người ta khám phá ra vai trò của vitamin B12 là chống lại bệnh thiếu máu có hồng cầu to (bệnh Biermer), và sau này là tác dụng đối với các nơron thần kinh nên thường được dùng phối hợp với vitamin B1 và vitamin B6 để điều trị nhiều căn bệnh đau nhức, tê bại... Về tác dụng dược lý, vitamin B12 có khả năng làm cho các tế bào tăng trưởng mạnh, vì thế bệnh nhân bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to sau khi được điều trị bằng vitamin B12 đã nhanh chóng hồi phục. Về mặt cơ chế bệnh sinh, ung thư cũng là một căn bệnh mà sự phát triển các tế bào ác tính là vô tổ chức và không thể kiểm soát nổi. Các thuốc điều trị ung thư đều nhằm hoặc là tiêu diệt tế bào hoặc là kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi dùng kết hợp với các thuốc kích thích miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho cơ thể chống lại các tế bào được coi là ngoại lai này.

Vì thế việc dùng thứ vitamin được coi là thuốc bổ này cho các bệnh nhân ung thư chỉ là làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn mà thôi. Trong thực tế, ít khi các thầy thuốc chỉ định dùng vitamin B12 cho bệnh nhân ung thư mà chủ yếu là tự bệnh nhân mua dùng hoặc người nhà, người hân mua biếu với thiện ý “bồi dưỡng.” Cần hết sức lưu ý là hiện nay có khá nhiều thứ thuốc được xếp vào loại thuốc bổ hay thuốc tăng lực có phối hợp nhiều loại dược chất khác nhau như các loại muối khoáng, vitamin, tinh chất nhân sâm... đều có chứa một hàm lượng vitamin B12 nhất định, chẳng hạn như viên “thuốc đạm” Pharmaton khá nổi tiếng có chứa tới 100 microgram vitamin B12. Có rất nhiều người, kể cả các thầy thuốc do không tìm hiểu kỹ đã chỉ định dùng viên thuốc được xem là chống suy nhược này cho các bệnh nhân ung thư. Đó là một sự “thiện ý” tác hại không ngờ tới trước.

Vitamin B1
Đây là loại vitamin không thuộc diện chống chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhưng phải hết sức thận trọng khi dùng nó cho các đối tượng này. Một số bệnh nhân ung thư như bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu), bệnh ung thư đường tiêu hoá và một số khối u ác tính tiến triển nhanh đều gây ra hậu quả thiếu hụt vitamin B1 nên thường được các bác sĩ chỉ định cho dùng bổ sung trong quá trình điều trị. Hơn nữa, khi dùng các thuốc điều trị khối u cũng phát sinh ra sự thiếu hụt này dẫn đến những hậu quả như tê bì, suy giảm trí nhớ và tăng lượng acid lactic trong máu (gây tình trạng toan hoá máu). Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B1 cho bệnh nhân thì lại gây ra sự tăng trưởng của các khối u làm cho ung thư tiến triển mau hơn.

Quan hệ giữa vitamin B1 và ung thư đã được làm sáng tỏ vào năm 1997. Cơ chế của sự kiện này là khi các tế bào ung thư phân chia với tốc độ nhanh đã sản sinh ra một loại đường là ribose. Đó là một khung để hình thành các vật liệu di truyền quan trọng của các tế bào sống là ADN và ARN. Các vật liệu này lại rất cần thiết cho sự hình thành các tế bào ung thư mới. Ở các tế bào bình thường sự tái tạo này rất cần đến oxy, nhưng các tế bào ung thư do tốc độ phát triển nhanh đã tìm cách “sáng tạo” ra một con đường khác không cần đến oxy thông qua một loại enzym gọi là transketolase (gọi tắt là TK), mà con đường này lại rất cần đến vitamin B1. Các nhà khoa học gọi cơ chế tương hỗ này là “phản ứng phụ thuộc vitamin B1”.

Phát hiện quan trọng trên không những có giá trị hạn chế việc dùng vitamin B1 cho những bệnh nhân ung thư mà còn định hướng cho việc tìm kiếm một loại thuốc có tác dụng kìm hãm enzym TK nhằm chữa trị ung thư. Vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là tìm một phương pháp hợp lý để không bị quá liều vitamin B1 khi điều trị cho bệnh nhân ung thư mà lại không để họ bị rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Mạch Sống Số 55, tháng 2, 2006

Posted on Tuesday, February 06 @ 15:51:06 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang