Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776665
page views since June 01, 2005
MS55 - 02/07: Để Tài Trợ Một Tổ Chức

Tài Chánh

Phi Lợi Nhuận

TS Nguyễn Đình Thắng

LTS. Trang Xây Dựng & Phát Triển Cộng Đồng ghi lại nội dung những buổi hướng dẫn và huấn luyện dành cho các tổ chức phi vụ lợi do UBCNVB thực hiện trong 8 năm qua ở nhiều nơi trong chương trình mệnh danh “Cộng Đồng Là Tổ Ấm”. Mục đích của chương trình này nhằm gia tăng vốn xã hội cho cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ. Qua đó, UBCNVB đã cố vấn và hướng dẫn cho trên 50 tổ chức phi vụ lợi về phát triển nội lực và đã giúp xin trên 2 triệu Mỹ kim cấp khoản cho nhiều tổ chức trong số này.



Thường khi nói đến duy trì và phát triển tổ chức phi lợi nhuận (non-profit organization) người ta nghĩ ngay đến tài chíùnh. Thực ra tài chính chỉ là một trong nhiều yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển tổ chức. Bài này giải thích về các nguồn tài trợ cho một tổ chức phi lợi nhuận. Các bài tiếp theo sẽ luận về các yếu tố quan trọng không kém và có khi hơn cả tài chính.

Bài này có mục đích khuyến khích những ai muốn phục vụ cộng đồng và xã hội không nên bi quan về vấn đề tài chính vì nguồn tài trợ to lớn và đa dạng.

Những kỹ năng đặc thù cần thiết cho việc tạo nguồn tài chính đều có thể học được. Mặt khác, bài này giúp cho mọi người hiểu rằng việc xin cấp khoản của chính phủ hay tư nhân phải thông qua một quy trình rõ ràng và chịu sự kiểm soát khắt khe của nguồn cấp khoản nên không dễ lạm dụng.

Điều làm tôi phấn khởi là trong thời gian qua nhiều tổ chức dân sự cũng như tôn giáo trong cộng đồng chúng ta đã học rất nhanh và đã thành công trong việc xin cấp khoản. Một số tổ chức nay đã có nhân viên toàn thời. Nhưng kỳ thú nhất là Thượng Toạ Thích Viên Đức, Viện Trưởng Tu Viện Tường Vân ở Virginia, gần đây đã đích thân lên Chicago để tham dự buổi huấn luyện viết đề án xin cấp khoản. Và kết quả là tu viện này đã nhận được cấp khoản để thực hiện một số chương trình phục vụ cộng đồng.

Các Nguồn Thu Nhập
Ở Mỹ hiện có 1.6 triệu tổ chức phi lợi nhuận hoạt động và mỗi năm có thêm 80 ngàn tổ chức mới ra đời. Ngân sách tổng cộng của các tổ chức này lên đến 225-250 tỉ Mỹ kim mỗi năm. Trong đó 10% đến từ chính quyền và 90% đến từ các nguồn đóng góp của tư nhân. Câu hỏi là làm sao một tổ chức phi lợi nhuận có thể lấy được về cho mình một phần của ngân sách to lớn này.

Có ba cách: (1) xin cấp khoản, (2) gây quỹ, và (3) bán dịch vụ hay sản phẩm.

Mỗi cách tạo thu nhập là một lãnh vực sâu rộng riêng, đòi hỏi kỹ năng chuyên biệt. Những kỹ năng này đều có thể học được. Sau đây là phần hướng dẫn tóm tắt.

Xin Cấp Khoản (Grants)
Hai nguồn cấp khoản chính gồm có các cơ quan chính quyền và các sáng hội (foundations).

Chính quyền lại có ba cấp: liên bang, tiểu bang và địa phương.
Hàng năm chính quyền liên bang cắt một phần tiền thuế liên bang của dân để cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận nhằm phục vụ xã hội, nhân quần. Chính quyền liên bang cấp ngân khoản bằng hai cách: trực tiếp và qua trung gian.

Đối với cấp khoản trực tiếp, một tổ chức phi lợi nhuận nộp đề án (proposal) thẳng đến cơ quan liên bang.

Cách thứ hai là qua trung gian của chính quyền tiểu bang và địa phương.

Trong cách này chính quyền liên bang trao lại cho chính quyền tiểu bang một khoản tiền, thường dựa theo tỉ số người nghèo tính từ các số liệu của cuộc kiểm tra dân số, và các tổ chức phi lợi nhuận phải nộp đề án xin cấp khoản với chính quyền tiểu bang. Nhiều khi chính quyền tiểu bang lại giao cấp khoản xuống cho chính quyền địa phương để phân phối.

Bên cạnh đó, chính quyền tiểu bang và địa phương cũng có quỹ riêng của họ lấy từ tiền thuế của dân. Những quỹ riêng này thường rất nhỏ so với ngân sách giao xuống từ quỹ liên bang.

Nói chung chung, cấp khoản ở mức liên bang thường lớn hơn ở mức tiểu bang và địa phương nhưng cũng khó xin hơn vì gặp phải nhiều cạnh tranh—các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn quốc đều có thể nộp đơn xin cấp khoản.

Còn ở mức tiểu bang, các cấp khoản tuy thấp hơn nhưng giới hạn cho những tổ chức hoạt động trong phạm vi tiểu bang. Ở cấp địa phương, do tiền thuế thâu hạn chế, những cấp khoản thường khiêm nhường nhưng bù lại tương đối dễ xin vì chỉ phải cạnh tranh với những hội trong vùng địa phương.

Chính quyền Bush đặc biệt dùng chính tổ chức phi lợi nhuận làm trung gian để phân phối cấp khoản cho các tổ chức nhỏ hơn. Song song với cấp khoản, các tổ chức trung gian còn có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức nhỏ phát triển và trường tồn.

Tất cả các cấp khoản của chính quyền, dù là liên bang, tiểu bang hay địa phương đều đến từ tiền thuế của dân. Do đó, xin cấp khoản có thể hiểu là thu hồi lại chính tiền thuế của mình để phục vụ cho đồng loại.

Mọi cấp khoản của chính quyền đều được công bố cho quần chúng, phần lớn qua website. Chẳng hạn, các cấp khoản của chính phủ liên bang đều được công bố qua hội trang grants.gov.

Nguồn cấp khoản thứ hai đến từ các sáng hội (founations).  Đây là những tổ chức phi lợi nhuận không thực hiện chương trình, không cung cấp dịch vụ mà chỉ xin tiền để rồi tài trợ lại cho những tổ chức phi lợi nhuận khác. Hiện nay có khoảng 100 ngàn sáng hội ở Hoa Kỳ, phần lớn rất nhỏ. Một sáng hội nhỏ có thể chỉ cấp ngân khoản tổng cộng vài chục ngàn Mỹ kim một năm. Sáng hội lớn cấp ngân khoản lên đến nửa tỉ mỗi năm.

Có nhiều loại sáng hội khác nhau. Trước hết, có những sáng hội gia đình và cá nhân. Có những vị đại tư bản đã lập ra sáng hội bằng tiền của chính họ và cũng có những gia đình anh em góp tiền với nhau để lập sáng hội vinh danh cho một người thân quá cố.

Nhiều sáng hội do các công ty thành lập. Các hãng lớn, các ngân hàng bề thế phần lớn đều có sáng hội của họ. Qua đó họ vừa phục vụ xã hội, vừa tạo được tiếng tăm, vừa được khai trừ thuế.

Nguồn cấp khoản thứ ba đến trực tiếp từ các công ty và thường chỉ dành cho các tổ chức nằm trong vùng hoạt động của công ty. Chẳng hạn phần lớn các chi nhánh ngân hàng đều có một quỹ nhỏ để tuỳ nghi tài trợ cho những hoạt động văn hoá hay hội hè trong cộng đồng hay để cứu trợ cho người neo đơn. Năm 2002 các công ty tài trợ 12 tỉ Mỹ kim trong khi các sáng hội đóng góp 27 tỉ.

Chính quyền và các sáng hội lớn công bố chương trình cấp khoản ra quần chúng. Qua đó họ thông tin về mục đích, tiêu chuẩn, thời hạn, và thể thức nộp đề án. Nhiều khi cấp khoản được căn cứ vào địa dư. Chẳng hạn có cấp khoản áp dụng cho toàn quốc, nghĩa là bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận ở đâu trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng có thể nộp xin để thực hiện chương trình tại địa phương của mình. Lại có cấp khoản chỉ áp dụng cho một vùng hay một khu vực nào thôi. Một nguyên tắc tổng quát là, cấp khoản mở ra càng rộng thì càng khó xin vì rất nhiều tổ chức ở khắp nơi cùng nộp xin; ngược lại, cấp khoản dành riêng cho một địa phương dễ xin hơn nhưng cũng thường nhỏ hơn.

Viết Đề Án Xin Cấp Khoản
Muốn xin cấp khoản, tổ chức phi lợi nhuận phải viết một đề án theo khuôn mẫu do nguồn cấp khoản đòi hỏi. Như vậy, điều cần làm trước nhất là biết được những tiêu chuẩn và điều kiện của cấp khoản. Các tiêu chuẩn và điều kiện này được công bố trong bản yêu cầu nộp đề án (request fro proposal, hay RFP) do nguồn cấp khoản phổ biến. Mỗi bản RFP như vậy thông tin về mục đích của cấp khoản, thể lệ và điều kiện nộp đơn, nội dung đòi hỏi, ngân sách tối đa có thể xin, thời hạn thực hiện đề án, hạn chót nộp đơn…

Ngoại trừ chính quyền liên bang, các nguồn cấp khoản tiểu bang, địa phương hay tư nhân mỗi nơi có những tiêu chuẩn và điều kiện khác nhau. Tuy nhiên mọi đề án xin cấp khoản đều phải bao gồm một số yếu tố căn bản, mặc dù chúng có thể phải sắp xếp theo trình tự khác nhau tuỳ theo đòi hỏi của nơi cấp ngân khoản. Các yếu tố này gồm có:

(1) Nhu cầu: Trong phần này, đề án cần nêu rõ vấn đề con người cần giải quyết.

(2) Mục đích và mục tiêu: Đây là kết quả mà tổ chức xin cấp khoản hứa hẹn sẽ đạt được với cấp khoản.

(3) Cách thức và lịch trình thực hiện: Tổ chức xin cấp khoản cần chứng minh được rằng mình có kế hoạch khả thi để đạt mục tiêu. Kế hoạch này cần có những mốc điểm và thời hạn cho từng công tác chính yếu.

(4) Theo dõi và đánh giá: Khi hứa hẹn kết quả, tổ chức xin cấp khoản cần chứng minh kế hoạch đo lường kết quả ấy.

(5) Kế hoạch nhân sự: Tổ chức xin cấp khoản cần đưa ra kế hoạch sắp xếp nhân sự hợp lý để thực hiện dự án.

(6) Khả năng và thành tích của tổ chức: Đây là yếu tố “chọn mặt gởi vàng”. Tổ chức xin cấp khoản cần chứng minh rằng mình có khả năng thực hiện những điều hứa hẹn và có khả năng quản lý cấp khoản theo đúng quy tắc của sở thuế liên bang và đòi hỏi của nguồn cấp khoản.

(7) Ngân sách: Tổ chức xin cấp khoản cần chứng minh việc sử dụng hợp lý cho từng khoản ngân sách một.

(8) Hợp tác: Khuynh hướng hiện nay của các nguồn cấp khoản là đòi hỏi sự hợp tác giữa tổ chức xin cấp khoản và các tổ chức liên hệ khác. Họ tin rằng sự hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả của cấp khoản.

(9) Kế hoạch trường tồn: Nguồn cấp khoản quan niệm rằng tiền của họ là một sự đầu tư và muốn thấy chương trình họ tài trợ sẽ tiếp tục hoạt động sau khi cấp khoản chấm dứt.

Thực ra, viết đề án xin cấp khoản chính là quá trình đấu thầu giữa tổ chức xin cấp khoản và nguồn cấp khoản và tuân theo một thể thức rõ rệt.

Các Nguồn Ngân Khoản Khác
Có hai cách khác để tài trợ cho một tổ chức phi lợi nhuận: gây quỹ và bán dịch vụ hay sản phẩm.

Tiền đóng góp của tư nhân, qua gây quỹ, chiếm ¾ (khoảng 160 tỉ mỗi năm) tổng số thu nhập của khu vực phi lợi nhuận. Phần lớn số tiền này được đóng góp cho các tổ chức tôn giáo và những tổ chức lớn như Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, Salvation Army, Hướng Đạo Hoa Kỳ… Các tổ chức này có cả một kế hoạch dài hạn để gây quỹ qua đóng góp tư nhân mà mục tiêu tối hậu là xây dựng đội ngũ đóng góp mãn đời và để lại gia sản cho tổ chức trong di chúc.

Một cách tạo thu nhập nữa làø kinh tài y hệt như một công ty tư nhân. Qua đó các tổ chức phi lợi nhuận cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ hay thương nghiệp tư. Tuy chưa đầy 1% các tổ chức phi lợi nhuận chọn con đường này, con số này gia tăng mỗi năm. Ít ai biết được rằng tổ chức quản trị sức khoẻ Kaiser Permanente, Đại Học Stanford, công ty Mitre, v.v. là những tổ chức phi lợi nhuận vì chúng hoạt động y hệt như một công ty kinh tài. Sự khác nhau chỉ nằm ở chỗ công ty phi lợi nhuận phải đầu tư “lợi nhuận” cho phúc lợi của người dân chứ không được bỏ túi hay dùng cho tư lợi.

Kết Luận
Hàng năm quỹ hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận Hoa Kỳ lên đến 250 tỉ Mỹ kim. Tiếc rằng cộng đồng người Việt chưa biết cách để thụ hưởng nguồn tài nguyên to lớn này nhằm phục vụ người dân và phát triển cộng đồng. Chúng ta không thể biện bạch rằng cộng đồng Việt còn non trẻ—tính theo tỉ lệ, các tổ chức Lào và Cambốt đã lấy về được cho cộng đồng họ nhiều lần hơn chúng ta.

Mặc dù tài chính chỉ là một trong nhiều chỉ dấu của sự thành công, điều này cho thấy khả năng tổ chức của cộng đồng người Việt hãy còn yếu. Một số ít tổ chức Việt tương đối thành công trong việc xin cấp khoản thì lại muốn giữ cho riêng mình những kinh nghiệm quý báu ấy. Kết quả là cộng đồng nói chung chậm lụt so với các cộng đồng bạn và chịu nhiều thiệt thòi.

Loạt bài này có mục đích cung ứng cho những ai có ý hướng xây dựng cộng đồng những kiến thức căn bản để từ đó có thể tự mình tìm hiểu thêm. Nếu thuận tiện, họ cũng có thể tham gia những buổi hướng dẫn về kỹ năng mà Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển thường tổ chức ở nhiều nơi.

Mạch Sống Số 55, tháng 2, 2006

Posted on Tuesday, February 06 @ 15:14:05 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tài Chánh
· News by tuyethoang


Most read story about Tài Chánh:
Tìm Hiểu Về Luật Phá Sản

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tài Chánh


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang