Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776951
page views since June 01, 2005
MS55 - 02/07: Tìm Lại Được Mùa Xuân

Mái Ấm Gia Đình

Thịnh Dương

Ông Tâm điên đầu vì một bài báo đăng ở trong nước, được một tờ nhật báo ở hải ngoại đăng lại. Bài báo nói về nỗi cơ cực, bị bạo hành của những tầng lớp công nhân, bị các chủ nhân Đại Hàn, Đài Loan “móc ngoặc” với những tên cán bộ đỏ, bóp chẹt, hà hiếp, không được kêu oan.

Bài báo cũng đề cập tới một nữ công nhân trẻ, vì không chịu nổi sự uất ức đã dám lên tiếng phản đối những việc làm tồi tệ, xảo trá xấu xa và bóc lột của những tên chủ nhân nước ngoài. Do đó đã bị đánh đập, buộc cho nghỉ việc trước sự làm ngơ của chính quyền đương thời.

Người nữ công nhân này có cái tên rất đẹp: Hà Yến Nhi. Một cái tên mà ông Tâm nghe rất quen, và đã được nghe nói đến rất nhiều lần. Nhất thời ông không thể nghĩ ra: ở đâu và lúc nào?

Ngoài ra bài viết còn cho biết: vì bị đuổi việc, cô gái này phải lao vào đi làm cho các phòng trà về đêm để kiếm tiền ăn học (hiện cô đang học ngành Y khoa). Và cũng nhờ vào nhan sắc mặn mà, cô đã kiếm được khá nhiều tiền nhưng cũng nhiều tủi nhục. Ước mong của cô là chỉ mong kiếm được việc làm lương thiện, dù ít tiền. Nhưng sống được như vậy ở xã hội này thật khó quá!
Chuyện của cô nữ công nhân này đã làm ông Tâm mất ăn, mất ngủ nhiều đêm. Và ông chợt nhớ đến người bạn thân thiết của ông tên Hà Vũ.

Bất giác ông rùng mình, lo sợ. Giác quan thứ sáu của ông như linh tính: cô gái này có thể là con gái của người bạn chí thân trong trại cải tạo. Chả lẽ có sự trùng hợp, ngẫu nhiên như vậy sao?! Bạn của ông đã chết hay còn sống? Và hình ảnh của cô bé Yến Nhi lúc nào cũng in sâu đậm trong tâm khảm ông không dứt được.

Các đội tù của trại Z.30A mỗi khi đi lao động khổ sai về, đều phải đi ngang qua khu thăm nuôi nằm dưới chân đồi để lên trại giam nằm trên ngọn đồi Phượng Vĩ. Đội tù của ông thấy cô bé khoảng bốn, năm tuổi mặc chiếc đầm trắng, cặp mắt tròn xoe long lanh, trong sáng với sóng mũi dọc dừa trên khuôn mặt trắng hồng đứng dáo dác ngoài cổng nhà thăm nuôi, nhìn những đoàn người rách rưới, xanh xao, vàng vọt đi qua. Anh em trại tù biết ngay là con gái của Hà Vũ. Mọi người đều khen anh có cô con gái rất xinh đẹp và dễ thương.

Hà Vũ là người bạn thân thiết nhất của ông trong trại cải tạo. Không hiểu trời xui đất khiến làm sao, hai người cùng trình diện một lượt tại trường Gia Long, cùng chung ở các trại: An Dưỡng, Suối Máu, Trảng Lớn, Đồng Ban và Z30A này. Có khi hai người cùng đội cùng tổ, cũng có khi khác đội, khác tổ nhưng cùng một trại. Hai người gắn bó keo sơn như hình với bóng, cùng ăn cùng chơi đến nỗi anh em gán ghép cho là cặp “Pê đê”.

Hà Vũ tính tình ít nói nhút nhát như con gái, thân hình gầy gò, trắng trẻo như thư sinh nhưng nấu ăn rất tuyệt. Còn ông mồm miệng có phần lẹ hơn, mạnh bạo hơn và khoẻ hơn, nên được giao phần chôm chỉa, thu hoạch về “cải-thiện”. Còn Hà Vũ chỉ lo phần nấu nướng.

Gần 3 năm, Hà Vũ được tha về sớm. Anh vừa buồn, vừa vui: buồn vì xa ông, vui vì sắp gặp lại gia đình. Trước khi chia tay nước mắt ngắn, nước mắt dài như đàn bà. Anh hứa sẽ vào thăm ông vào một ngày nào đó.

Và anh vào thăm thật. Cùng đi với anh có cả Hà Yến Nhi, cô bé dạo này khá lớn và đẹp thêm ra. Còn Hà Vũ đen đủi, gầy gò, quầng mắt thâm sâu, dáng người mệt mỏi, phờ phạc. Anh cho biết việc làm ăn ở ngoài khấm khá, nhưng ông không tin. Trước khi ra về Hà Vũ nắm chặt tay ông, đôi mắt ngấn lệ. Anh đẩy con gái về phía ông, giọng run run nói:

- Anh Tâm! Nếu tôi có mệnh hệ nào, xin anh làm ơn nuôi nấng cháu Nhi, nó còn bé quá. Anh hứa với tôi đi, hứa cho tôi yên lòng.

Ông Tâm cũng không ngăn được sự xúc động đưa tay kéo bé Nhi vào lòng:

- Anh đừng nói gở, chúng ta là bạn chết sống, tôi sẽ thay anh lo cho cháu.

Hà Vũ mỉm cười như mếu.

Từ đó ông không còn gặp Hà Vũ nữa. Thời gian trôi qua, đã mười mấy năm rồi.

Nay đột nhiên đọc thấy tên Hà Yến Nhi trên báo, ông bồi hồi, xúc cảm, lo lắng vô cùng. Lời cuối cùng của bạn như còn văng vẳng bên tai.

Những ngày sau đó, ông phôn cho một người bạn cũ bên Việt Nam, nhờ tìm cách liên lạc với anh phóng viên trẻ của tờ báo nọ, để tìm hiểu lý lịch của Hà Yến Nhi.

Không khó khăn gì, người bạn cũ đã tìm ra. Quả như ông linh tính Hà Yến Nhi chính là con gái của Hà Vũ. Được tin, ông rất hồi hộp lẫn vui mừng. Ông vội vàng đăng ký chuyến bay sớm nhất về Sài Gòn.

Ngồi trên máy bay. Ông nghĩ tới thương bạn, và cũng thương cho thân phận mình.

Ông tù cải tạo hơn 6 năm sau mới được tha về, cuộc sống của ông cơ cực rất nhiều. Trước năm 1975 ông làm việc trên cao nguyên, di tản về Sài Gòn, rồi đi tù, ra tù. Không nhà cửa, không nơi nương tựa. Ông sống nay đây mai đó, làm đủ mọi việc, không kể quản ngại khó nhọc để kiếm tiền nuôi vợ con. Không may vợ ông mất sớm khi đứa con trai thứ hai ra đời mới được 2 tuổi, chịu cảnh “gà trống nuôi con” làm ông vất vả trăm bề. Nhiều lúc kiệt sức nhưng phải gắng gượng khi nhìn thấy hai con còn quá nhỏ. Để bù lại sự cực khổ, ông trời đã cho ông gặp nhiều may mắn trong công việc làm, do đó ông mới có đủ tiền để lo cho ông cùng các con tới đất Mỹ theo diện HO.

Cũng như phần đông nhiều gia đình khác, thật khó khăn cho một cuộc sống mới trên một xứ xở lạ, không nghề nghiệp, không một chút tiếng Anh, tất cả đều làm lại từ đầu. Ông lao vào làm đủ mọi công việc: từ quét dọn cầu tiêu, nhà tắm, đến lau bàn, rửa chén, cắt cỏ. Rồi nghề dạy nghề, việc nọ xọ qua việc kia, ông đã có kinh nghiệm, dần dà cuộc sống cũng ổn định, con cái được đi học đầy đủ, lên đại học, ra trường, rồi có công ăn việc làm vững chắc, nhàn hạ không cực khổ như ông trước kia. Hiện thời con cái ông đã có gia đình riêng. Ông cũng đã già về hưu, hưởng tiền hưu để sống qua ngày. Đối với ông như vậy là quá đủ, không còn mong ước gì hơn nữa.

Về cuộc sống vật chất là như vậy, nhưng về mặt tinh thần ông rất đau khổ. Không có đứa nào biết nghĩ tới ông hết. Đứa thì chỉ biết lo cho bên vợ, đứa thì chỉ biết sống ích kỷ riêng cho gia đình mình. Từ khi lập gia đình tới giờ, mấy năm rồi chúng chỉ thăm ông đôi lần, “đá gà, đá vịt” cho có lệ. Ngày Tết, ngày giỗ của mẹ chúng, vẫn không thấy mặt chúng đâu, hoặc giả lâu lâu ông nhận được tấm check năm, bảy chục đồng để lo đám giỗ. Ông rất buồn tủi. Ông đâu có cần tiền mà chỉ cần sự có mặt của con cháu, nào chúng đâu có ở xa xôi gì, chỉ ở quanh quẩn chung quanh thành phố Quận Cam này. Mà ông đâu có xử tệ với con cái, không phải tự hào, ít có người đàn ông nào vợ chết, ở vậy nuôi con cho tới ngày khôn lớn như ông. Vậy mà chúng vẫn không đoái hoài tới ông, nhiều lúc ông quá buồn tủi, khóc thầm trong đêm. Nỗi cô đơn buồn chán làm cho ông mắc bệnh trầm cảm. Đôi lúc ngồi trước bàn thờ vợ, ông cảm thấy chán nản không còn thiết sống nữa, chỉ cầu nguyện mong sao cho được thoát khỏi kiếp sống này.

Nghĩ tới con, ông lại chợt nghĩ đến một người bạn trẻ đáng tuổi con ông, mà ông đã quen trong những lần đi bộ tập thể dục ngoài công viên vào những ngày thứ bảy, chủ nhật. Hai người tuy tuổi cách nhau xa nhưng lại rất tâm đầu ý hợp. Mỗi khi có chuyện gì buồn bực hay vui vẻ cậu trẻ này thường đến tâm sự với ông, hoặc biết chỗ nào có món ngon vật lạ nào đều rủ ông đi thưởng thức. Hai người đối xử thân tình với nhau như cha con. Cậu trẻ này là một kỹ sư làm việc cho hãng máy bay, không cha mẹ, bà con, họ hàng thân thích. Câu chuyện cậu qua được Mỹ cũng đáng tức cười: bốn tuổi đi bán mía ghim ngoài bến Bạch Đằng, dòng người xô đẩy làm sao cậu lọt được lên tàu, tàu ra khơi đưa cậu đến đất Mỹ. Được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi, cho cậu ăn học thành người. Cậu không biết cha mẹ của mình là ai, có dò hỏi hàng xóm, nhưng không ai biết họ đã đi đâu, biệt tích nơi nào. Nhờ cậu trẻ này giúp ông vơi đi phần nào phiền muộn, trầm cảm.

Khí hậu Sài Gòn thật nóng nực, oi bức khó chịu. Bộ mặt thành phố thay đổi rất nhiều, đường xá như mạng nhện, nhà cửa mọc như nấm, xe cộ chạy như mắc cửi, người đông như cá hộp. Một sự hỗn độn, vô trật tự chưa từng thấy. Những cảnh đẹp cổ kính, những thắng cảnh, con đường nên thơ, những nét đẹp tự nhiên đã biến mất, thay vào đó là những căn nhà lầu, những khách sạn, những khu ăn chơi giải trí, làm cho ông không còn nhận ra được Hòn Ngọc Viễn Đông năm xưa.

Nhờ người bạn, ông đã kiếm được Hà Nhi và nhận ra ngay khi mới gặp, chỉ có điều cô bé trông có vẻ đứng đắn, dày dạn phong sương, sắc sảo hơn trước nhiều. Riêng Hà Nhi khó nhận ra được ông, ông phải tự giới thiệu và mục đích của mình tới đây. Cô bé ôm chầm lấy ông khóc nức nở: “Ba cháu nhắc đến bác rất nhiều, không ngày nào là không nói đến. Trước khi biết mình sắp mất, ông có để lại cho bác bức thư. Cháu đã đi tìm bác khắp nơi, ngay cả trại tù xưa kia.”

Đoạn, cô bé đi tới bàn thờ với tay lấy khung ảnh của Hà Vũ, lật đằng sau, cậy tấm bìa cứng, lấy ra một mảnh giấy lót ở phía trong đưa cho ông. Ông Tâm run run cầm tờ giấy giở ra:

“Anh Tâm thân mến,

Tôi biết bệnh tình của mình, chắc chẳng sống được bao lâu, lấy sức tàn, tôi gắng gượng viết cho anh vài dòng, sợ rằng lúc nằm xuống không còn kịp.

Khi ở tù ra, về nhà gặp lúc vợ đau nặng, con ốm yếu. Tôi đã phải gắng sức làm việc để mưu sinh, nhưng vẫn không đủ sống, không đủ tiền thuốc thang cho vợ. Ngày tôi lên gặp anh là lúc tôi đã bán nhà, sắp sửa lên vùng kinh tế mới. Vợ tôi cũng đã mất một năm sau đó. Sức khoẻ của tôi như anh biết, không thể chịu nổi với rừng sâu cuốc bẫm, nên đã ngã bệnh và sắp ra đi, nhìn con nước mắt chảy dài không làm gì được. Hy vọng thơ này sớm tới tay anh, mong anh giữ trọn lời hứa, những gì đã nói với tôi.”

Nước mắt ông Tâm chảy dài trên hai gò má, rớt xuống thấm ướt lá thư. Ông tiến tới bàn thờ, thắp nhang khấn vái:

“Lời hứa với anh tôi không bao giờ quên, tôi đã tìm được cháu. Anh yên tâm, tôi sẽ lo cho cháu như con tôi.”

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 55, tháng 2, 2006

Posted on Tuesday, February 06 @ 14:43:29 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang