Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27812940
page views since June 01, 2005
MS54 - 01/07: Bạn Đồng Hành:

Tin Trang Nhất

Xây Đắp Yên Vui Trong Tuổi Vàng

Một chương trình mới mẻ đang được triển khai nhằm đem lại đời sống nội tâm phong phú cho các người Việt cao tuổi ở vùng Bắc Virginia, kết quả của sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, một trường đại học, và một tổ chức người Việt.

Buổi thuyết trình mang chủ đề “Bạn Đồng Hành” do TS Nguyễn Đình Thắng hướng dẫn tại văn phòng trung ương của BPSOS, Virginia.

Trên một chục bác cao niên, sau khi hoàn tất khoá khuấn luyện đặc biệt, sẽ trở thành “bạn đồng hành” với chức năng hỗ trợ cho các nhóm và các cá nhân.

“Họ sẽ là tài nguyên rải ra trong cộng đồng. Với kiến thức và kỹ năng cần thiết, họ vừa là điểm tựa vừa là nguồn khích lệ cho các cao niên tìm niềm an vui trong tuổi già,” Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng giải thích.

Vị Giám Đốc Điều Hành của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cho biết rằng tổ chức của ông khởi xướng chương trình “bạn đồng hành” vì thấy nhiều vị cao niên Việt bỡ ngỡ và cô quạnh trong xã hội Hoa Kỳ.

“Những thay đổi lớn trong cuộc sống di dân và tị nạn đã cắt đi rất nhiều các mối quan hệ trước đây đan kết chằng chịt với nhau thành tổ ấm đùm bọc. Các vị cao niên của chúng ta mất dần đi các mạch máu nối họ với đời sống gia đình, cộng đồng và xã hội.”

Nhiều công trình nghiên cứu trong 25 năm qua ở Hoa Kỳ, Bắc Âu, và Nhật Bản cho thấy các mối quan hệ người với người khắng khít—còn gọi là vốn xã hội—có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và sức khoẻ: những ai sống cô quạnh mang rủi ro tử vong từ 2 đến 5 lần hơn so với người sống gần gũi với gia đình, bạn bè và cộng đồng.

Hạt nhân đầu tiên cho chương trình “bạn đồng hành” được gieo năm 1998, khi UBCNVB phối hợp với một cơ quan dịch vụ ở Bắc Virginia để thành lập chương trình trợ giúp về sức khoẻ nội tâm cho các cựu tù cải tạo. Chương trình này lan dần ra nhiều nơi trên toàn quốc và bao gồm giới cao niên nói chung. Các văn phòng chi nhánh của UBCNVB đã hình thành và đang hỗ trợ cho trên một chục nhóm cao niên.

Năm 2002, Tiến Sĩ tâm lý học Robert Weigl tình nguyện tham gia chương trình. Ông đã nghiên cứu thể thức để giúp các cựu tù cải tạo xin miễn phần Anh văn trong kỳ thi nhập tịch vì lý do sức khoẻ. Đến nay gần 500 cựu tù cải tạo đã nộp đơn xin miễn và trên 160 người đã trở thành công dân Hoa Kỳ.

Năm 2005, đại học George Mason và Hội Đồng Dịch Vụ Cộng Đồng của Quận Fairfax hiệp lực để nới rộng chương trình này.

“Chương trình mở rộng nhằm huy động tất cả các tài nguyên của chính người cao niên, gia đình, cộng đồng, và các dịch vụ xã hội để giúp họ tạo được cuộc sống phong phú và an vui,” Giáo Sư David Anderson thuộc đại học George Mason cho biết.

“Đây là một mô hình độc đáo, chưa từng có ở Hoa Kỳ. Các mô hình hiện nay tập trung nhiều vào chữa trị cá nhân thay vì có cái nhìn tổng thể của nền văn hoá Á Đông.”

Theo mô hình của UBCNVB, các cao niên Việt sẽ học các kỹ năng để vượt qua khó khăn và thử thách và tìm sự giúp đỡ khi cần thiết; họ cũng được khuyến khích tham gia các nhóm tình thân để nương tựa lẫn nhau.

Gia đình là một phần quan trọng trong mô hình: thân nhân được hướng dẫn để giúp đỡ hữu hiệu cho các cao niên trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các tổ chức cộng đồng và tôn giáo tạo nên các sinh hoạt phong phú và đa dạng cho người cao niên. Bộ phận cuối cùng là các dịch vụ xã hội, sức khoẻ, dinh dưỡng... dành cho những ai cần chúng.

Các bác cao niên được tuyển chọn để trở thành “bạn đồng hành” là những người đã hoạt động nhiều năm và quen biết rộng rãi trong cộng đồng. Họ được huấn luyện về kiến thức và kỹ năng cần thiết về sinh hoạt nhóm, lắng nghe, cố vấn, thông tin về dịch vụ, và động viên thân nhân trong gia đình.

Ngoài TS Weigl và GS Anderson, còn có hai giáo sư cũng thuộc đại học George Mason và 5 nhân viên của UBCNVB đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cho nhóm “bạn đồng hành” khi họ công tác trong cộng đồng.

Trường đại học George Mason cấp chứng chỉ cho các “bạn đồng hành” khi hoàn tất khoá huấn luyện.

Mạch Sống Số 54, tháng 1, 2006

Posted on Thursday, February 01 @ 13:44:11 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tin Trang Nhất
· News by tuyethoang


Most read story about Tin Trang Nhất:
Vận Động Quốc Tịch Cho Con Lai Bắt ĐN

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang