BS Nguyễn Ư Đức
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị cơn đau tim (heart attack) với hậu quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. V́ cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức th́. Mỗi mỗi giây phút tŕ hoăn là giây phút dẫn tới “thập tử nhất sinh” cho người bệnh.
Tuy nhiên, cơn đau tim có thể điều trị được và các nguy cơ gây ra cơn đau tim có thể đối phó, thay đổi để pḥng ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.
Xin cùng t́m hiểu về các nguy cơ gây bệnh cũng như các phương thức pḥng ngừa, điều trị.
1. Cơn đau tim là ǵ?
Tim là bộ phận thiết yếu trong việc nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể. Hằng ngày, tim liên tục làm việc suốt 24 giờ để bơm một khối lượng hơn 7000 lít máu. Để hoàn thành công việc này, tim cần oxy và chất dinh dưỡng do động mạch vành cung cấp.
Khi động mạch vành bị tắc nghẽn, sự lưu hành của máu bị gián đoạn, tế bào tim sẽ bị tổn thương v́ thiếu oxy. Nếu không được điều trị tức th́ để tái lập ḍng máu nuôi tim th́ tim sẽ bị huỷ hoại nhiều hơn và đưa tới cơn đau tim.
2. Nguyên nhân cơn đau tim
Trong đa số các trường hợp, cơn đau tim gây ra do bệnh của động mạch vành. V́ nhiều lư do khác nhau, mặt trong của động mạch bị các mảng chất béo bám vào, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp, máu lưu thông giảm đi. Một máu cục có thể thành h́nh và gây tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu hành của máu. Tế bào tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy, sẽ bị huỷ hoại. Đó là sự nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Thời gian thiếu máu càng lâu th́ sự huỷ hoại của tế bào tim càng lan rộng và cơn đau tim càng trầm trọng hơn.
Đôi khi, cơn đau tim cũng xảy ra khi động mạch vành co thắt tạm thời làm cho lưu lượng máu tới tim giảm đi. Các cơn co thắt tạm thời này có thể gây ra do căng thẳng tâm thần, tiếp xúc với thời tiết lạnh, khói thuốc lá hoặc khi sử dụng vài loại thuốc như bạch phiến...
3. Những rủi ro đưa tới cơn đau tim
Có hai loại nguy cơ có thể đưa tới cơn đau tim:
a) Các nguy cơ không thay đổi được:
- Nam giới từ 45 tuổi trở lên, nữ giới từ 55 tuổi trở lên;
- Trong gia đ́nh có người bị bệnh tim (cha hoặc anh em có bệnh trước 55 tuổi; mẹ hoặc chị, em có bệnh trước 65 tuổi);
- Đă từng bị cơn đau thắt tim (angina) hoặc cơn đau tim;
- Đă được thông mạch máu tim (angioplasty) hoặc giải phẫu cầu vượt động mạch vành (coronary artery bypass surgery);
b) Các nguy cơ gây cơn đau tim có thể thay đổi được gồm có hút thuốc lá, béo ph́, ít vận động cơ thể, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, bệnh tiểu đường...
4. Những dấu hiệu báo trước cơn đau tim
Có một số dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau tim:
a - Cảm giác khó chịu, nặng nặng đau như có vật nặng đè trên ngực, kéo dài tới mấy phút rồi mất đi, nhưng có thể tái xuất hiện. Cơn đau có thể nhè nhẹ vừa phải tới đau không chịu được. Điểm đặc biệt là các cơn đau này không giống như khi cơ thể bị xé, bị đâm.
b - Cảm giác đau từ ngực chạy lên vai, cổ hoặc lan ra cánh tay; đầu ngón tay cảm thấy tê tê...
c - Choáng váng, muốn xỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở.
d - Lo sợ, nóng nẩy, bồn chồn.
đ - Da xanh nhợt.
e - Tim đập nhanh, không đều.
Nếu cảm thấy một trong những dấu hiệu này th́ phải kêu cấp cứu ngay. Nhiều người tŕ hoăn cấp cứu v́ cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của ăn khó tiêu, ợ chua, nên khi tới bệnh viện th́ đôi khi đă quá trễ.
5. Xác định bệnh
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương thức cấp cứu sơ khởi, đồng thời t́m hiểu xem người bệnh đă bị cơn đau tim trong quá khứ, hỏi y sử cá nhân và gia đ́nh, làm các thử nghiệm y khoa.
Có nhiều thử nghiệm để xác định bệnh:
a - Điện tâm đồ
Điện tâm đồ ghi các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động. Điện tâm đồ giúp theo dơi số lượng và sự đều đặn của nhịp tim, t́nh trạng thương tổn của tế bào tim... Đây là thử nghiệm rất quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong ṿng 10 phút, kể từ khi có dấu hiệu cơn đau tim.
b - Thử nghiệm máu.
Khi bị huỷ hoại, tế bào tim nhả vào máu mấy loại men (enzyme) mà khi đo số lượng có thể giúp bác sĩ biết được mức độ huỷ hoại của tế bào tim.
Ngoài ra, chụp X-quang động mạch tim, siêu âm đôi khi cũng được dùng để t́m hiểu t́nh trạng tắc nghẽn của động mạch vành, kích thước, h́nh dạng và sự tổn thương các thành phần của trái tim.
6. Điều trị
Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị cơn đau tim, bệnh nhân cần phải kêu số điện thoại cấp cứu ngay để được đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm có thề ngăn ngừa hoặc giới hạn sự hư hao của tế bào tim và giảm được tử vong cho người bệnh.
Trên đường chuyên chở bệnh nhân tới bệnh viện, nhân viên cấp cứu đă có thể bắt đầu sự chữa trị với phương tiện sẵn có trong xe cấp cứu. Họ thường xuyên liên lạc trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để thông báo t́nh trạng người bệnh và tham khảo ư kiến về cách thức đối phó với cơn đau tim. Họ có thể cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc giảm đau tim nitroglycerin, morphine. Họ cũng sử dụng máy cấp cứu tim khi nhịp tim rối loạn, tạm ngưng.
Tới nhà thương, bệnh nhân thường được đưa vào pḥng cấp cứu tim trang bị đầy đủ dụng cụ và dược phẩm. Các bác sĩ sẽ hành động ngay để phục hồi sự lưu hành máu tới tim, giảm thiểu tổn thương cho các tế bào và liên tục theo dơi t́nh trạng bệnh.
Thuốc gây tan cục huyết được dùng trong ṿng 1 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của cơn đau tim. Thuốc loại nitrate để giúp động mạch bớt co thắt và giảm cơn đau trước ngực. Thuốc chống đông máu đề làm máu loăng, tránh đóng cục trong ḷng động mạch. Thuốc viên aspirin để ngăn ngừa tiều cầu kết tụ với nhau.
Ngoài ra c̣n các dược phẩm giúp hạ huyết áp, giảm sức căng của động mạch, nhờ đó tim làm việc nhẹ nhàng hơn; thuốc điều hoà nhịp tim; thuốc an thần giảm đau. Bệnh nhân liên tục được hít thở oxy.
Thời gian điều trị tại bệnh viện tuỳ thuộc t́nh trạng nặng hay nhẹ của bệnh, sự đáp ứng với các phương thức chữa trị, thường thường là năm, sáu ngày nếu không có biến chứng.
Trước khi xuất viện, bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chăm sóc và dùng thuốc, về chế độ dinh dưỡng, về nếp sống, về sự vận động cơ thể với chương tŕnh vật lư trị liệu, phục hồi chức năng của tim. Bệnh nhân sẽ hiểu rơ nên vận động như thế nào để tăng cường sức mạnh của cơ thể mà không gây ra rủi ro cho trái tim, hiểu rơ về bệnh tim của ḿnh và biết cách đối phó với các khó khăn trong đời sống hằng ngày để tránh cơn đau tim tái phát.
7. Pḥng ngừa
Đa số cơn đau tim là do bệnh của động mạch vành (coronary artery disease) gây ra. V́ thế, để pḥng ngừa cơn đau tim, phải giảm thiểu, loại trừ các nguy cơ đưa tới bệnh của mạch máu nuôi dưỡng trái tim này.
Đó là: không hút thuốc lá, giảm tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật, cholesterol; ăn nhiều rau trái cây; giảm muối; giới hạn tiêu thụ rượu; uống thuốc hạ cao cholesterol trong máu; giữ huyết áp ở mức trung b́nh 120/80mm Hg; giảm cân nếu béo ph́; giữ mức đường huyết dưới 110mg/dl; năng vận động cơ thể; tránh các căng thẳng tinh thần; ngủ nghỉ đầy đủ.
Nếu đă có tiền sử cơn đau tim, cần phải lưu ư chăm sóc sức khoẻ, theo lời hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và tập luyện phục hồi chức năng tim, thay đổi nếp sống... để tránh cơn đau tim tái phát.
Cần giữ hẹn tái khám với bác sĩ để theo dơi t́nh trạng trái tim và thay đổi thuốc nếu cần.
Kết luận
Thông thường, khoảng 6 tuần lễ sau cơn đau tim, đa số bệnh nhân có thể trở lại đời sống b́nh thường, nếu được điều trị sớm và đúng đắn, cũng như không có biến chứng và không bị những cơn đau thắt tim quấy rầy.
Nhiều người có thể đi lại ngay sau khi cơn đau tim đă được điều trị. Đa số có thể lái xe trở lại sau vài tuần lễ, nếu không có biến chứng, đau ngực. Và sau vài tuần lễ không c̣n cơn đau thắt tim th́ cũng có thể sinh hoạt t́nh dục với người bạn thân quen.
Một số người, sau khi qua khỏi cơn đau tim, thường rơi vào tâm trạng buồn rầu, lo ngại: lo ngại cơn đau tim tái phát.
Trong trường hợp này, nên tham khảo ư kiến bác sĩ để được hướng dẩn cách thức đối phó. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể cho dùng vài loại thuốc an thần để giảm lo âu, trầm cảm.
Đặc biệt là người bệnh cần có những hỗ trợ, những t́nh cảm thương yêu của thân nhân, gia đ́nh, để tránh rơi vào hoàn cảnh lẻ loi, canh cánh niềm đau một ḿnh.
Mạch Sống Số 52, tháng 10, 2006