Nguyễn Trinh Liên
Hơn 50 năm qua, con số phụ nữ mắc phải bệnh ung thư vú cứ gia tăng đều mỗi năm. Ngày nay, thống kê cho biết 1/8 phụ nữ sẽ mắc bệnh trong đời họ.
Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong thứ nh́ trong nữ giới, sau ung thư phổi – và là loại ung thư gây tử vong đứng hàng đầu trong số phụ nữ ở cỡ tuổi từ 35 đến 54. Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ ước lượng là trong năm 2005 có khoảng 211,240 phụ nữ đă được chẩn đoán là bị bệnh, và trong số đó có khoảng 40,410 người chết v́ bệnh này. Mặc dù những con số này nghe rất dễ sợ, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu những phụ nữ từ 50 trở lên chịu khó đi chụp h́nh vú th́ tỷ lệ tử vong sẽ giảm được đến 30 phần trăm. Chỉ có khoảng 5-10 phần trăm trường hợp ung thư vú là do bẩm sinh. Đa số là do bộc phát, nghĩa là không liên quan ǵ đến gia đ́nh có tiền sử bệnh hay không.
Càng lớn tuổi th́ nguy cơ bị bệnh càng gia tăng.
Ung thư vú là ǵ?
Trong cơ thể, các tế bào thường phân chia một cách điều hoà những khi cần thiết. Thỉnh thoảng, ở một bộ phận nào đó trong cơ thể, các tế bào phát triển và phân chia một cách bất thường, tạo ra một khối u gọi là bướu. Nếu những tế bào này là loại tế bào b́nh thường, th́ bướu đó sẽ là bướu lành (không ung thư). Ngược lại, nếu chúng là loại tế bào bất b́nh thường và không hoạt động như những tế bào b́nh thường khác th́ bướu đó sẽ là bướu ác tính (ung thư).
Ung thư vú bắt nguồn từ các mô ở vú. Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vú có thể xâm lấn và phát triển trong các mô chung quanh vú. Nó cũng có thể đi đến các cơ quan khác trong cơ thể và tạo ra những khối u mới.
Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh ung thư vú gồm có: khối u ở trong hoặc gần vú hoặc ở dưới nách, thường gặp khi đang có kinh nguyệt, khối u nhỏ như hạt đậu kích thước nhũ hoa thay đổi khác thường; máu hoặc chất dịch trong chảy từ đầu vú. Những thay đổi này có thể thấy khi tự kiểm tra vú hằng tháng.
Bằng việc làm này, bạn có thể làm quen được với những thay đổi b́nh thường của vú hằng tháng.
Bạn nên tự kiểm tra vú vào một ngày nhất định mỗi tháng, khoảng 3 đến 5 ngày sau khi dứt kinh. Nếu bạn đă măn kinh rồi, hăy tự khám vào một ngày nhất định hằng tháng.
Hăy làm theo 3 bước sau:
1) Đi chụp h́nh vú; 2) Tự kiểm tra mỗi tháng; 3) Để bác sĩ gia đ́nh khám ít nhất mỗi 3 năm 1 lần từ 20 tuổi trở lên, và mỗi năm 1 lâàn từ 40 tuổi trở lên.
Phụ nữ Việt và ung thư vú:
Phụ nữ Á Châu nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng thường không tham gia vào việc thử nghiệm ung thư vú tại Hoa Kỳ. Lư do là v́ mâu thuẫn về phong tục tập quán, cách thực hiện giữ ǵn sức khoẻ, trở ngại ngôn ngữ, thiếu phương tiện đi khám bệnh v́ các nguyên nhân về kinh tế-xă hội... Và mặc dù tiếng Việt có 2 từ chỉ về breast cancer là “Ung Thư Nhũ Hoa” hay “Ung Thư Vú”, nhưng nhiều người vẫn không biết hay chưa bao giờ nghe tới căn bệnh này cho đến khi họ đặt chân đến Hoa Kỳ. Một số khác lại không chú ư đến vấn đề này cho đến khi gặp phải triệu chứng bệnh, mà thường tới lúc đó là đă quá trễ. C̣n về việc tự kiểm tra vú th́ đại đa số phụ nữ không biết phải làm như thế nào, cũng như có nhiều người không hề nghĩ đến việc này. Nói chung, đại đa số không thực hiện việc kiểm tra vú v́ thiếu kiến thức hay thiếu động lực thúc đẩy.
Thường th́ người Việt không đến gặp bác sĩ nếu không có dấu hiệu bệnh. Và chỉ khi nào bị bệnh hoặc thấy có triệu chứng khác thường th́ người ta mới đi khám bệnh. Cũng có người quan niệm ung thư là một căn bệnh không ai có thể làm ǵ để đề pḥng hoặc tránh khỏi. Lại có người v́ thiếu kiến thức về bệnh, cảm giác hổ thẹn, phí tổn khám bệnh quá cao, không có bảo hiểm sức khoẻ, thiếu bác sĩ gia đ́nh, và ngôn ngữ khó khăn nên đă không đi khám. Do đó, họ đă không đi thử nghiệm để có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh hiểm nghèo như ung thư vú, cổ tử cung, đại tràng, tuyến tiền liệt...
Mạch Sống Số 51, tháng 9, 2006