Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815016
page views since June 01, 2005
MS50 - 08/06: Mùa Cưới

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

Hoài nhận làm MC cho đám cưới người bạn. Xem lại nghi thức chàng đã soạn khi nhà trai tới nhà gái xin rước dâu “…khi đàng trai được mời vào nhà, các chú rể phụ hay những người bưng phụ đồ lễ vật đứng dàn hàng ngang trước mặt các cô dâu phụ hay các thiếu nữ bên nhà gái, cũng đứng hàng ngang đối diện để trao những mâm hay quả tráp lễ vật.Các cô này đem lễ vật vào đặt trên bàn có thứ tự trước bàn thờ gia tiên.”

Những lễ vật đựng trong khay, trùm khăn đỏ, được lần lượt đại diện nhà gái trịnh trọng mở ra. Mọi con mắt theo dõi: nào cau tươi, bánh cốm, chè sen… Con heo quay còn nguyên cả đầu và đuôi, bọc giấy bóng đỏ, nằm phủ phục trên bàn.

“Chú rể vào lễ bàn thờ gia tiên nhà vợ bốn lễ rưỡi, sau đó cô dâu cũng lễ theo. Ngày nay, cô dâu và chú rể cùng làm lễ một lượt, theo thể thức chú rể “bái gối” và cô dâu ngồi vẹt, tuy vậy mỗi lần chú rể bái, cô dâu chờ động tác cho nhịp nhàng. Lễ gia tiên xong, cô dâu và chú rể phải ra lễ mừng bố mẹ vợ… Chàng rể lễ mừng bố mẹ vợ để tạ công ơn nuôi dưỡng vợ mình, còn cô dâu lễ mừng cũng có ý nghĩa tạ ơn cha mẹ tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình.”

Cảnh như trên gây thích thú cho lớp trẻ lớn lên tại Mỹ, làm những bậc cao niên hãnh diện về lễ nghĩa của phong tục Việt Nam. Nhiều cha mẹ cảm động, nước mắt lưng tròng khi con gái và con rể mới – nhất là khi con rể là người “ngoại quốc” – lễ bái tổ tiên, quỳ lạy và dâng rượu cho mình. Quý vị dường như cảm thấy dâu rể của mình làm lễ gia tiên và trình diện hai họ là để hứa với tổ tiên, cha mẹ và bà con, một cuộc sống gắn bó, chia sẻ trọn đời “sống cùng nhà, chết cùng huyệt, trước sau như một” (sống đồng cư, tử đồng hào, thủy chung như nhất).

Cứ vào độ này mỗi năm, rất nhiều tà áo cưới “bay trong nắng chiều”, đẹp thật là đẹp, làm nức lòng không biết bao nhiêu người. “Anh anh ơi! Người tình tôi ơi! Ra mà xem họ cưới nhau rồi. Anh anh ơi! Người tình tôi ơi! Chuyện chúng mình cũng tính đi thôi.” Dân Việt cũng như dân Mỹ không muốn sống đơn côi, lẻ loi một mình. Thống kê cho thấy là 90% dân trên đất Mỹ lập gia đình. Nếu có ly dị, thì lập tức kiếm người bạn đường mới. Có 75% những vợ chồng ly dị tái hôn.

“Chuyện chúng mình cũng tính đi thôi”. Những nhà hàng, những country-clubs đã sang trọng trở thành sang trọng hơn, dập dìu tài tử giai nhân, rộn rã tiếng cười, vang vang đàn ca, chan hòa hạnh phúc yêu thương. Những câu chúc “trăm năm hạnh phúc, ngày nào cũng như ngày cưới…”, những tiếng gõ vào pha lê, rồi nụ hôn của chàng rể nàng dâu, rồi tiếng vỗ tay… Những bản tình ca, những bước chân nhịp nhàng trên sàn go… Có những cặp tuy “chồng đi cày, vợ đi cấy” vẫn dám tiêu năm sáu chục ngàn cho một tiệc cưới như thế. Một bữa tiệc ghi dấu bước đầu cho cuộc sống “trăm năm hạnh phúc” thì cũng đáng lắm chứ!

Việc “đầu tư” cho trăm năm hạnh phúc trong những thập niên gần đây không “sinh lời” như mong ước. Những lời chúc thường được nghe trong những dịp kỷ niệm thành hôn là được “hạnh phúc như ngày cưới”. Tại sao lại như ngày cưới? Lời chúc này như muốn ngầm nói có sự sa sút, có sự tàn phai nào đó theo năm tháng.

Theo những nghiên cứu đáng tin cậy của các chương trình giáo dục hôn nhân thì những cặp vợ chồng lần đầu tiên lập gia đình có khoảng 50% có nguy cơ ly dị. Con số “năm-mươi-năm-mươi”, những câu chuyện giữa bà con bạn bè rằng ông A, bà B, anh C, cô D mới ly dị, những quảng cáo… làm cho hình ảnh ly dị như một bóng ma, một chướng khí chờn vờn hạnh phúc lứa đôi. Tuy chỉ là một ý tưởng thoáng đến, nhưng người ngoài cảnh lẫn người trong cuộc hầu như không thể không tự đặt câu hỏi “Liệu hôn nhân của đôi tân hôn này kéo dài được bao lâu?”. Thế là cái “linh cảm” bắt đầu cộng trừ nhân chia tùy theo lý lịch của cô dâu chú rể, chẳng hạn: hai người đã hay chưa chung sống trước khi cưới, hoặc một trong hai đã “sống thử” hay đã có gia đình với ai trước đó; hoặc cha mẹ nàng ly dị, hoặc nàng rất ngoan đạo, còn chàng chẳng biết thần thánh là gì.

Một vài yếu tố trên, và nhiều yếu tố khác, thực sự đáng kể hay không cần bận tâm? Mỗi đám cưới đều có cái ám ảnh 50% những cặp cưới nhau hôm nay sẽ ly dị nhưng được trấn át đi bởi những yếu tố khác. Ngay trong ngày cưới, có những yếu tố cho thấy đôi tân hôn có thể bị ly dị đe doạ cao tới 70%, có thể thấp dưới 20%. Sau khi đạt tới độ cao nhất vào năm 1980, tỉ số ly dị giảm chút đỉnh. Hiệân nay, 57% đôi tân hôn có cơ may mừng kỷ niệm 15 năm thành hôn. Nếu qua được cái ải đó, đa số các cặp vợ chồng này có thể sống mãi bên nhau tới đầu bạc răng long.

Yếu tố thương tổn hôn nhân:

1) Liên hệ giữa hai người:

- Tuổi tác: Tuổi thành hôn có một vai trò quan trọng trong hôn nhân. Lập gia đình khi mới   xong trung học không mấy khích lệ. Theo tiến sĩ Brent Barlow trong “Marriage Education In High School?”nghiên cứu cho thấy  rằng 2/3 những cặp vợ chồng lấy nhau ở tuổi vị thành niên đi tới ly dị… Tỉ số ly  dị của những cô dâu tuổi từ 20 tới 22 cao gấp đôi so với những phụ nữ  lấy chồng vào tuổi 22 tới 24. Tình trạng xem ra khả quan nếu lập gia đình vào tuổi ít nhất là 25. Tuy nhiên không có nghĩa là càng già càng tốt; lấy nhau vào tuổi 35 chưa hẳn là tốt hơn ở tuổi 25.

- Thử sống chung như vợ chồng: Một trong những khuynh hướng lan rất nhanh rất rộng là người nam người nữ “góp gạo nấu cơm chung”, đồng phòng, đồng tịch, đồng sàng như vợ chồng nhưng chưa có cưới hỏi. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy năm 1988 có 2.4 triệu cặp sống chung không hôn thú, mười năm sau, năm 1997, con số tăng lên 5.2 triệu. Một số đáng kể những cặp này rồi sẽ cưới nhau. Điều này không có nghĩa là, sống thử đời sống vợ chồng giúp chuẩn bị tốt đẹp cho hôn nhân. Đại học Ruther mới đây điều trần trong cuốn “Should We Live Together? What Young Adults Need to Know About Cohabitation before Marriage” rằng tỷ số những hôn nhân đã thử-sống-chung-như-vợ-chồng cao hơn những hôn nhân không thử sống chung. Tại sao? Vì điều gì đó từ giây phút đầu đã khiến hai người không muốn kết hôn chung cuộc trở thành vấn đề về lâu về dài.

- Tái hôn: Nếu một trong hai, hoặc cả hai tái hôn thì vấn đề ly dị xem ra trầm trọng hơn. Nhiều nguyên nhân góp phần vào vấn đề này. Một trong những nguyên nhân đó là những phần tử trong “gia đình tái hôn” này phải đối diện với nhiều mất mát và thay đổi: Có thể là cái chết của người phối ngẫu hay người mẹ/cha; cũng có thể là sự tan vỡ của hôn nhân. Cái chết hay sự đổ vỡ đưa đến sự mất mát thay đổi. Con người, cảm thấy rơi vào bất ổn khi phải chia lìa với những ràng buộc thân yêu quen thuộc. Người lớn có nỗi khổ của người lớn, trẻ con có nỗi buồn của trẻ con.

Nỗi khổ của người lớn: mất người bạn đời; cuộc tình tan vỡ; “thực không bằng mộng” về cái ý nghĩ là mình không phải là “người thứ nhất” cho người bạn đường mới; thích nghi với những thay đổi: chỗ ở, việc làm, lối sống…

Nỗi  buồn cho trẻ con: mất cha hoặc mẹ, cho dù người cha/mẹ có thường xuyên thăm viếng; thiếu vắng sự có mặt của người cha/mẹ khi cấp bách: “sảy mẹ thì liếm lá gặm xương”; phải làm quen với những thay đổi mới: trường học, bạn bè, chỗ ở…; mất hình ảnh đẹp huyền ảo về gia đình như em muốn.

Những nỗi buồn khổ chưa được giải toả đôi khi phát hiện qua những xung đột, ghen ghét, hay qua thái độ đứa con không chấp nhận cha/mẹ ghẻ.

2) Tiền bạc của cải:
Tiền giúp giải quyết nhiều vấn đề. Một món tiền nhỏ thôi cũng có thể đi một đoạn đường dài. Nếu vợ và chồng làm 50 ngàn một năm, họ có hy vọng 68% sẽ cùng hưởng kỷ niệm 15 năm thành hôn. Nếu đa số vợ chồng khá giả ly dị nhau vì tính tình, sở thích xung khắc, thì những cặp vợ chồng nghèo ly dị vì rượu chè, bạo hành, và tiền bạc.

3) Nhà anh nhà em:
Chú ý tới cha mẹ cô dâu chú rể. Họ ly dị? Nếu quả là thế, như cuộc sống cho thấy, đôi tân hôn đang ở trong vòng hệ lụy của ly dị. Thống kê cho thấy con cái của những cha mẹ ly dị có tỷ lệ ly dị14% cao hơn những cặp bình thường.

Cũng nên biết thêm là trước khi cha mẹ ly dị, họ có ồn ào cãi lộn, đánh lộn trước mặt con cái, hay âm thầm đàng sau khung cửa khoá? Rất ngạc nhiên là con cái của những cha-mẹ-âm-thầm-xung-khắc-rồi-ly-dị dễ ly dị hơn vì những người con này lớn lên trong gia đình tưởng là êm ấm, ai ngờ!

Nhìn cha cô dâu sánh bước con mình qua những hàng ghế trong nhà thờ, nhìn chàng rể giơ tay đón cô dâu. Nếu cô dâu có vẻ ngượng ngập, căng thẳng bước bên cha mình thì đó có thể là một dấu hiệu không tốt  – trừ khi cô gái không vì quá e thẹn giữa đám đông, nhưng là vì quá gần bên cha. Các cô các bà khi không có tương quan thân thiện với cha mình cũng khó có tương quan tốt đẹp với chồng mình. Đàn ông con trai hơi khác, mức độ thân thiện với cha không ảnh hưởng tới tương quan với vợ mình.

Tuy nhiên một câu hỏi chợt tới: Chàng rể giống ai? Cô dâu giống ai. Cha ông thường nói con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Giống cả cái tốt lẫn cái xấu. Kames M. Hassenger và Thomas R. Hassenger trong “Marriage Enhancement Guide” đề cập đến những điểm xấu cha mẹ ảnh hưởng tới con cái như sau:

Có nhiều vấn đề trong việc tìm hiểu nhau; khó biểu lộ tình cảm; khó hay không muốn đề cấp tới bất cứ vấn đề gì; “tay ba”, hay luôn luôn kéo người khác vào cuộc khi có chuyện lộn xộn; ước mong và đòi hỏi quá quắt nơi người khác; quá ích kỷ hay quá vị kỷ; làm điều “tao” bảo phải làm, đừng làm theo “tao”; không bao giờ giải trí hay đùa chơi; đừng tính chuyện “đội đá vá trời”.

Tất cả những yếu tố trên xem ra có vẻ áp đảo, đe dọa, và tệ hơn, có vẻ như là đôi bạn trẻ chịu bó tay. Họ không thể thay đổi sự kiện cha mẹ ly dị, đó là chuyện đã rồi; họ không có phù phép để giật mình thức dậy trở thành giàu sang... Nhưng họ có khả năng để cải tiến tình thế, chẳng hạn chớ vội yêu; nếu lỡ yêu thì cũng đừng vội cưới mà chờ tới tuổi 25 hay hơn; nếu đã cưới thì chàng trai trẻ phải học cho biết thổi cơm nấu nước, thay tã cho con. Dễ thôi!
Sự mơ ước, mong đợi của đôi tân hôn là yếu tố quan trọng cho sự lâu bền trong hôn nhân của họ. Những đôi tân hôn đã tham dự các khoá học dự bị hôn nhân có thể giảm 1/3 những nguy cơ làm họ ly dị. Không biết là các khoá này đã thay đổi họ hay vì họ có cái nhìn thực tế hơn và hiểu rõ hơn những nguy cơ chờ đón họ. ï(Một lý do để tham dự khoá dự bị hôn nhân là biết để ngăn ngừa). Biết đâu dự bị hôn nhân là món quà cưới ý nghĩa nhất, lợi ích nhất, thực tế nhất.

Mạch Sống Số 50, tháng8, 2006
 

Posted on Thursday, September 21 @ 11:59:11 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang