Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814872
page views since June 01, 2005
MS49 - 07/06: Bảo Toàn Bí Mật Danh Tánh Nạn Nhân

Mái Ấm Gia Đình

Nguyễn Minh Hà

Nhân Viên Phụ Trách (CADV)

Chương trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của BPSOS được sự tài trợ của Doors of Hope; Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY06); DC Justice Grants Administration, grant No: 04-VW-07; Governor’s Office of Crime Control and Prvention (MVOC), grant No. 2005-1235 and Governor’s Office of Crime Control and Prevention (GOCCP), grant No. 2005-VA- 0038.

Có khi nào bạn thổ lộ một điều gì cho nhân viên phụ trách chương trình chống Bạo Hành Trong Gia Đình, nhưng sau đó lại hối hận và cứ lo người đó sẽ báo cho nhân viên di trú INS hay cảnh sát để gây khó khăn cho cuộc sống của bạn vốn đã quá đau khổ?

Có khi nào bạn lo sợ những gì mình thổ lộ cho nhân viên, luật sư, tư vấn viên chương trình sẽ đến tai bạn bè, gia đình người ngược đãi hành hạ mình không và bị rò rỉ ra trong cộng đồng mình đang sống không?

Ai cũng từng trải qua những suy nghĩ như vậy cả. Nỗi lo sợ đó cũng dễ hiểu và đó là nỗi lo của nhiều người trong thời gian đầu mới đặt chân đến ở Hoa Kỳ. Vì quý vị và nhân viên đó đâu có quen biết nhau và đâu có hiểu tính tình của nhau.

Hơn nữa, ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống công quyền và dịch vụ xã hội giữa Mỹ và Việt nam, mỗi người trong chúng ta đều mang theo mình quá khứ oan trái đau buồn từ nơi mình ra đi. Quá khứ chất đầy những câu chuyện mình hoặc người thân từng chịu oan ức tan nát và bị mất lòng tin vào nhân viên chính quyền và công an địa phương. Thêm vào đó, quan hệ giữa nhân viên địa phương và người dân phần lớn là quan hệ xin cho, và bị nhũng nhiễu. Chính vì điều đó mà thông tin cá nhân và gia đình của bạn bị lợi dụng nhiều khi là để chống lại chính bạn, hoặc bị lạm dụng mà không cần biết bạn có đồng ý hay không và bạn cũng không biết sử dụng vào việc gì. Quá khứ như vậy có thể làm cho quý vị không tin vào nhân viên người Việt làm việc ở công sở Mỹ.

Đối với nạn nhân của BHTGĐ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Sang Hoa Kỳ sinh sống, người Việt sống trong cộng đồng nhỏ ai cũng biết nhau. Nên việc mất lòng tin càng nghiêm trọng hơn khi miệng nói một câu gì đó thì cả cộng đồng đều biết rồi đánh giá, rồi phê bình. Chuyện bé xé thành to.

Càng nghiêm trọng hơn nữa, phần lớn nạn nhân BHTGĐ bị áp lực bởi văn hoá “không ai vạch áo cho người xem lưng” và chuyện gia đình thì “đóng cửa dạy nhau” nên khi bị hành hạ và ngược đãi, họ đã chịu đựng đau khổ lại càng đau khổ hơn khi họ thu mình lại trong nhà và chôn chặt nỗi đau vào lòng vì không biết tỏ cùng ai. Nói ra sợ bị chồng và gia đình chồng biết rồi không bảo lãnh làm thẻ xanh nữa, hay sợ bị đuổi ra khỏi nhà không biết sống vào đâu khi không có bạn bè, thân nhân ở trên đất Mỹ.

Lý do thứ hai khiến nạn nhân càng lo sợ, là việc mất lòng tin vào nhân viên làm việc cho các văn phòng ở Mỹ nói tiếng Việt khi gặp một số nhân viên hành xử thiếu chuyên nghiệp. Câu chuyện về nhân viên đó lợi dụng việc họ nói được tiếng Việt sử dụng thông tin khách hàng đưa cho vào mục đích cá nhân gây tổn hại về tinh thần và niềm tin của khách hàng lan đi trong cộng đồng. Điều này lại càng làm nhụt chí nạn nhân bị BHTGĐ để nói ra hành vi ngược đãi của chồng và gia đình chồng và tự cứu mình. Do đó đã im lặng lại càng im lặng hơn, đã lo sợ lại càng lo sợ hơn.

Giải toả mối lo trên là nội dung chính sẽ được trình bày trong bài này. Đó là chính sách và nguyên tắc bảo toàn danh tính hay bảo mật thông tin (confidentiality) được luật pháp bảo vệ của chương trình chống BHTGĐ.

Để hiểu hơn về confidentiality, theo chúng tôi được biết là, không có một từ tiếng Việt chính xác để diễn tả hết toàn bộ ý nghĩa của nó. Confidentiality có thể được tam dịch là thông tin được bảo đảm an toàn, kín đáo, bí mật, có tính riêng tư, đáng tin cậy, mang tính tâm sự thân tình. Vì đây là khái niệm phương Tây nhưng rất quan trọng đối với người Việt hải ngoại. Bởi sự giữ kín an toàn bí mật thông tin ở đây không phụ thuộc vào mỗi tính tình cá nhân mà được thể chế hoá thành chính sách, nguyên tắc hành nghề và gắn với sự tồn tại của nghề đó. Nó được áp dụng cho tất cả mọi cá nhân.

Để hiểu rõ hơn nữa về confidentiality, trước hết, chúng tôi xin giới thiệu ba khái niệm cơ bản ảnh hưởng đến việc bảo toàn danh tính nạn nhân: đó là quyền riêng, bảo mật thông tin và đặc quyền.

Khái niệm thứ nhất là quyền riêng tư hoàn toàn là khái niệm phương Tây. Nó được xem là then chốt để đảm bảo và duy trì quyền tự do và nhân phẩm, mỗi cá nhân được quyền giữ suy nghĩ, cảm xúc, và thông tin nhận dạng bản thân và không phải chia sẽ điều đó cho bất cứ ai nếu như họ không muốn và không ai được quyền ép họ phải chia sẽ cả. Quan trọng nhất là cá nhân đó toàn quyền sở hữu thông tin của chính họ.

Tuy nhiên khi bị ngược đãi, bị hành hạ thì ai cũng có nhu cầu muốn nói ra để mong được giúp đỡ nhưng lại sợ người khác biết. Tôi có khách hàng gọi đến cứ nhắc đi nhắc lại là “chị đừng nói chuyện này cho ai cả nghe, nếu mà chồng em biết được chắc em không sống nổi”, hay là có một chị cứ nói là: “chị có giúp gì cho em thì âm thầm giúp đừng cho ai biết, chứ nếu đến tai chồng em và em chồng em, họ sẽ giết em mất.” Cho nên bảo toàn danh tính là khái niệm thứ hai tôi muốn trình bày.

Bảo toàn danh tánh khách hàng hay confidentiality, là chuẩn các nguyên tắc hành vi ứng xử chuyên nghiệp về đạo đức và nghề nghiệp, qui định rằng nhân viên chuyên nghiệp không được phép thảo luận thông tin thân chủ của mình với bất cứ ai. Tôi xin nhắc lại là với bất cứ ai. Tuỳ theo tính chất công việc và đặc tính thân chủ mà tiêu chuẩn này thay đổi cho phù hợp với từng chương trình và tổ chức. Muốn hiểu rõ thêm về chính sách này của chương trình chống BHTGĐ, xin gọi vào số điện thoại miễn phí: 1-866-883-9556.

Còn khái niệm thứ ba là đặc quyền. Đặc quyền (privilege) là quyền do luật ban hành và chỉ áp dụng đối với một số quan hệ giữa thân chủ và nhân viên chuyên nghiệp của một vài ngành nghề. Đây là thuật ngữ luật cho rằng luật pháp luôn luôn có thẩm quyền yêu cầu bất cứ cá nhân nào làm chứng khai sự thật trước toà với mục đích thu thập thông tin liên quan đến một vụ điều tra cụ thể.

Tuy nhiên, luật cũng công nhận một số quan hệ đặc biệt mà theo đó việc bảo toàn danh tính thân chủ là quan trọng. Và theo luật đó thì nhân viên ví dụ là luật sư, bác sĩ, được quyền không cấp thông tin thân chủ cho toà khi bị quan toà yêu cầu khai và họ được quyền không tiết lộ thông tin thân chủ của họ. Theo Giáo Sư Judy Roberts, Đại Học Anitioch ở Seattle, Tiểu Bang Washington, những quan hệ điển hình được luật ở hầu hết các tiểu bang trao quy chế đặc quyền là: quan hệ vợ chồng, quan hệ luật sư và thân chủ, quan hệ bác sĩ và bệnh nhân, và quan hệ giữa người trị liệu tâm lí (therapist) và thân chủ.

Vậy câu hỏi đặt ra là những quan hệ đặc quyền có giúp ích gì cho quá trình giúp đỡ nạn nhân. Nó giúp rất nhiều. Bởi vì khi biết được các quan hệ đó có đặc quyền không tiết lộ thông tin dù bị toà yêu cầu, nạn nhân mới chia sẻ hết mọi chi tiết mà đôi khi chỉ có những chi tiết đó luật sư hay nhân viên chuyên nghiệp mới có thể giúp được nạn nhân.

Theo nguyên tắc làm việc ở chương trình chống BHTGĐ của BPSOS thì quan hệ giữa nạn nhân hay thân chủ với nhân viên làm việc trong chương trình bao gồm luật sư (attorney), nhân viên tư vấn tâm lý (counselor), nhân viên xã hội (social worker), nhân viên quản lý sổ sơ (case manager) hay nhân viên bênh vực (advocate) bao giờ cũng được giữ bí mật và chi tiết liên quan đến danh tánh hoặc thông tin nạn nhân đều không được tiết lộ cho bất cứ ai nếu không có sự đồng thuận từ phía nạn nhân.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Trường hợp ngoại lệ sẽ xảy ra khi nào thông tin quý vị cung cấp liên quan đến ba yếu tố: 1) hành vi ngược đãi trẻ em, 2) kế hoạch tự sát, và 3) kế hoạch giết người. Nhân viên chương trình, theo luật, bắt buộc báo lên các cơ quan có thẩm quyền để tìm cách đảm bảo an toàn cho trẻ em, quý vị, và sinh mạng khác đang bị đe doạ.

Thông thường trước khi quý vị cung cấp danh tính cho chúng tôi, quý vị sẽ được nhân viên chương trình giải thích về ba trường hợp ngoại lệ trên mà theo đó chúng tôi theo nguyên tắc nghề nghiệp phải báo lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Quý vị được quyền từ chối không cấp danh tính cho chúng tôi và không trình bày thêm chi tiết có liên quan đến ba trường hợp ngoại lệ trên. Đây là lúc quý vị sử dụng quyền riêng tư (privacy) của mình. Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc 1-866-883-9556.

Thông tin danh tánh gồm những thông tin mà có thể nhận dạng ra nạn nhân bao gồm nhưng không nhất thiết là: Họ và tên đầy đủ, địa chỉ nơi đang sống, số an sinh xã hội, ngày sinh, nơi sinh, số điện thoại nhà, tình trạng di trú, nội dung bạo hành ngược đãi mà nạn nhân đang chịu và nhu cầu mà nạn nhân muốn chương trình giúp đỡ. Chúng tôi luôn tìm mọi cách để bảo đảm rằng thông tin đó không bị tiết lộ ra ngoài mà không có sự đồng ý của chính nạn nhân ngoại trừ ba ngoại lệ trên.

Chương trình chống BHTGĐ của BPSOS coi trọng bảo toàn danh tính cho nạn nhân. Bởi vì chương trình có gặp một số lần, khi nạn nhân tìm đến chúng tôi thì thấy có nhân viên Việt nam, và bỏ đi yêu cầu không giúp đỡ. Khi được hỏi lý do thì họ nói là họ không tin nhân viên người Việt sẽ giữ kín những thông tin mà họ nói ra. Chúng tôi hiểu là nạn nhân của BHTGĐ phần lớn bị suy giảm lòng tin vào người khác bởi vì ngay chính người thân nhất của mình mà cũng ngược đãi thì biết tin ai.

Theo Giáo Sư Julie Field, ở Đại Học Luật Denver, Colorado, bảo vệ an toàn danh tính cho nạn nhân là chìa khoá để xây dựng lòng tin, an toàn, tôn trọng, nhân phẩm, sức mạnh và đòi lại công lý cho nạn nhân. Nếu chúng tôi cam kết bảo vệ đến cùng những thông tin nạn nhân cung cấp, nạn nhân sẽ cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe.

Được thông cảm, được chia sẻ, nạn nhân được tiếp thêm sức mạnh và cảm thấy mình sống đúng với con người của mình. Hơn tất cả, nạn nhân muốn được trả lại công lý mà bị kẻ ngược đãi tước đoạt. Vì như quý vị đã biết, thông tin là sức mạnh, chúng tôi muốn tiếp thêm sức mạnh cho nạn nhân thông qua nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin và chỉ có nạn nhân mới sở hữu thông tin của họ và chính họ mới có quyền đồng ý hay từ chối chia sẻ thông tin đó.

Nguyên tắc bảo mật này cũng áp dụng cho những nhân viên phiên dịch. Vì ai cũng biết là phần lớn nạn nhân BHTGĐ không nói lưu loát tiếng Anh và cần giúp đỡ khi giao dịch với cơ quan công quyền và luật sư. Vậy làm sao người phiên dịch bảo vệ được thông tin mà nạn nhân nói ra? Thông thường trong trường hợp như vậy nếu nạn nhân có người thông dịch cho mình thì nạn nhân chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin, còn nếu chương trình cung cấp người thông dịch, chương trình sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin từ phía người phiên dịch.

Mạch Sống Số 49, tháng7, 2006

Posted on Friday, July 28 @ 14:35:52 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang