Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814157
page views since June 01, 2005
MS47 - 05/06: Những Thắc Mắc Thường Gặp

Bạo Hành Gia Đình

Về Bệnh Phụ Nữ

Nghiệm Thu Trúc

LC: Phụ nữ thường chỉ quen với sự ra máu hằng tháng, gọi là kinh nguyệt, mà bản chất là sự bong lớp nội mạc tử cung do ảnh hưởng của hoóc môn. Do vậy, khi thấy máu ra ngoài kỳ kinh thường rất lo sợ. Tuy nhiên, hầu hết các hiện tượng bất thường này lại là do bệnh lý lành tính. Ra máu khi nào mới xem là bất thường.

TT: Ra máu không bình thường có thể bao gồm những hiện tượng như ra máu ít giữa hai kỳ kinh - thường nhận thấy sau khi đi tiểu và thấy máu thấm trên giấy vệ sinh, hoặc ra máu nhiều khi hành kinh, đến mức băng vệ sinh ướt sũng ngay giờ đầu mà lẽ ra có thể vài giờ. Mọi trường hợp ra máu âm đạo kéo dài hàng tuần cũng bị coi là bất thường.

LC: Có nên lo lắng khi thấy ra máu khác thường không?

TT: Còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác nữa. Trước thời kỳ mãn kinh, nếu giữa kỳ kinh, máu ra rất ít trong vài ngày trước khi thấy kinh, thì đây là chuyện bình thường, không đáng lo.

Nếu dùng thuốc ngừa thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu khi dùng thuốc. Nếu vào thời kỳ mãn kinh hoặc sau mãn kinh và đang được điều trị đều đặn bằng hoóc môn liệu pháp thay thế (nghĩa là uống oestrogen hằng ngày cộng với progestin uống trong 10-12 ngày mỗi tháng) thì có thể bị chảy máu do ngừng thuốc, giống như ra kinh trong vài ngày. Nếu bị ra máu không giống như hiện tượng “ra máu do ngừng thuốc” thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Con gái chưa đến tuổi dậy thì mà bị ra máu bất thường thì rất cần quan tâm. Trẻ sơ sinh gái có thể thấy ra máu âm đạo trong vài ngày không đáng ngại (do ảnh hưởng của hoóc môn từ mẹ truyền sang), nhưng nếu kéo dài cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung, nếu phụ nữ thấy ra máu khác thường đều cần đi khám.

LC: Có nên lo ngại khi đã bị cắt tử cung mà vẫn ra máu?

TT: Có. Khi đã bị cắt tử cung toàn phần mà vẫn ra máu thì nhiều khả năng là bệnh lý ở âm đạo, cần được bác sĩ phụ khoa khám.

Một số trường hợp cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.

LC: Ra máu khác thường ngoài kỳ kinh có phải là bị ung thư không?

TT: Hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh là do bệnh lý lành tính. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, ra máu ngoài kỳ kinh thường do sự dao dộng của hoóc môn chứ không phải do ung thư. Ở những phụ nữ có tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, ra máu âm đạo có thể do ung thư phụ khoa, nhưng cũng có thể do bệnh lành tính. Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo, cho nên cần được bác sĩ khám xem có những yếu tố nguy cơ này không.

LC: Một số phụ nữ có tình trạng chảy máu giữa 2 kỳ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Những dấu hiệu này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của người phụ nữ?

TT: Chảy máu khác thường này có thể nghiêm trọng nhưng cũng có thể vô hại. Khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hoặc có một bệnh thực thể nào.

Những em gái ở tuổi vị thành niên sớm (10-13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều. Những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là “băng kinh”, nhiều khi khiến thầy thuốc phải bó tay. Họ chờ nó qua đi theo thời gian vì không muốn chỉ định thuốc tránh thai để điều hoà. Nếu bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, người bệnh cần được đánh giá toàn diện và nếu điều trị thích hợp sẽ nhanh chóng phục hồi.

Trong các trường hợp trên, chức năng phóng noãn chưa hoàn chỉnh, gây mất cân bằng về hoóc môn sinh dục. Trong nửa đầu của chu kỳ kinh, sự bài tiết oestrogen là bình thường nhưng do phóng noãn không tốt nên cơ thể không bài tiết đủ hoặc không có progesterone. Sự mất cân bằng này khiến niêm mạc tử cung phát triển mạnh, thường sau 30-60 ngày, thì gây chảy máu nhiều. Muốn biết sự phóng noãn có tốt không, chỉ cần theo dõi biểu đồ nhiệt độ của chu kỳ (có thay đổi nhiệt độ vào ngày phóng noãn) và làm xét nghiệm máu (vừa để định lượng hoóc môn vừa để phát hiện tình trạng thiếu máu).

Ra máu bất thường ở thiếu nữ cũng có thể do bệnh về đông máu.

Trong trường hợp này, các chu kỳ kinh vẫn nối tiếp nhau đều đặn nhưng máu kinh rất nhiều. Các em gái này có xu hướng chảy máu nhiều mỗi khi bị vết thương. Vấn đề điều trị không thuộc phạm vi nội tiết mà trước hết cần điều trị về huyết học.

Ở những em gái độ tuổi vị thành niên muộn (14-18), chảy máu nhiều thường chứng tỏ có sự loạn dưỡng buồng trứng. Biểu hiện là ra máu nhiều khi hành kinh; nếu mọc lông nhiều thì đó là do những bất thường về hoóc môn. Trong trường hợp này, nên điều trị bằng progesterone 10 ngày mỗi tháng; nếu đã quá 16t  là mọc lông nhiều bất thường thì dùng thuốc kháng androgen.

LC: Đối với phụ nữ trẻ đã lập gia đình, việc phát hiện nguyên nhân gây chảy máu đường sinh dục (cổ tử cung, âm đạo, tử cung) thì sao?

TT: Đối với phụ nữ trẻ đã lập gia đình, việc phát hiện nguyên nhân gây chảy máu đường sinh dục (cổ tử cung, âm đạo, tử cung) phức tạp hơn vì tất cả những bộ phận kể trên đều có thể là nguyên nhân gây chảy máu. Nhiều người còn kèm theo rối loạn nội tiết. Người bệnh cần thực hiện nhiều thăm dò theo chỉ định của thầy thuốc như: xét nghiệm phát hiện có thai, định lượng hoóc môn xem có mất cân bằng hay không; siêu âm chẩn đoán. Cần đếm số lượng hồng cầu ở những trường hợp chảy máu nhiều (phải thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ) và hay tái diễn, có nguy cơ gây ra thiếu máu (mỏi mệt, mất ngủ, thở dốc, giảm đề kháng với nhiều loại vi khuẩn).

Nguyên nhân phổ biến gây chảy máu bất thường ở thiếu phụ là rối loạn về điều hoà hoóc môn. Loại chảy máu này liên quan đến hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi trong não. Chỉ cần một chấn thương tâm lý nhỏ, một trạng thái lo buồn hay một sự thay đổi trong đời sống (ví dụ đi du lịch, công tác xa) cũng có thể gây chảy máu, thậm chí là chảy máu nặng. Sau khi đã thăm dò kỹ, nếu không có nguyên nhân nào nghiêm trọng, giải pháp chủ yếu là điều trị về mặt tâm lý (dùng thuốc an thần, chống lo hãi...).

Chảy máu ít vào thời điểm phóng noãn cũng rất hay gặp và hoàn toàn vô hại, thể hiện phản ứng của tử cung với những đổi thay về hoóc môn ở thời điểm này. Nếu cần, có thể dùng progesterone hoặc thuốc ngừa thai.

Ra máu nâu trước kỳ kinh là một trong những dấu hiệu thường thấy của sự mất cân bằng về hoóc môn, được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, phát sinh do oestrogen bài tiết nhiều. Chính tình trạng này dẫn đến sự bài tiết ít progesterone; điều trị bổ sung chất này sẽ giúp lập lại sự cân bằng.

Một số phụ nữ chảy máu do dùng thuốc tránh thai, do mang dụng cụ tử cung. Có trường hợp ra máu khi dùng dụng cụ này nhưng lại do biến chứng thai ngoài tử cung. Các nguyên nhân khác gồm u xơ tử cung, polyp buồng tử cung...

LC: Đối với phụ nữ đã mãn kinh, chảy máu bất thường như vậy có sao không?

TT: Với phụ nữ đã mãn kinh, chảy máu có thể là tác dụng phụ của liệu pháp hoóc môn thay thế (thường xảy ra trong 6 tháng đầu áp dụng), hoặc do polyp, u xơ tử cung “bừng tỉnh”, thậm chí là một tổn thương ác tính.

LC: Vậy theo Trúc, những trường hợp chảy máu bất thương như trên có dẫn đến ung thư cổ tử cung không. Ung thư tử cung có nguy hiểm và có cách nào để phòng ngừa hay không?

TT: Ung thư tử cung nguy hiểm nhưng dễ phòng:

Mỗi năm trên thế giới có khoảng nửa triệu phụ nữ tử vong vì ung thư sinh dục; một trong những thủ phạm chính là ung thư tử cung. Tuy nhiên, bệnh này có thể chẩn đoán sớm và điều trị tốt nếu bạn đi khám định kỳ đều đặn.

Ung thư tử cung được chia làm hai loại: ung thư thân tử cung và ung thư cổ tử cung. Nếu bị ở cả hai bộ phận đó thì gọi là ung thư tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục.

Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng. Người ta thấy bệnh ung thư cổ tử cung liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.

Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao ở những phụ nữ tảo hôn và sinh con quá sớm (trước 18 tuổi). Đặc biệt, ở gái mại dâm, phụ nữ tái hôn trên 3 lần và phụ nữ bị viêm loét cổ tử cung, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 7 lần so với người bình thường. Một nhân tố khác liên quan đến ung thư cổ tử cung là sinh hoạt tình dục sớm khi cổ tử cung chưa hồi phục hoàn toàn (khi hành kinh, đẻ, sảy, nạo hút thai, đặt vòng, tháo vòng).

Ung thư thân tử cung thường liên quan đến các yếu tố nội tiết và bệnh toàn thân như: vô sinh, vô kinh, không rụng trứng, kinh nguyệt bất thường, quá béo, tăng huyết áp, tiểu đường... Các tình trạng trên làm chức năng của buồng trứng mất điều hoà, dẫn tới tăng tiết oestrogen - nguyên nhân dẫn tới ung thư thân tử cung.

Triệu chứng sớm của ung thư tử cung thường nghèo nàn. Chủ yếu người bệnh thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều, khí hư lẫn máu... Nếu không khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm chẩn đoán sớm thì thường không nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, nếu đi khám định kỳ đều đặn và tránh các yếu tố nguy cơ nói trên, bạn sẽ tự làm giảm khả năng mắc bệnh của mình và nếu có thì cũng được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

LC: Viêm âm đạo kéo dài có dẫn đến ung thư thử cung không?

TT: Có một bệnh nhân đã hỏi về căn bệnh trên như sau:

“Tôi bị viêm âm đạo do nấm 2 năm nay. Tôi đã uống và đặt thuốc một thời gian mà không khỏi. Tôi mới thay 2 loại thuốc khác nhưng bệnh lại nặng thêm. Mắc bệnh lâu ngày như vậy có dẫn đến ung thư tử cung không? Trong thời gian đặt thuốc có quan hệ vợ chồng được không? Nên chữa trị như thế nào?”

Viêm âm đạo không phải là tổn thương mạn tính kéo dài nhiều năm tại âm đạo và cổ tử cung có thể tạo điều kiện cho ung thư phát sinh và phát triển như những căn bệnh ung thư khác. Vì vậy, không phải ai bị viêm âm đạo lâu ngày đều cũng bị ung thư.

Về điều trị viêm âm đạo bạn cần chú ý:

- Phải xác định rõ mầm bệnh gây viêm thuộc loại gì để chọn thuốc điều trị thích hợp.

- Người bệnh phải tăng cường giữ vệ sinh bằng việc giội rửa (để rửa đến đâu, chất bẩn trôi đi đến đấy) nhiều lần trong ngày. Cần giội rửa bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần, nhất là quần lót, phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.

- Cần điều trị cho chồng, vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.

- Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu không giữ được thì nên sử dụng bao cao su.

LC: Vậy theo Trúc, phụ nữ lẳng lơ, hoa nguyệt có dễ bị ung thư cổ tử cung hay không và tại sao?


TT: Phụ nữ lẳng lơ, hoa nguyệt thường rất dễ bị ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung chiếm hàng đầu trong các bệnh ung thư sinh dục nữ, thường gặp ở lứa tuổi 36-50, hiếm gặp ở phụ nữ trẻ, nhất là các trinh nữ. Nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn ở những người có nhiều bạn tình.

Nguyên nhân trực tiếp của ung thư cổ tử cung đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng thuyết phục về các yếu tố nguy cơ: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ đã có chồng, đặc biệt là người lấy chồng sớm, quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình hoặc chồng có quan hệ tình dục với nhiều người. Phụ nữ đẻ nhiều lần, có mức thu nhập thấp, nhiễm virus sinh dục sớm hoặc nghiện thuốc lá... cũng dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường.

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân ra khí hư hoặc máu bất thường ở âm đạo, kinh nguyệt kéo dài, dai dẳng, ra máu sau khi giao hợp hoặc khí hư có lẫn máu, mùi hôi. Ở giai đoạn muộn, khí hư có máu nhiều hơn và rất hôi. Người bệnh đau bụng, có thể sờ thấy u ở bụng, một số trường hợp suy thận khi u chèn ép niệu quản. Hãn hữu có trường hợp phân và nước tiểu đi qua đường âm đạo do u xâm lấn làm thủng bàng quang, trực tràng, phải đi cấp cứu.

Khi khám bệnh, có thể phát hiện bằng mắt thường những biến đổi bất thường của cổ tử cung: màu sắc, chảy máu, loét hoặc u sùi...

Tuy nhiên, để biết chắc, phải xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học.

Ung thư cổ tử cung thường diễn biến qua nhiều năm, kể từ khi phát triển tại chỗ đến khi có dấu hiệu để bệnh nhân đi khám. Khi bệnh đã rõ thì ung thư tiến triển nhanh, lan rộng trực tiếp vào âm đạo và di căn tới những cơ quan khác như đường bạch huyết, gan, tuỵ, phổi, não...

Về điều trị, ở giai đoạn sớm, có thể khoét chóp cổ tử cung lấy hết tổn thương và theo dõi, nếu còn tổn thương sẽ cắt toàn bộ tử cung. Ở giai đoạn muộn thì phải cắt bỏ tử cung, kết hợp điều trị bằng tia xạ, dùng hoá chất phối hợp... Để phòng bệnh, cần hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh nêu trên, sàng lọc phát hiện ung thư sớm cổ tử cung qua khám phụ khoa và làm phiến đồ âm đạo.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm là 90%. Nếu phải cắt bỏ tử cung toàn phần cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và quan hệ tình dục.

Tất cả những thông tin và tài liệu được trình bày giữa Lan Chi và Thu Trúc được trích dẫn từ báo Sức Khoẻ và Đời Sống để diễn dãi trong buổi nói chuyện ngày hôm nay. Mong rằng sau buổi hội thảo này sẽ giúp cho quý thính giả hiểu rõ hơn về những triệu chứng bệnh lý của phụ nữ để biết cách phòng chóng bệnh một cách có hiệu quả hơn.

LC: Phần lớn các chị em phụ nữ ở Camden mình có quan niệm sợ “Coi bói ra ma, quét nhà ra rác”, tức là họ sợ sau khi đi khám mà phát hiện ra bệnh thì họ không có đủ tiền để chữa bệnh. Vậy theo Trúc thì có cách gì để giúp đỡ các chị em phụ nữ sau khi họ bị phát hiện là đã mắc bệnh ung thư hay không?

TT: Hiện nay thì BPSOS ở Camden có hợp tác với PPSNJ và bệnh viện Cooper để giúp đỡ cho các chị em về việc đi khám phụ khoa và chụp hình vú để phòng chống bệnh ung thư.

Tại PPSNJ, có chương trình CEED do chị Loan hướng dẫn để giúp đỡ cho người không có bảo hiểm hay thu nhập thấp. Tại bệnh viện Cooper thì có chương trình Cancer Screening Project dành cho những phụ nữ từ 40t trở lên và không có bảo hiểm được khám phụ khoa và chụp hình ngực hoàn toàn miễn phí.

Để được đi khám miễn phí, xin gọi BPSOS-Camden qua số: 856-486-7770 để được hướng dẫn cụ thể.

Mạch Sống Số 47, tháng 5, 2006

 

Posted on Monday, May 22 @ 14:37:09 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia ĐìnhSức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang