Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27891563
page views since June 01, 2005
MS29 - 11/04: Đức Đạt Lai Lạc Ma

Tin Tức Thời Sự Trả Lời Các Câu Hỏi Của Báo TIME

Lê Văn Trước

LTS. Năm 1950, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và đã hứa giúp hiện đại hóa vương quốc lẻ loi này. Tuy nhiên, họ đã không thực hiện lời hứa đó, mà còn quay ra đàn áp dân chúng trong nước cả về mặt văn hóa lẫn tôn giáo khiến cho chính quyền Tây Tạng, kể cả vị lãnh đạo tối cao về chính trị và tôn giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lâm vào cảnh lưu vong. Hơn 45 năm qua, ngài đã đấu tranh ôn hòa cho nhân dân Tây Tạng và cống hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm giá trị. Hạ tuần tháng 10, tại McLoed Ganj thuộc Ấn Độ, vị Phật sống 69 tuổi này đã mạn đàm với phóng viên Alex Perry của tuần báo Time và trả lời các câu hỏi như sau:

A.P.: Thưa ngài, tình hình ở Tây Tạng hiện nay ra sao?

ĐĐLLM: Tây Tạng hiện nay đã có được những tiến bộ về mặt kinh tế, song các quyền tự do về tôn giáo và văn hóa vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các phương tiện về y tế và giáo dục, đặc biệt là ở miền quê, vẫn còn rất yếu kém. Nhưng nói cho cùng thì ngay cả ở Trung Quốc, đời sống ở nông thôn cũng chẳng khá hơn gì.

A.P.: Ngài có cảm thấy lạc quan về tình hình ở Tây Tang không?

ĐĐLLM: Hiện nay các chính thể độc tài hoặc cộng sản đã thay đổi rất nhiều. Ngay cả Liên Xô hùng mạnh là thế mà cũng còn thay đổi. Những sự thay đổi này không phải do bạo lực mà có, mà do chính nhân dân họ tạo ra. Đấy là những phát triển mang tính tích cực. Trung Quốc tuy vẫn còn theo đuổi chính thể cộng sản, nhưng họ cũng đã thay đổi nhiều rồi chứ. Chẳng hạn nhân dân Trung Hoa ngày nay đã được hưởng nhiều tự do hơn về thông tin, về tôn giáo, cũng như về báo chí. Trong bối cảnh chung như thế thì ta có thể lạc quan về tình hình ở Tây Tạng. Tôi biết hiện nay có rất nhiều người Trung Hoa đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo tồn những di sản văn hóa và tinh thần của Tây Tạng.

A.P.: Quan hệ hiện nay của ngài với Bắc Kinh ra sao?

ĐĐLLM: Cách đây ba năm chúng tôi đã tái lập quan hệ trực tiếp với Bắc Kinh. Dĩ nhiên chúng ta chưa thể mong sẽ có những đột phá lớn bởi vì vấn đề Tây Tạng rất rắm rối, mà nhà cầm quyền Trung Cộng thì lúc nào cũng nghi kỵ và cảnh giác. Có lẽ chúng ta phải chờ đợi thêm một thời gian nữa, nhưng việc hai bên đã có thể nói chuyện trực diện như thế với nhau đã là một bước khởi đầu rất quan trọng rồi.

A.P.: Có nhiều người đã chỉ trích ngài là không còn muốn đấu tranh cho nền độc lập của xứ sở Tây Tạng nữa.

ĐĐLLM: Đúng là có một vài người Tây Tạng đã kết tội tôi là bán đứng nền độc lập của Tây Tạng cho Trung Quốc. Nhưng những việc tôi làm cũng đều là vì lợi ích của nhân dân Tây Tạng cả. Đất nước chúng tôi còn rất lạc hậu. Tuy đất đai nhiều, tài nguyên thiên nhiên cũng không phải thiếu, nhưng chúng tôi không có khoa học kỹ thuật tiên tiến để khai thác. Bởi vậy tôi nghĩ nếu gắn bó với Trung Quốc thì Tây Tạng sẽ được lợi nhiều. Dĩ nhiên với điều kiện là họ phải tôn trọng các mối liên quan về nền văn hóa Tây Tạng cũng như cho người dân Tây Tạng được hưởng một số bảo đảm nào đó.

A.P: Một vài người nói rằng Trung Quốc đang mong cho ngài sớm nhập diệt.

ĐĐLLM: Về vấn đề này cũng có hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma mà chết đi rồi thì vấn đề Tây Tạng cũng sẽ chết theo. Nhưng ý kiến thứ hai lại bảo rằng dù Đức Đại Lai Lạt Ma chết đi thì vấn đề Tây Tạng vẫn còn đó, mà thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì sẽ chẳng còn ai đứng ra hướng dẫn và thuyết phục nhân dân Tây Tạng. Trong hai ý kiến này, thì ý kiến nào đúng? Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ phải đợi cho đến lúc tôi chết đi thì mới có câu trả lời (cười).

A.P.: Nếu không có ngài, liệu nhân dân Tây Tạng có còn gắn kết với nhau thành một khối hay không?

ĐĐLLM: Vấn đề Tây Tạng là vấn đề của một quốc gia. Dĩ nhiên khi cá nhân tôi chết đi, nó cũng nhất định bị ảnh hưởng đôi chút. Tuy nhiên, vì nó là một vấn đề của cả quốc gia nên ngày nào mà quốc gia đó vẫn còn tồn tại thì vấn đề đó cũng vẫn tồn tại theo.

A.P.: Sau khi ngài nhập diệt thì chức vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ ra sao?

ĐĐLLM: Thiết chế về chức vị Đạt Lai Lạt Ma là do nhân dân Tây Tạng quyết định. Nếu nhân dân Tây Tạng cảm thấy không cần đến nó nữa thì họ có thể bỏ nó. Tuy nhiên tôi tin là nếu ngay ngày hôm nay tôi đột nhiên chết đi thì nhân dân Tây Tạng vẫn muốn chọn một Đức Đạt Lai Lạt Ma kế nghiệp. Vậy thì liệu Trung Quốc có chấp nhận điều đó không? Dĩ nhiên là không bởi vì họ muốn chính họ sẽ chỉ định một Đức Đạt Lai Lạt Ma của họ. Lúc đó sẽ có hai Đức Đạt Lai Lạt Ma, một do nhân dân Tây Tạng chọn và một do chính quyền Trung Quốc chỉ định.

A.P: Nếu dư luận thế giới không quan tâm đến vấn đề Tây Tạng nữa thì liệu Trung Quốc có thắng không?

ĐĐLLM: Ngay cả hiện nay thì Trung Quốc cũng đã thắng quá rồi còn gì nữa. Tây Tạng đã ở trong tay họ rồi còn gì (cười). Nhưng sao lại phải nói đến thắng với thua? Thật ra vấn đề hết sức phức tạp. Chúng tôi không nói đến chuyện ly khai nữa, mà chỉ nói đến việc sẽ phú cường hơn như thế nào nếu tiếp tục gắn kết với Trung Quốc.

A.P: Ngài đã mất gì trong cuộc đời lưu vong của mình?

ĐĐLLM: Dĩ nhiên là mất nước chứ còn mất gì nữa. Tôi đã là người vô tổ quốc 45 năm rồi. Tuy nhiên, thời gian lưu vong cũng là dịp để tôi học hỏi thêm được nhiều điều, học hỏi thêm về các nền văn hóa kháchchẳng hạn.

A.P.: Ngài nghĩ gì về tương lai?

ĐĐLLM: Nếu ta chỉ nhìn tình hình Tây Tạng một cách cục bộ thôi thì đúng là chẳng còn hy vọng gì cho đất nước này nữa. Nhưng nếu nhìn một cách bao quát hơn thì ta lại thấy lạc quan. Nói tóm tắt là không đến nỗi tệ lắm.

Posted on Thursday, May 12 @ 13:22:26 EDT by admin
 
Related Links
· More about Tin Tức Thời Sự
· News by admin


Most read story about Tin Tức Thời Sự:
Nhân Quyền Cho Việt Nam

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang