Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
27251503
page views since June 01, 2005
MS04 - 09/02: Báo Cáo Vi khuẩn West Nile

Sức Khoẻ

Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (CDC) cung cấp những tin tức sau đây:

Vi khuẩn West Nile được truyền cho người qua muỗi bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể gây viêm năo (encephalitis) trong một ít trường hợp có thể làm chết người. Bệnh viêm năo West Nile không truyền từ người sang người.
Xin xem h́nh minh họa năo bị viêm.

Muỗi cũng có thể truyền vi khuẩn cho ngựa, chim chóc, và vài con vật khác (mèo, dơi, sóc chuột, chồn hôi, sóc, thỏ nhà, và gấu trúc Mỹ), nhưng thú vật không thể truyền vi khuẩn sang thú khác hay người.

Muỗi bị nhiễm khuẩn khi chúng hút máu chim đă bị nhiễm. Vi khuẩn tồn tại trong hạch nước miếng của muỗi. Muỗi đă bị nhiễm khuẩn truyền vi khuẫn West Nile cho người và vật khi chúng hút máu. Vi khuẩn sinh sôi nẩy nở trong máu và di chuyển lên năo. Nó tác động vào sự vận hành của hệ thần kinh trung ương và làm sưng mô năo.

Ở những vùng ôn đới trên thế giới (giữa 23,5 và 66,5 vĩ độ nam và bắc), các trường hợp viêm năo West Nile phần lớn xảy ra vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu. Hầu hết Bắc Mỹ nằm trong giới hạn những vĩ độ đó. Thí dụ như vĩ  độ của Miami (Florida) là 25 nam, trong khi vĩ độ của của Nome (Alaska) là 61 bắc. Ở vùng khí hậu nhiệt đới (giữa 23,5 vĩ độ bắc và vĩ độ nam), vi khuẩn West Nile có thể được truyền suốt cả năm.

Tuy nhiên, ngay cả trong những vùng muỗi có mang vi khuẩn, rất ít muỗi -- dưới 1% -- bị nhiễm. Nếu muỗi bị nhiễm cắn người th́ dưới 1% người trở thành bị nhiễm và mắc bệnh nặng. Khả năng con người bị bệnh nặng do bất cứ muỗi nào cắn vô cùng ít. Nguy cơ bệnh nặng cao nhất trong những người trên 50 tuổi. Giữa những người bị bệnh nặng, từ 3% đến 15% bị tử vong.

Vi khuẩn West Nile được t́m thấy lần đầu tiên ở quận West Nile tại Uganda năm 1937. Từ đó nó lan truyền ra khắp Phi Châu, sang Âu Châu, Trung Đông, và vùng tây và trung Á Châu. Sự bộc phát đầu tiên của căn bệnh tại Hoa Kỳ xảy ra năm 1999 ở miền đông bắc. Sau đó nó được khám phá ở Florida và mới đây nhất là ở California. Nghĩa là vi khuẩn đă có mặt từ miền đông sang đến miền tây  Hoa Kỳ.

Vào ngày 1/8/2001, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (CDC) báo cáo rằng cho đến tháng 9 năm 2000 có 21 trường hợp bệnh nhiễm khuẩn West Nile, bao gồm 2 người chết trong vùng thành phố New York. Năm 1999, CDC báo cáo có 62 trường hợp bệnh nặng, bao gồm 7 người chết trong tiều bang New York. Không có con số ước lượng nào về những trường hợp bệnh viêm năo West Nile trên khắp thế giới.

Về những tin tức gần đây nhất liên quan đến sự lan truyền của vi khuẩn, xin xem Web site http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/westnile/index.htm.

Phần lớn cuộc nhiễm khuẩn đều nhẹ. Các triệu chứng bao gồm lên cơn sốt, nhức đầu, đau ḿnh, sốt cao, đôi khi da bị mụn và sưng các hạch bạch huyết. Trường hợp bị nhiễm nặng hơn th́ có thể có triệu chứng nhức đầu, sốt cao, cổ bị cứng, có trạng thái ngẩn ngơ, mất phương hướng, hôn mê, rùng ḿnh, động kinh, cơ bắp bị suy yếu và tê liệt.

Triệu chứng
Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến triệu chứng bắt đầu tấn công (thời kỳ ủ bệnh) của bệnh viêm năo West Nile thông thường là từ  3 đến 15 ngày. Phần lớn nhiễm bệnh nhẹ. Các triệu chứng bao gồm: cơn sốt, nhức đầu và đau ḿnh, da bị mụn (đôi khi), sưng hạch bạch huyết (đôi khi).

Bệnh nhiễm nặng hơn có thể gây: nhức đầu, sốt cao, cổ bị cứng, mất phương hướng, t́nh trạng ngẩn ngơ, rùng ḿnh và động kinh, cơ bắp suy yếu hay tê liệt hoặc hôn mê

 Khám bệnh và thử nghiệm
 Nếu nghi có bệnh do muỗi cắn, bác sĩ của bạn sẽ lấy bệnh sử của bạn để định mức nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn West Nile. Những người sống hay du lịch ở những vùng đă khám phá ra có vi khuẩn West Nile có nguy cơ bị bệnh viêm năo West Nile. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng cao nhất.
Nếu bác sĩ của bạn hay một chuyên viên y tế nghĩ rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh cao, hay nếu bạn có những triệu chứng của bệnh viêm năo West Nile, người ta lấy mẫu máu của bạn. Máu sẽ được đem thử nghiệm t́m kháng thể của vi khuẩn, một dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm bệnh.

 Khái quát về trị liệu
 Những trường hợp nặng của bệnh viêm năo West Nile được trị liệu bằng việc chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện. Chăm sóc hỗ trợ gồm có việc giúp cho thân thể tự chống lại bệnh tật hơn là chữa trị chống lại nguyên nhân trực tiếp của căn bệnh. Việc chăm sóc hỗ trợ thường được dùng khi không có trị liệu cho căn bệnh., như trong trường hợp đối với vài loại vi khuẩn.

Trị liệu hỗ trợ trong bệnh do vi khuẩn West Nile gồm có tiếp huyết thanh qua tĩnh mạch (intravenous fluids), hỗ trợ hô hấp (máy thông gió), và pḥng ngừa nhiễm bệnh thứ cấp (secondary infections), như viêm phổi hay nhiễm đường tiết niệu. Xin xem mục Bệnh Viêm Năo để biết thêm nhiều chi tiết về cách chữa trị.

Chữa trị tại nhà
 Nếu bạn có những triệu chứng giống như là bệnh cúm kéo dài trên 2 hay 3 ngày, hay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nặng nào của bệnh viêm năo West Nile, hăy gọi chuyên viên y tế ngay. Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn bị nhiễm bệnh nhẹ và có thể ở tại nhà cho đến khi bệnh trạng khá hơn th́ cần phải uống nhiều chất lỏng và nghỉ ngơi đầy đủ.

Không có sẵn thuốc tiêm chích pḥng ngừa bệnh nhiễm khuẩn West Nile.

Nhưng bạn có thể áp dụng những bước hạ thấp nguy cơ bị muỗi cắn:

Ở trong nhà lúc b́nh minh, lúc hoàng hôn, và buổi sáng sớm.

Mặc áo sơ-mi tay dài và quần dài mỗi khi đi ra ngoài.

Xịt quần áo bằng thuốc sát trùng chứa đựng permethrin hay DEET v́ muỗi có thể đốt qua quần áo mỏng.

Bôi thuốc sát trùng một cách sơ sài chỗ da để trần. Thuốc sát trùng hữu hiệu chứa đựng 35% DEET (N, N-diethyl-meta-toluamide). Chất DEET đậm đặc (lớn hơn 35%) không pḥng ngừa thêm hơn.

Tránh bôi thuốc sát trùng trên tay trẻ em. Thuốc có thể kích thích làm tấy mắt và miệng.

Mỗi khi bạn dùng thuốc sát trùng hay khử trùng, nên cẩn thận đọc và tuân theo những chỉ dẫn cách dùng của nhà chế tạo, được in trên sản phẩm.

Vitamin B và các dụng cụ siêu âm không hữu hiệu trong việc pḥng ngừa muỗi cắn.

Những nơi khác để xin sự giúp đỡ

 Tổ chức: Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ. Địa chỉ trên mạng Web: http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/westnile/index.htm. Web site này, được Phân bộ Bệnh nhiễm Vector-Borne của Trung Tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật duy tŕ, chứa đựng những thông tin về vi khuẩn West Nile. Nó bao gồm việc liên kết với các bộ phận y tế tiểu bang để thông tin cho địa phương và báo cáo những trường hợp có thể xảy ra của chứng bệnh xuất phát từ vi khuẩn. Web site cũng có những tin tức về các chứng bệnh khác do vi khuẩn gây ra.

Làm sao trừ khử muỗi ẩn nấp trong sân vườn của bạn
 Loại bỏ những vũng nước đọng. Muỗi sống và sinh sản ở những nơi có nhiều nước đọng -- và chúng không bay đi quá xa. Vậy hăy kiểm soát nhà cửa, sân vườn t́m chỗ đọng nước, gồm có:

Cống rănh: Chúng có thể bị tắt nghẽn dễ dàng do lá và những vật liệu vỡ vụn
Bồn tắm của chim chóc: Vét cạn và đổ đầy bồn tắm của chim chóc mỗi tuần một lần.

B́nh hoa: Xem xét nước trên đĩa phẳng dưới b́nh hoa.

Hồ bơi và bồn tắm: Vét cạn nước những hồ bơi không dùng đến, và đều đặn làm khô nước trên những nắp che.

Những hồ để rửa chân: Vét cạn nước và lật úp lại khi không dùng đến.
T́m kiếm và loại bỏ những nơi sũng nước mà muỗi có thể tập họp lại, như là vỏ xe cũ, lon thiết, và những vại trống.

Tránh đi ra ngoài trong những thời điểm có nguy cơ cao. Muỗi mang vi khuẩn West Nile hoạt động nhiều nhất vào lúc b́nh minh, hoàng hôn, và buổi sáng sớm.

Giữ cho muỗi không vào nhà. Cẩn thận sao cho các cửa sổ và cửa cái có màn chắn khít khao và chặt chẽ. Sửa chữa và thay thế những chỗ rách hay có lỗ thủng.

Đừng trông cậy vào các dụng cụ siêu âm, những thiết bị đuổi côn trùng sau vườn, hay những tổ nuôi chim, nuôi dơi để trừ muỗi trong nhà và ngoài sân vườn.

 

Posted on Thursday, March 02 @ 15:23:55 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang