Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809749
page views since June 01, 2005
MS07 - 01/03: DÁM MƠ

Thế Hệ Trẻ

TS. Nguyễn Đình Thắng

Mỗi chuyến đi xa đều lưu lại trong tôi những kỷ niệm kỳ thú, đầy ý nghĩa. Đầu năm nay trong dịp viếng thăm Portland, Oregon, để nghiên cứu mở văn phòng, tôi theo ba người bạn đến ăn Tết Ta ở một thành phố rất hiếm người Việt, nằm bên kia biên giới thuộc tiểu bang Washington.

Chủ nhân đãi tiệc là một cô gái Việt, trẻ, duyên dáng, chân tình, mới đến Hoa Kỳ do người chồng Mỹ đứng tuổi bảo lãnh. Cô làm chủ một tiệm nail. Khách gồm có nhân viên làm nail và đôi cặp bạn bè sống trong vùng. Cô chủ tự làm lấy thức ăn, khéo, ngon để đãi khách.

Khi bữa ăn vừa xong, tôi quay sang làm quen với một thiếu nữ ngồi bên cạnh. Cô đến Hoa Kỳ được tám năm và hiện làm việc ở một phòng thí nghiệm y khoa. Cô vừa mới đính hôn với chàng trai ngồi cạnh, tản cư đến từ miền Đông để gần người yêu. Sau khi trao đổi tên và vài dữ kiện cá nhân, tôi hỏi cô: "Giấc mơ của H. là gì?"

Cô sửng sốt không trả lời.

Tôi giải thích: "H. có bao giờ nuôi những giấc mơ về cuộc đời, về tương lai?"

Cô ngập ngừng một đỗi, định thần, rồi nói: "Có chứ. Nhưng chỉ khi còn nhỏ thôi. Hồi nhỏ em mơ nhiều lắm."

"Thế lớn lên H. không còn mơ nữa sao?"

"Lớn lên thì phải thực tế."

"Thực tế đâu có nghĩa là không còn những giấc mơ. H. vẫn có quyền mơ về một cuộc sống có ý nghĩa, về một tương lai đẹp đẽ, và về những quan hệ hướng thượng chứ. Chỉ có điều là với tuổi đời thì giấc mơ cần được xây đắp trên nền tảng vững chắc của kiến thức về xã hội và cuộc sống, để sao khi thực hiện giấc mơ của mình thì đồng thời cũng giúp gầy dựng giấc mơ cho những người chung quanh. Khi mất đi những giấc mơ thì cuộc sống buồn tẻ và ảm đạm lắm, chỉ còn là một chuỗi những ác mộng nối tiếp nhau thôi."

Tôi kể cho cô về những chuyến viếng thăm các trại tị nạn trước đây. Nhiều lần tôi muốn phát khóc khi chứng kiến những trẻ em sinh ra và lớn lên sau rào kẽm gai chằng chịt, trên nền xi măng xám xịt của trại cấm. Nhìn vào những khuôn mặt chai đá, những ánh mắt khô cằn của các em, tôi không tìm đâu thấy dấu vết của những giấc mơ. Nhiều lần lòng tôi đau quặn khi hiểu ra bố mẹ của các em, tù nhân trong các trại cấm, không có một giấc mơ nào để trao truyền lại cho con cái. Cuộc sống nghiệt ngã không cho phép họ nuôi những giấc mơ đơn giản nhất. Có lẽ họ đau sót lắm, từng giờ từng phút.

Qua chương trình chống bạo hành trong gia đình, tôi cũng đã thấy những tâm hồn héo uá dưới sự độc đoán, lạm dụng, hay vũ phu của người chủ hộ. Đến nỗi giấc mơ đơn giản và bình thường nhất là được sống trong yêu thương chan hoà, trong nhân phẩm và trong công bằng trở thành không tưởng, một thứ xa xỉ không được quyền nhắc đến, và không dám nghĩ đến. Quá là bất nhẫn và bi thương.

Những chế độ độc tài, như ở Việt Nam, bóp chết giấc mơ của cả một dân tộc. Người dân trong các chế độ đó bắt buộc phải sống trong khuôn phép, nhìn một chiều, nghĩ một chiều, nói một chiều. Mơ là nguy hiểm. Nói lên giấc mơ là phản động. Thực hiện giấc mơ là phạm tội. Thật là tầy trời tội của những kẻ đã giết đi giấc mơ của hàng triệu triệu con người.

Gần đây, tại một bữa ăn hội ngộ với mấy người bạn thuộc nhóm công nhân ở Samoa, tôi vui sướng khi thấy nhen nhúm lại trong họ niềm mơ ước cho tương lai. Một cô trong nhóm kể, khi còn sống phập phồng giữa sự bóc lột và khổ nhục của hiện tại và mối lo bị hồi hương, có lần cô buột miệng ước ao phải chi chuyến bay hồi hương bỗng dưng quay mũi bay sang Mỹ. Cô liền bị những người đồng đội gạt phăng: "Thôi đừng có mơ mộng chuyện trên cung trăng." Nhưng rồi điều tưởng là mơ ấy đã xẩy ra: cô và 200 công nhân khác đã đến Hoa Kỳ. Nếu cô đã không mơ thì không còn phấn đấu và không còn phấn đấu thì cuộc sống sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thăng hoa.

Có dám mơ thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Và khi có kế hoạch để thực hiện giấc mơ, từng bước một, thì cuộc đời mới có định hướng. Những giấc mơ, dù chưa thành tựu, vẫn gìn giữ cho cuộc đời phong phú và hướng thượng.

Đầu năm nay, khi soạn bản viễn kiến cho Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, tôi đề nghị điều đầu tiên và quan trọng nhất là "Nạn nhân của sự trù dập, bóc lột và bạo hành sẽ được bảo vệ và sẽ thực hiện được những giấc mơ sống trong tự do và nhân phẩm." Hội Đồng Quản Trị tán thành và đề nghị này trở thành viễn kiến chỉ đạo cho mọi hoạt động của Uỷ Ban: Tranh đấu cho quyền của mỗi con người được mơ và dám mơ.

Khi được khơi ra, thiếu nữ tên H. bắt đầu kể về những giấc mơ thầm kín của cô, những giấc mơ giúp cho đời, giúp cho người khốn khó. Cô nói chuyện tự nhiên và thoải mái. Khuôn mặt cô trở nên sinh động, với hào quang rạng rỡ. Xong rồi cô hỏi: "Để thực hiện giấc mơ, em bắt đầu từ đâu?" Một người bạn đi cùng với tôi mời cô tham gia các sinh hoạt xã hội trong hội của anh. Ý trung nhân của cô, nãy giờ chỉ lắng nghe, cũng hưởng ứng.

Bữa tiệc tàn. Cô chủ nhà ân cần tiễn nhóm chúng tôi ra về.
 
Xe chạy trong đêm tối chập chùng giữa các bo’ng cây thông đứng sững hai bên triền núi. Quang cảnh kỳ vĩ của miền Tây Bắc. Một người trong xe ngâm khe khẽ bài thơ của Quang Dũng:

... Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho vơi lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ...

Không ai nói với ai nhưng cùng hiểu: một thiếu nữ vừa dám mơ trở lại, những giấc mơ mà nàng đã cất giấu từ lâu.

Posted on Wednesday, February 15 @ 17:41:48 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Thế Hệ Trẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Thế Hệ Trẻ:
Nghĩ Về Tệ Nạn Ma Túy

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập TịchBạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang