Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816157
page views since June 01, 2005
MS07 - 01/03: Gia Đình Và Xã Hội

Quan Điểm

TS. Nguyễn Đình Thắng

Dịp cuối năm ở Hoa Kỳ là mùa lễ lạc. Trong mùa này người ta dành nhiều thời gian cho gia đình. Thân nhân tứ tán ở bốn phương trở về đoàn tụ bên nhau, hoặc những ai không về được thì gởi thiệp chúc mừng hay gọi điện thoại hỏi han nhau.

Gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho đứa trẻ từ chập chững biết đi cho đến khi vững chắc bước vào đời. Gia đình cũng là thành trì cố thủ cuối cùng khi xã hội loạn lạc và đầy rẫy bất trắc.

Người Việt mình đặt nặng giá trị gia đình. Nhờ vậy mà qua bao cảnh vật đổi sao dời, bao biến cố tang thương của lịch sử, người Việt vẫn còn sinh tồn và phục hồi. Dù bị bứng rễ đến những vùng đất mới lạ, trẻ em Việt vẫn phát triển và thăng tiến nhanh chóng không thua người bản xứ, nhờ có điểm tựa vững vàng là gia đình.

Tuy nhiên nếu gia đình trở thành một thành trì khép kín, cắt lìa con người ra khỏi xã hội, thì sẽ đưa đến nhiều hậu quả tai hại. Tai hại thứ nhất là tính ích kỷ, chỉ biết lấy của người màkhông biết cho, chỉ biết đòi hỏi mà không đóng góp, chỉ biết thụ hưởng màkhông hy sinh. Nếu ai ai cũng vậy thì xã hội sẽ tan rã. Lúc ấy gia đình cũng không thể tồn tại.

Tai hại thứ hai là những người trẻ lớn lên trong gia đình như vậy khó có thể trưởng thành. Chỉ dấu của sự trưởng thành là phạm vi quan tâm ngày càng nới rộng, như đứa trẻ sơ sinh chỉ biết đến nhu cầu sinh tồn của chính nó; lớn lên một chút thì bắt đầu để ý đến mọi ngườiï trong nhà; lớn hơn tí nữa thì bắt đầu quan tâm đến bạn bè và hàng xóm; vàrồi từ từ ý thức đến cộng đồng và xã hội. Nền giáo dục gia đình nếu không khéo có thể làm tắc nghẽn tiến trình trưởng thành này và đứa trẻ khi ra đời sẽ hụt hẫng và bơ vơ.

Ngược lại xã hội, và cận kề hơn là cộng đồng, phải làm tròn nhiệm vụ củng cố vàbảo vệ đơn vị gia đình. Nhiều chế độ độc tài, nhằm khống chế xã hội, đã tìm cách phá bỏ hay làm suy nhược đơn vị gia đình. Những xã hội ấy như một bức tường từ từ rã ra vì những viên gạch nền móng bị vỡ vụn. 

Trong xã hội Hoa Kỳ, nếp sống đặt nặng đơn vị cá nhân làm cho ý thức gia đình nơi người dân Hoa Kỳ ngày càng thu hẹp. Khái niệm đại gia đình đã trở thành cũ kỹ. Ý thức cộng đồng cũng mờ dần đi khi các cá nhân di động liên tục vàkhông kịp bén rễ vào một nơi chốn nào.

Hiểu được điều này, chính phủ Hoa Kỳ tìm nhiều cách và cấp nhiều ngân khoản để khuyến khích mọi khu vực cộng đồng phát triển các chương trình nhằm củng cố đơn vị gia đình và tạo mối keo sơn gắn bó cộng đồng lại với nhau, để giúp cho xã hội không suy thoái thêm nữa.

Đáng tiếc là cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên Hoa Kỳ chưa nhập cuộc. Nhiều người Việt vẫn còn bị nhiễm tâm lý xem gia đình là thành trì cố thủ, tách lìa ra khỏi cộng đồng và xã hội. Cộng đồng người Việt ở các nơi hãy còn rất yếu kém về năng lực để có thể hỗ trợ cho các gia đình phát triển, thăng tiến, và tham dự vào sinh hoạt chung của cộng đồng.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển trong ba năm qua đã thiết lập một số chương trình thử nghiệm để củng cố đơn vị gia đình và đồng thời phát triển cộng đồng. Điển hình nhất là nỗ lực khuyến khích các gia đình kết lại với nhau thành những nhóm tương trợ và rồi hỗ trợ cho các nhóm này phát triển thành tổ chức cộng đồng với phương tiện, kiến thức, và khả năng để tự lo trước hết cho chính thành viên trong tổ chức và sau đó cho đồng hương ở trong vùng.

Chúng tôi mong rằng công việc khởi đầu này, với sự hưởng ứng ngày càng đông của các gia đình và các tổ chức trong cộng đồng, sẽ từ từ chuyển hoá cộng đồng của chúng ta cho phù hợp với tình hình và trào lưu mới hiện nay trong xã hội Hoa Kỳ.

 

Posted on Tuesday, January 31 @ 13:57:07 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by tuyethoang


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang