Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814963
page views since June 01, 2005
MS09 - 03/03: Những cái tết khó quên

Lịch Sử Qua Lời Ke

Lê Văn Trước

Nói ngắn gọn: Tư Lành là một HO. Ông đến Mỹ hơi muộn so với số đông bạn bè sau khi rời khỏi trại tù cải tạo. Tại sao? Các cụ ta cho là cái số:

Thiên cao địa quýnh: giác vũ trụ chi vô cùng
Hứng tận bi lai: thức doanh hư chi hữu số.
                                                (Vương Bột)

(Trời cao đất xa: thấy vũ trụ là vô cùng
Vui hết buồn lại: biết đầy vơi là có số)

Tháng 10 năm 1993, lúc 10 giờ khuya, chiếc phi cơ chở gia đình ông gồm hai vợ chồng và hai cô con gái còn độc thân đáp xuống sân bay Hobby (Houston – Texas) trong ánh sáng chan hòa, đưa ông trở lại đời sống văn minh.

Đón ngay phòng đợi là gia đình cô con gái đã vượt biên năm 1984, một người bạn cùng phi đoàn, đại diện cho Hội Ái Hữu Không Quân và một chiến hữu trẻ, dường như phụ trách về công tác xã hội. Thật là cảm động. Sau một lúc hàn huyên và hẹn sẽ gặp lại trong đêm liên hoan hằng năm của quân chủng, mọi người chia tay vì trời cũng đã khuya.

Năm đó Tư Lành đón cái tết nguyên đán đầu tiên trên đất Mỹ. Nói là “đón cái tết”, thật ra không đúng cái nghĩa đón tết như ở Việt Nam theo ông bà Tư Lành nghĩ. Mọi việc rất sơ sài. Công sở và hãng xưởng đều làm việc bình thường. Gia đình con được trang trí theo kiểu tây phương, gọn và đẹp nhưng không có bàn thờ gia tiên cổ kính. Biết làm sao hơn. Ngày vượt biên, con gái vừa tròn hai mươi, con rễ lớn hơn vài tuổi, may nhờ lý lịch của bố mẹ mà cả hai đều được nhận sang Mỹ rất sớm. Chín năm trời phấn đấu, học hành, làm việc để có thể bảo trợ cho cha mẹ cùng các em về chung sống với nhau cũng là một cố gắng rất lớn rồi. Các việc khác đều là thứ yếu.

Đêm giao thừa, ông bà cố bày một bàn thờ nhỏ để cúng ông bà ngoài sân nhà. Sau đó là các con mừng tuổi và ông bà lì xì cho con cháu. Đứa cháu ngoại sinh ra trên đất Mỹ, chưa đầy sáu tuổi có lẽ rất ngạc nhiên sao bổng dưng nhà có đông người và vui vẻ khác thường. Mọi việc cũng diễn ra nhanh chóng vì sáng hôm sau một số phải đi làm. Ông Tư vào giường với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Ông không thấy mình có thể tự tại mà an hưởng những cái đang có được. Có những trách nhiệm không thể làm ngơ, có những công việc mà những ngày tháng tù đày ông hằng nghĩ tới, mong ước có cơ hội thực hiện...Trằn trọc và trăn trở.

Về mặt tình cảm, ông muốn chia sẻ với đàn con những gánh nặng đè lên vai hàng ngày, hàng tháng mà chúng phải lo liệu. Với giới trẻ đang cùng thế hệ với con ông, ông cảm thấy có trách nhiệm góp chút công sức gọi là “làm gương” hơn là chỉ tay nói: các cháu PHẢI làm cái này, cái kia...Những năm tháng tù đày đã dạy cho ông nhiều thứ, trong đó có những tình cảm chân thực mà con người cần trân quý, những mối quan hệ chung quanh cần được tương thân và tương kính. Phải chăng khi cùng cực đói rét con người mới biết được giá trị của chén cơm manh áo? Có chia lìa đau khổ mới biết được xum vầy hạnh phúc là gì?

Ba tháng sau đó, khi các giấy tờ tùy thân tạm ổn, Tư Lành lăn xả vào công việc học hành và kiếm sống. Dạo đó có nhiều ý kiến, nhiều dư luận về những HO như  ông. Tư Lành không quan tâm đến điều đó. Thay gì “góp ý” hay “lên tiếng”, ông chú tâm vào những công việc làm hằng ngày với hy vọng khi có thành quả tốt, thì cái thành quả đó chứng minh rõ ràng nhất cho quan điểm hay mục đích đời mình.

Năm 1996, ông lại đón một cái tết đáng ghi nhớ nhất trong đời. Số là gia đình ông sau mấy năm dành dụm đã mua được một tiệm rượu để ông bà quản lý và một town home cũ để ông bà sinh hoạt thoải mái hơn. Chiều ba mươi tết, ông giao tiệm cho bà, lái xe mua hoa quả và ít thức ăn  để cúng tất niên và giao thừa. Mưa lất phất tạt lên cửa kính. Gió rét buốt xương. Cảnh vật mập mờ trong làn mưa bụi chen lẩn với những hồi ức tại quê nhà khiến ông rưng rưng xúc động. Ngày ra khỏi trại tù, thân thể ốm đói của ông như một bóng ma. Căn nhà cạnh phi trường Tân sơn nhất cứ bị công an khu vực thường xuyên quấy nhiểu, đành bán đổâ bán tháo chuyển qua Bà chiểu (Bình thạnh).

Khi sức khoẻ khả quan hơn, ông mở lớp dạy vẽ và trang trí mỹ thuật, một phần để sống qua ngày, một phần có thì giờ học hỏi thêm những điều mà trong trại tù ông tự thấy còn khiếm khuyết. Năm 1990, chính quyền mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư, cơ sở của ông vụt phát một cách nhanh chóng.

Các công ty quảng cáo ở Saigon ký các hợp đồng với nước ngoài và ông ký lại hợp đồng thi công với họ. Dưới tay hơn hai mươi thợ sơn vẽ, điện, hàn v.v. ông trở thành một chủ nhân có đủ uy quyền và tín nhiệm. Trong nhà, bà Tư  mướn hai người làm thường trực để phục dịch cho đám con cháu và cho riêng ông bà. Cuộc sống có khi đầy đủ sung túc hơn cái thời ông còn tại chức.Tuy nhiên, sau nhiều đêm đắn do suy tính, ông quyết định đem hai cô con gái chưa lập gia đình ra đi. Tiền bạc không mua được tự do và nhân phẩm. Hơn nữa những cái ông đang có biết đâu sẽ là cái họa đưa ông vào tù lần nữa...

Dù vậy, trên con đường về nhà vào chiều ba mươi tết đó, những hình ảnh ấm cúng hiếm hoi nơi quê nhà cùng cái lạnh lẽo cô đơn nơi xứ lạ đã làm ông buồn tủi không ít. Ông âm thầm bày biện cúng kiến một mình. Bàn thờ là một kệ trưng bày có nhiều ngăn kính . Ngăn trên cùng  thờ Phật. Ngăn kế thờ ông nội và ông ngoại các cháu. Các ngăn dưới là những đồ trang trí linh tinh. Ông đốt hai hàng nến và nhang. Chừng mười phút sau, ông nghe một tiếng “Rắc!”

Ngăn thờ Phật kính vỡ từng mảnh, hoa quả nhang đèn đổ xuống ngăn thờ các cụ và văng tung tóe xuống thảm. Ông lặng người kinh ngạc một lúc và chợt nhận ra cái ngu của mình. Ngăn kính, dù là kính dầy mà ông đốt nến như nung ở dưới thì bảo sao kính chẳng nứt và vở ra! Sau giây phút bàng hoàng, ông dọn dẹp và bày cúng trở lại. Khi đốt nén nhang thứ hai, nổi buồn tủi cùng cực đã khiến ông không cầm được hai hàng nước mắt ràn rụa...

Mùa xuân buồn thảm đó rồi cũng trôi qua như những bất hạnh khác trong đời mình. Ông Tư Lành vẫn kiên nhẩn tiếp tục.

Bây giờ thì mọi việc đã khả quan hơn nhiều. Ngày đầu năm các con cháu tề tựu đông đủ. Ông được thêm hai cháu ngoại trai nữa. Mấy nhỏ đều nói tiếng Việt rành rẽ. Cuối tuần cha mẹ chúng thay nhau đưa con đi học tiếng Việt và cấm không cho nói tiếng Mỹ ở nhà.

Sau khi lễ bái bàn thờ gia tiên xong tới màn hấp dẫn với đám lỏi tì là chúc tết để được lì xì. Anh nhóc mới năm tuổi cũng ráng khoanh tay trả bài thuộc lòng:”Năm mới chúc ông bà ngoại sức khõe dồi dào sống lâu trăm tuổi, phát tài phát lộc”. Miệng thì chúc nhưng mắt cứ dán vào bao lì xì đỏ. Cuối cùng, cả nhà cùng quay quần bên mâm cơm truyền thống: bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu, thịt kho...

Từng bước một, từng năm một, ông Tư Lành dẫn dắt đàn con mình trở về với những tập tục đáng gìn giữ như những truyền thống quý báu của dân tộc.

Ông tin rằng nếu có nhiều gia đình Việt Nam cũng làm như thế thì không lo gì các thế hệ sau nơi hải ngoại phải lạc lõng hay lai căng, mất gốc.

Ông bà không còn bán rượu nữa mà tham gia vào một tổ chức thiện nguyện.

Thêm một lần nữa, ông tạm gác lại những công việc yêu thích của mình để cùng đám trẻ tham dự các trò chơi khó khăn hơn với những qui luật cũng phức tạp hơn. Trong gia đình, ông đã tạo được đôi chút gương tốt cho các con; ngoài xã hội, ông cũng đang cố gắng tương tự để lớp trẻ nhận thấy chú bác mình có người đã tham dự những trò chơi lớn, đã bay vào lửa đạn, đã thoát khỏi ngục tù và giờ đây vẩn còn có thể sát cánh bên họ để làm những công việc tuy khiêm tốn hơn nhưng không kém phần cao đẹp. Ông không lải nhải với họ về ngày “hôm qua”, cái thời mà nói như một chiến hữu của ông:”cái thời ta tưởng là thời ta oanh liệt”, mà ông cùng làm với họ những công việc của “hôm nay” với ước mong “ngày mai” khá hơn, đẹp hơn.

 

Posted on Wednesday, January 18 @ 16:19:42 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Lịch Sử Qua Lời Ke
· News by tuyethoang


Most read story about Lịch Sử Qua Lời Ke:
Đời Sống Người Tù Cải Tạo

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Lịch Sử Qua Lời Ke


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang