Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814236
page views since June 01, 2005
MS13 - 07/03: Những chuyện khó tin, nhưng có thật...

Mái Ấm Gia Đình

Kim Việt

Chương Trình Chống Bạo Hành Gia Đình Khi tôi được chú Lê Văn Trước, người phụ trách tờ Mạch Sống, yêu cầu viết bài cho chương trình Chống Xung Đột Trong Gia Đình, tôi cứ mãi phân vân, chẳng biết viết về điều gì bây giờ. Chẳng lẽ lại nói tiếp mấy cái chuyện về những phụ nữ bị hành hạ? Biết đâu rồi độc giả lại bảo: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”

Thế nên, hôm nay, tôi xin được chuyển đề tài để viết về những chuyện khó tin, nhưng có thật, đã xảy đến cho những trường hợp mà tôi đã giúp. Đặc biệt, những “khách hàng” này lại toàn là những nam nhi. Tôi xin đính chính ở đây là: Tuyệt đối, hoàn toàn không có ý chê bai những đấng “nam nhi chi chí “ này, mà chỉ muốn thay họ nói lên những sự thật. Những khi nghe họ trình bày hoàn cảnh của mình, tôi hết sức bức xúc. Họ chịu sự hành hạ quá lâu mà không dám đi tìm sự giúp đỡ chỉ vì: “Mắc cở lắm. Nói ra, thiên hạ cho tôi là thằng đàn ông mà như đàn bà vậy. Tôi sợ mất mặt cô à.”

Chỉ vì sợ mất mặt, nên họ đã chịu “ngậm đắng nuốt cay” cho yên cửa yên nhà. Những người phụ nữ Việt nam vẫn thường được ca ngợi có đức tính hy sinh cho chồng cho con. Nhưng có lẽ, nơi những trường hợp tôi gặp, thì chỉ được thấy đó là những phụ nữ chua ngoa, ích kỉ, coi trọng vật chất và đầy tham vọng. Để thỏa mãn cho tính ích kỉ của mình, những phụ nữ này tìm đủ mọi cách để đe dọa chồng. Nào là: “tôi sẽ ly dị anh, tôi sẽ đem con đi thật xa, anh đừng hòng nhìn mặt con!” Hơn thế nữa, họ dùng những lời nhiếc móc hết sức cay độc, làm cho người chồng tổn thương không kém. Chẳng hạn như:

“Anh mở mắt nhìn thiên hạ coi, sao mà anh ngu quá vậy? Chồng người ta cũng ăn học như anh mà sao họ làm lương cao quá vậy? Còn anh tối ngày chui rúc trong xó nhà! Biết đời nào tôi mới được nở mặt nở mày? “ Với những lời lẽ cay độc và phải nghe đi nghe lại mỗi ngày như thế, tôi thiết nghĩ, chẳng có ai chịu đựng nổi. Thế mà, tôi thật ngạc nhiên khi thấy có những người chịu đựng cả năm mười năm qua.

Bên cạnh đó, còn có những người phụ nữ chỉ muốn dành quyền lợi về phía gia đình mình. Cho nên, tìm đủ mọi cách để cách ly sự quan hệ của chồng với gia đình chồng. Khi người chồng tiếp xúc với bố mẹ hay anh chị em thân thích, thì tỏ vẻ khó chịu. Hoăc giả, ngoài mặt tỏ ra bằng lòng, nhưng khi chỉ còn hai người với nhau thì bắt đầu dè bỉu, nói xấu gia đình chồng, thậm chí có thể dựng chuyện vu khống. Lúc đầu, có thể người chồng sẽ không màng đến những lời của vợ. Tuy nhiên, là vợ chồng, đầu ấp tay gối, mỗi ngày một chút, dần dần, người chồng sẽ bắt đầu hoài nghi và “nhập tâm” lúc nào không hay.
Có những người vợ, biết dùng những lời khéo léo, ngon ngọt của mình để làm cho người chồng tin tưởng. Thế là, bố mẹ và anh em gia đình chồng chỉ còn biết thở dài cay đắng: “Thôi thì coi như chúng ta đã mất đi một đứa con (hay một người anh, em) vậy.”

Tôi đã chứng kiến cảnh một gia đình nọ, cha mẹ còn ở Việt nam. Người anh lớn định cư ở Mỹ từ thập niên 80. Với sự giúp vốn nho nhỏ ban đầu của vợ, cùng với sự chăm chỉ và siêng năng của người chồng, từ một cơ sở kinh doanh nhỏ, nay đã trở nên lớn mạnh và thu nhập hàng năm cả trăm ngàn đô la. Những anh chị em của chồng lần lượt định cư sau đó. Nhưng người chồng không thể nào giúp cho các anh chị em của mình, chỉ vì một điều duy nhất: “Em không muốn; anh coi đi, tụi nó có coi em ra gì đâu? Anh phải nghĩ đến vợ con anh trước chứ.” Đó là chưa kể tất cả mọi việc, từ những chuyện nhỏ nhặt trong nhà cho đến công ăn việc làm, anh ta đều phải báo cáo với vợ và để vợ quyết định cho mình. Thậm chí, khi gặp các anh chị em thân thuộc, anh ta cũng không dám chuyện trò thân mật vì sợ bị vợ nghi ngờ là lén lút giúp đỡ riêng.

Mỗi khi các anh chị em của anh ta muốn đến thăm nhà trong các dịp lễ lậy, vợ anh cũng không bằng lòng vì đối với người vợ, mỗi khi có mặt gia đình chồng, thì phải có luôn cả gia đình vợ... Riết rồi, anh chị em của anh ta cũng chẳng còn muốn liên hệ. Trong khi đó, những người anh chị em vợ thì tự do thoải mái đến thăm nhà bất cứ lúc nào. Hàng năm, anh ta còn bỏ thời gian và tiền bạc để đi nghỉ hè với họ. Đó là chưa kể, anh ta cũng đã ra sức giúp cho mỗi anh chị em bên vợ được có một cơ sở kinh doanh như mình.

Chung qui, anh phải chọn lựa như thế vì người vợ ra điều kiện: chọn vợ hay chọn anh em? Nhiều lần, tôi ngạc nhiên tự hỏi về cuộc sống của người đàn ông đã luống tuổi này. Tôi không hiểu tại sao anh lại không có thể phản kháng và tạo cho mình một tự do cá nhân? (Thậm chí, cái cell phone của anh cũng bị người vợ kiểm soát) Tôi chỉ thở dài và tự tìm câu giải đáp của mình là: Anh ta đã bị hành hạ về tinh thần trong nhiều năm, chịu đựng để vợ khỏi khó chịu và cắng đắng, để vợ khỏi đe dọa đem ra toà li dị, để khỏi phải mất con... Rốt cuc, anh đã không còn khả năng phản kháng, nên dẫu có tâm sự và hỏi ý kiến với tôi đi chăng nữa, tôi cũng đành bó tay.

Đa số, những người đàn ông bị “emotional abuse” (xin tạm dịch là hành hạ về tình cảm), họ thường tìm cách che dấu mặc cảm của mình. Trước mặt mọi người, họ đều cố gắng che dấu yếu điểm của mình. Họ làm ra vẻ ta đây có quyền hành trong gia đình. Nhưng mỗi khi có ai nhắc nhở đến điểm yếu của họ, thì họ cho rằng: vì yêu vợ con, nên họ làm thế để giữ cho gia đình hạnh phúc. Chi bằng cứ nhịn đi, để cho cơm lành, canh ngọt, nghe vợ cho xong chuyện. Dần dà, họ trở nên mất hết khả năng tự làm chủ lấy mình, mất đi bản lãnh và trở nên bất lực trong bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra. Đã có nhiều gia đình lục đục với nhau chỉ vì ông chồng bất lực trước cảnh vợ mình nhất quyết không cho bố mẹ chồng được về ở chung hoặc giúp đỡ anh em bên chồng.

Bên cạnh những câu chuyện như tôi vừa kể, còn có những trường hợp chán chường hơn nữa. Tôi muốn nói đến chuyện của những chàng trai Việt kiều, về Việt nam lấy vợ, tốn phí bao công sức và tiền bạc, cuối cùng thì đành ca bài:

“Anh đã lầm khi đưa em sang đây.” Tôi không lên án bất cứ một ai về Việt nam lấy vợ hay lấy chồng. Vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi cũng tin là họ có một tình yêu ban đầu, trừ phi họ bằng lòng đổi chác để mong rằng có một cuộc sống khá hơn nơi xứ người.

Thế nhưng, cuộc đời chẳng đơn giản như người ta đã tính toán. Có những cô gái, vừa mới đặt chân đến phi trường đã lập tức chuyển vé máy bay đi sang tiểu bang khác hay được “người anh trai” nào đó đã sẵn sàng nghinh đón và sau đó thì người chồng chẳng còn thấy tăm hơi đâu cả. Có những cô khôn ngoan hơn, sau khi ổn định vài tuần, có được giấy tờ hẳn hoi, bắt đầu liên lạc với ai đó, và rồi, một hôm đi làm về, người chồng thấy vợ mình biến mất, chỉ còn trơ lại lá thư nhắn nhủ: “Cám ơn anh đã đưa em sang đây, nhưng em không thể sống với anh vì... (trăm ngàn lý do xuất hiện) nên bây giờ em đành bỏ đi... anh đừng tìm em nữa...” Những ông chồng này giờ đây chỉ còn biết đau khổ, gọi cho văn phòng chúng tôi nhờ giúp ý kiến. (Tôi được biết, tại Houston, trung bình cứ một tháng, khoảng từ 4 đến 5 cú điện thoại nhờ vấn kế.)

Dĩ nhiên, chúng tôi cũng chẳng giúp gì được hơn ngoài chuyện an ủi: “Nếu cô ấy mới đến Mỹ mà đi như thế, thì thẻ xanh tạm của cô ấy chỉ có giá trị 2 năm mà thôi. Chắc cô ấy sẽ về lại với anh vì khi phỏng vấn lại, không chứng minh cuộc hôn nhân là thật thì sở di trú không cấp thẻ xanh vĩnh viễn đâu.” Cũng có người lo sợ hỏi tôi: “Cô ơi, vậy cô ta có quyền khai với Sở Di Trú là tôi ngược đãi cô ta hay không?” Tôi mỉm cuời trả lời: “Anh an tâm. Luật nào cũng vậy, nếu anh không ngược đãi cô ấy, thì cô ấy không có gì để làm bằng chứng cả. Làm sao Sở Di Trú có thể tin cô ấy được?”

Có trường hợp, sau khi định cư ở Mỹ hơn mười mấy năm, anh thanh niên làm một chuyến về thăm quê hương, gặp lại cô bạn láng giềng ngày xưa. Được sự ủng hộ của hai gia đình (đã định cư tại Hoa Kỳ), anh thanh niên chịu khó đi đi về về Việt nam nhiều lần để có thêm cơ hội tìm hiểu. Và cũng giống như bao chuyện tình thơ mộng khác, anh đã làm giấy hôn thú và bảo lãnh cô sang đây. Ngày đón cô ở phi trường, cha mẹ đôi bên vô cùng sung sướng. Một bên thấy con gái được đoàn tụ sớm hơn dự liệu, lại được chàng rể hiền. Một bên, thấy đứa con dâu hiền lành, xinh đẹp, ai mà không mong ước. Thế rồi, chỉ được một tháng sau, cô xin phép đi thăm người bạn thân tại một tiểu bang khác. Người chồng vui vẻ mua vé máy bay, đưa cô ra tận phi trường Baltimore, và dặn dò cẩn thận.

Từ tiểu bang ấy, cô gọi về, thú thật với anh rằng: “Em đã phụ lòng anh, anh rất tốt với em... nhưng xin anh tha lỗi, em sẵn sàng trả cho anh số tiền 5000 đô la, xin anh cho em được ở lại với người yêu của em... Em vẫn còn liên lạc với ảnh từ hồi bên Việt nam lận... xin anh bỏ qua cho em...” Dĩ nhiên, anh chồng chỉ còn biết kêu trời và cha mẹ cô cũng đành bó tay. Tôi cũng không biết làm sao để an ủi anh bây giờ. Cũng đành lập lại câu nói quen thuộc: “Thẻ xanh tạm chỉ có giá trị trong vòng hai năm...”

Điều tôi muốn nói ở đây không phải là vấn đề pháp lý, mà là vấn đề tình cảm giữa con người với nhau. Chàng thanh niên trong câu chuyện tôi kể ở trên chẳng biết đến khi nào mới hồi phục vết thương lòng. Anh như người mất hồn trong nhiều tháng và cuối cùng gia đình phải đưa đến gặp bác sĩ tâm lý điều trị. Đó là chưa kể đến những trường hợp khác, rất nhiều ông, chỉ vì sợ mất mặt và tự ái (mà tự ái của đàn ông thì to lớn đến là chừng nào!) đang bị các phụ nữ hành hạ về tinh thần, tiền bạc, thậm chí cả về thể xác nữa, nhưng không dám lên tiếng. Thôi thì, thà “sống nhục (ở nhà) còn hơn là “chết vinh” (đến nhờ cơ quan giúp đỡ, rủi người ta biết...) Những nạn nhân này luôn sống trong đau khổ vì “nào ai có thấu cho chăng?” Cuối cùng, có người sẽ bị ảnh hưởng đến thần kinh. Hoặc có khi, chịu hết nổi, nổi khùng lên, tức khí phát ra, làm những điều xốc nổi, thế là tan cửa nát nhà.

Nói chung, chúng tôi không có lời khuyên nào khác hơn là xin quí vị hãy hết sức cẩn thận trong việc chọn lựa người bạn đời ở Việt Nam. Đừng để rồi phải đau lòng tự thốt: “Tại cái số mình nó vậy!” Riêng với những nạn nhân đang bị các phụ nữ hành hạ, xin hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thực và tìm đến các trung tâm trợ giúp. Nơi đây, chắc chắn các chuyên viên sẽ hướng dẫn cho quí vị những thông tin hữu ích để quí vị tự quyết định cho mình một giải đáp.

Mong rằng, nhưng chuyện khó tin nhưng có thật này sẽ từ từ giảm thiểu, để cuộc sống này có thêm nhiều gia đình hạnh phúc.

 

Posted on Monday, December 05 @ 17:17:25 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang