Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815092
page views since June 01, 2005
MS17 - 11/03: LỜI MẸ HIỀN

Mái Ấm Gia Đình

Ngô Thị Quý Linh

Trong thời gian sống ở hải ngoại, vì những cơ duyên tình cờ, gia đình chúng tôi về sống ở vùng quê, xa các tỉnh lớn có nhiều sinh hoạt của cộng đồng người Việt.



Nhìn thấy các con mình ngày càng lớn nhanh, ngoại ngữ ngày càng biết nhiều mà sự sử dụng tiếng Việt cũng như sự hiểu biết về văn hóa Việt không được dồi dào, chúng tôi đã tìm mua nhiều sách Việt, chọn những bài hay cho các con mình đọc, nay chép một bài ở quyển này, mai đọc một đoạn ở quyển kia...

Những lúc dạy con học, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài ca dao hay, những câu tục ngữ ý nghĩa sâu sắc đã được sưu tầm trong các sách hoặc được rải rác ghi lại trong các công trình biên khảo công phu vượt cao hơn hẳn trình độ thanh thiếu niên. Vì thế chúng tôi nẩy sinh ý tưởng biên soạn một quyển sách giản dị và thực dụng về ca dao và tục ngữ cho các bạn trẻ của những thế hệ đang tới, trong đó có các con mình, chứ không có ý định làm một công việc biên khảo sâu rộng.

Lòng yêu thương cũng như sự lo lắng cho con của các bậc cha mẹ có nhiều phần giống nhau nên chúng tôi ước mong quyển Lời Mẹ Hiền, được soạn ra với tâm tình của một người làm cha mẹ, sẽ được đón nhận chân tình và góp phần hữu dụng vào việc hướng dẫn giáo dục con em trong các gia đình Việt Nam.

Quyển Lời Mẹ Hiền có tính cách chọn lựa những điều mà một người mẹ muốn nói với con:
- từ những ngày con còn bé, mẹ âu yếm hát ru con ngủ;
- khi con lên vài tuổi, mẹ chơi với con, tập cho con hát những bài đồng dao, dạy con nói những lời ví von hóm hỉnh tài tình của tiếng mẹ;
- khi đưa con đi thăm đất nước, mỗi nơi đặt chân đến, mẹ kể con nghe truyện xưa tích cũ của tiền nhân và phong thổ sản vật trong vùng;
- khi con đến tuổi hiểu biết, mẹ truyền lại cho con những kinh nghiệm về tình đời, về tình người, dặn dò con cách sống ở đời.

Lời Mẹ Hiền lưu truyền lời của biết bao nhiêu mẹ Việt Nam từ ngàn năm trước dặn dò các con mình: trong hàng các con, nữ đã có anh thư, nam đã có anh hùng, đã có người bình dân người học giả, đã có vua quan dân giã, sĩ, nông, công, thương... Mong rằng Lời Mẹ Hiền cũng sẽ là lời của những mẹ hiền Việt Nam ngày nay và cả mai sau dặn dò các con mình, những người con đi xây đắp tương lai dân tộc và nhân loại.
                    
MẸ DẠY CON
* Cách ăn ở trong nhà ngoài họ với cha mẹ, với anh chị em, với họ hàng;
* Cách sống ở đời, sử thế, tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ, ơn nghĩa, trọng nghĩa khinh tài, thế thái nhân tình;
* Tu thân, lập chí, lập thân, lập ngôn, lập nghiệp;
* Mẹ dạy con điều nhân;
* Mẹ dặn dò con gái;
* Mẹ khuyến khích con trai;
* Mẹ khuyên con giữ tình nghĩa vợ chồng bền lâu;
* Mẹ khuyên các con chăm nom dạy dỗ con cái của mình.
                               
            Cách ăn ở trong nhà ngoài  họ
 
Chim có tổ, người có tông
Con người có cha có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Nên ra trên kính dưới nhường,
Chẳng nên đạp hắt bên đường mà đi.

Một sự nhịn là chín sự lành.

Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.

Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha nghĩa mẹ coi tày bể non.

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.

Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Con chẳng chê cha mẹ khó,
Chó chẳng chê chủ nghèo.

Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.

Con mẹ có thương mẹ thay,
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.

Sống tết, chết giỗ.

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ gia.

Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng khi sống cơm suồi kính dâng.

Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.

Trẻ cậy cha, già cậy con.

Kính cha tấm lụa tấm là,
Trọng cha tấm quà tấm bánh.

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng cho tuyền đạo con.
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ Nga ngâm đọc có còn thấy chi (1).

Chú cũng như cha, dì cũng như mẹ.

Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

Dì ruột thương cháu như con,
Rủi mà không mạ cháu còn cậy trông.

Chị ngã em nâng.

Em khôn cũng là em chị
Chị dại cũng là chị em.

Thương nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu.

Em thuận anh hòa là nhà có phước.

Con một mẹ như hoa một chùm,
Yêu nhau nên phải bọc đùm cùng nhau.
Anh em như tre cùng khóm.

Anh em như chân tay, anh nhường em kính.

Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh chếch người ta chê cười.

Khôn ngoan đá đẩy gà ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Cắt dây bầu dây bí,
Chẳng ai cắt dây chị dây em.

Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Tranh quyền cướp nước gì đây,
Coi nhau như bát nước đày thì hơn.

Có khách tùy lòng thết đãi,
Giầu thì thịt thà, khó nghèo thì ta cơm canh.

Đến bữa dọn cơm, người đi chẳng bực bằng kẻ ở nhà   
chực đợi.

Chẳng được đĩa thịt đĩa xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Trách người một trách ta mười,
Bởi ta bạc trước cho người tệ sau.

Thương người người lại thương ta,
Ghét người người lại hóa ra ghét mình.

Đấng trượng phu đừng thù mới đáng,
Đấng anh hùng đừng oán mới hay.

Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ, chả sót lẽ nào.

(còn tiếp)

Posted on Monday, November 07 @ 12:51:51 EST by tuyethoang
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by tuyethoang


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang