Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816266
page views since June 01, 2005
MS20 - 02/04: Sách Mới: CUỐN “TẾT!”

Tin Sinh Hoạt

CỦA NGUYỄN NGỌC BÍCH

Nguyễn Quân

Cuốn “Tet! The Vietnamese New Year” của Nguyễn Ngọc Bích, viết bằng tiếng Anh để in ra kịp bán vào mùa Tết Giáp Thân, đã được đón nhận một cách khá nồng nhiệt tại hai chợ Tết Virginia (của Hội Cao Niên và của Cộng Đồng). Được hỏi tại sao đã có hiện-tượng này, ông Nguyễn Ngọc Bích cho biết có lẽ tại vì “Tết là một lễ trọng đại nhất của người Việt, trong đó gói ghém không biết bao nhiêu tập tục, truyền thống, điều hay về văn hóa Việt Nam nên ai cũng hãnh diện về Tết cả. Chỉ có điều lạ là một chuyện hay như thế, gần gũi với đời sống chúng ta như thế mà không hiểu tại sao từ trước đến giờ, chưa có mấy ai nghĩ ra viết nguyên một cuốn sách về Tết.”

“Không những trong tiếng Anh tiếng Pháp đã không có,” ông Bích nói tiếp, “mà ngay cả trong tiếng Việt cũng không có mới lạ.”  Muốn tìm hiểu về Tết trong tiếng Việt, chúng ta chỉ có mỗi cách là đi tìm đọc các sách như Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính hay Nếp Cũ của Toan Ánh, Đất Lề Quê Thói của Nhất Thanh, v.v. Song mỗi tác phẩm như thế cũng chỉ có dăm ba trang, viết về một vài tập tục sơ sài. Hoặc phải đi tìm nhiều sách mới có một số bài viết kiểu bác học của ông Thái Văn Kiểm.  Năm ngoái năm kia, B.S. Lê Văn Lân cũng có ra hai tập dầy mang tên Bút Khảo về Xuân song dù vậy, đây vẫn không phải là một cuốn sách viết đầy đủ về mọi khía cạnh của cái Tết Việt Nam.

Được hỏi động cơ nào đã đưa ông đến chỗ viết cuốn Tet! The Vietnamese New Year, ông Bích giải thích: “Như nhiều người biết, tôi cũng như nhà tôi đã sinh hoạt cả mấy chục năm trời ở trong ngành giáo dục, cả ở Mỹ cũng như ở Việt Nam.  Ở Mỹ, tôi đã từng phụ trách các lớp từ tiểu học lên đến đại học nên mỗi năm cứ đến mùa gần Tết thì các em hay hỏi về cái lễ lớn của dân tộc, những chi tiết như ‘Ông Táo là gì? Tại sao lại có Ông Táo?  Sớ Táo Quân ra làm sao?  Sao chuyện Ông Táo lại có tới hai ông một bà?’ hoặc truyện bánh chưng bánh dầy hay đâu ra quả dưa hấu v.v. Giải thích riết rồi thì cũng có lúc chúng tôi nghĩ nên viết xuống câu trả lời cho các em.  Như thế được cái tiện là người khác có hỏi, mình khỏi phải nhắc đi nhắc lại, chỉ cần lấy bài đã viết đưa cho người ta xem là đủ.”

Tại sao các em không hỏi bố mẹ?  “Có chứ,” ông Bích cho biết, “nhưng không phải là ai cũng có câu trả lời dứt khoát cho các em.  Có những anh chị sinh trưởng ở Mỹ rồi lập gia đình khi còn trẻ, cỡ tuổi 20-30, thành thử không chắc đã trả lời được chính xác hay đầy đủ.  Lại có những bậc phụ huynh khác, vì bận việc nên đôi khi chỉ trả lời sơ sài cho xong chuyện.  Đó là chưa nói đến vấn đề ngôn ngữ.  Lớp ông bà, chẳng hạn, có thể biết nhưng lại lúng túng khi phải trả lời các em bằng tiếng Anh; còn như nói bằng tiếng Việt thì nhiều khi các em không đủ chữ để hiểu.”

Ông Bích nêu ra trường hợp những chữ lạ tai chưa quen thuộc đối với các em nên các em rất dễ chán vì không hiểu. Còn như nói bằng tiếng Anh với các em thì gặp nhiều chữ như “bánh chưng, cá kho, cây nêu, khai bút” thì ông bà hay các bậc phụ huynh lại không quen nói về những chuyện đó trong câu chuyện hàng ngày.  “Đó là chưa kể ở trong trường Mỹ, nhất là ở tiểu học, các em đôi lúc được cho bài làm là hãy thuật lại về một nét sinh hoạt văn hóa của gia đình mình. Không ít các em sẽ chọn Tết làm đề tài.  Rồi còn các cô thầy người Mỹ nữa, tới gần Tết họ cũng tò mò muốn biết Tết Việt Nam là thế nào?  Nó giống hay khác Tết của người Trung Hoa, người Nhật, người Đại Hàn ra sao?”

Ngần ấy câu hỏi, theo ông Bích, đáng để cho chúng ta trả lời một cách nghiêm chỉnh. Song vấn đề là nói với nhiều lớp người khác nhau như thế, trẻ em, người lớn, các cô thầy, kẻ Việt, người Mỹ thì biết chọn tiếng nào cho hạp? 

“Có người thấy cuốn sách bằng tiếng Anh, họ hỏi tôi thế tại sao lại không có bằng tiếng Việt hay ít nhất cũng dưới dạng song ngữ? Tôi phải trả lời là không ai có khả-năng làm 2-3 việc một lúc. Do đó mà tôi phải lựa chọn.  Và tôi đã lựa chọn các em Việt Nam học ở các trường Mỹ là chính.  Viết trong tiếng Anh, tôi vừa giúp được các em, vừa giúp được cho bậc phụ huynh cũng như các cô thầy Mỹ của các em nữa!  Về ngôn ngữ, tôi đã chọn một ngôn ngữ giản dị, đủ để cho các em lớp 5 lớp 6 hiểu được nhưng không phải vì thế mà tôi đơn giản hóa vấn đề.  Tóm lại, các em lớn hơn như ở lớp 7 lớp 8 vẫn có thể đọc một cách thích thú còn người lớn, như các cô thầy, thì tìm ra được rất nhiều chi tiết mà nếu không có cuốn sách của tôi sẽ phải mất công cả năm chưa chắc đã tìm được ra câu giải đáp.”

Bàn về phương pháp viết cuốn sách, ông Bích nêu ra lối viết kiểu dân tộc học nhưng vui hơn, nghĩa là không phải chỉ mô tả các tập tục như người ta làm gì, làm gì... mà còn tìm cách đi sâu hơn một tí, trở về cái ảnh hưởng văn hóa đằng sau mỗi tập tục.  “Tôi xin đơn cử một hai thí dụ. Tại sao Tết Việt Nam lại phải có hoa? Ảnh hưởng này từ đâu tới? Nếu chuyện Ông Táo là có tới một bà hai ông thì khi lên Thiên Đình ai là người được chọn đi lên trên đó làm lập-bô, đọc ‘Sớ Táo Quân’?  Chính vì câu chuyện này không rõ nên khi còn ở Đài Á Châu Tự Do, mỗi năm làm kịch Táo Quân tôi lại cho là có hai ông Táo (Táo Anh, Táo Em) đi từ Việt Nam nhưng hải ngoại thì lại cử cô Táo thật xinh lên Thiên Đình, làm náo loạn cả trên đó. Thành thử cũng vui!”

Được yêu cầu tóm tắt mấy nét nổi bật của cuốn sách, ông Bích kể: “Trước nhất cuốn sách dầy khoảng 150 trang khổ lớn song vì viết cho các em nên tôi cố gắng viết thật giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt là trang nào tôi cũng cố để có tranh vẽ hay hình chụp nhằm minh họa điều mình viết, cho các em dễ mường tượng, nhìn ngay ra chuyện đang nói là hình thù nó ra sao, có thấy ở nhà mình không v.v.  Do đó nên sách có tới 120 bức tranh hình minh họa mà toàn bộ là thuần túy của Việt Nam, tôi tránh tối đa chuyện đi mượn tranh của người khác, như của Tầu chẳng hạn.  Tầu với ta là chắc chắn có nhiều điểm tương đồng nhưng không phải là hết. Do đó nên chỗ nào khác, chỗ nào giống tôi cũng nêu ra để làm tỏ bật cái tính cách Việt Nam của Tết Việt Nam.”

Sau này, với Việt Nam mở rộng cánh cửa cho du khách ngoại quốc vào thăm viếng Việt Nam, thiết tưởng ở trong nước phải có sách loại này, sách viết về Tết.  “Cũng có,” ông Bích trả lời, “nên không thể bảo cuốn của tôi là cuốn đầu tiên viết về Tết.  Ở trong nước, ông Hữu Ngọc cũng đã cộng tác với bà Barbara Cohen để ra một cuốn sách mỏng về Tết viết trong tiếng Anh và in rất nhiều hình màu nhưng tôi e rằng ở trong đó không thiếu những thông tin sai lệch, không chính xác, đó là chưa kể còn có nhiều chuyện lẫn vào trong đó làm cho người đọc có thể bị rối loạn.  Riêng cái Tết của ta, của người Kinh cũng đã đủ phức tạp, đằng này hai tác giả tham quá: ngoài Tết Nguyên Đán cuốn sách lại còn nói cả về những cái Tết khác trong năm, rồi lại có chương nói về các hội Xuân (mà không nhất thiết là một phần của Tết), rồi một phần khác của cuốn sách lại dành cho Tết của các dân tộc có mặt ở nước mình, làm cho người đọc rất khó nắm bắt những ý chính trong cuốn sách. Có nghĩa là họ chưa kịp hiểu về Tết của người Kinh thì đã bị lẫn vào chuyện các hội Xuân hay Tết của các dân tộc.  Đây đứng về mắt giáo khoa đã là một điều không nên rồi.  Song lại còn không ít chuyện mà chính các tác giả cũng không phân biệt được cái gì của người Trung Quốc và cái gì của người mình. Do đó nên tôi mong cuốn sách của tôi sẽ đem lại nhiều điều lý thú cho người đọc Việt Nam, để hiểu rõ về mình hơn.”

Trước khi chia tay, chúng tôi đùa: “Tóm lại, đây là một cuốn sách mà ta có thể quảng cáo là ‘everything you ever want to know about Tet’?” Ông Bích cười xòa:“Vâng, đúng thế!  Nói thế cũng không sai.  Tôi dám tự hào đây là cuốn sách đẹp nhất về Tết mà chúng ta có từ trước tới giờ! Vì ngoài cái bìa do họa sĩ Võ Đình vẽ, sách lại còn tới 22 trang hình màu nên giá sách cũng phải bán mắc hơn thường một chút.* Thêm vào đó, cuốn sách có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi mà người Việt cũng như người ngoại quốc có thể muốn hỏi về cái Tết rất đặc sắc của chúng ta.”
_____________________
*  TET! The Vietnamese New Year của Nguyễn Ngọc Bích, do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông phát hành qua địa chỉ: CÀNH NAM, 2607 Military Road, Arlington, VA 22207.  ĐT: (703)525-4538.

E-mail: canhnam@dc. net  .  Giá mỗi cuốn là $25 (Mỹ kim) + cước phí bưu điện ($2 ở trong nội địa Hoa Kỳ, hoặc $3.95 Priority Mail, ngoài Hoa Kỳ xin thêm $9 Global Priority).

 

 


 

Posted on Wednesday, October 26 @ 16:08:31 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Tin Sinh Hoạt
· News by tuyethoang


Most read story about Tin Sinh Hoạt:
Thành Phố Houston vinh danh BPSOS

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Sinh Hoạt


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang