Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809362
page views since June 01, 2005
MS22 - 04/05: Lãnh Đạo Và Chỉ Huy

Quan Điểm

Ts. NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

Người ta dễ lẫn lộn hai khái niệm Lãnh Đạo và Chỉ Huy với nhau. Sự lẫn lộn này nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại. Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ huy. Trưởng toán leo núi lãnh đạo. Sự khác biệt nằm ở chỗ ai làm chủ mục tiêu muốn đạt đến. Trong chỉ huy, người đi theo bị bắt buộc phải theo. Trong lãnh đạo, người đi theo tự chọn mục tiêu theo đuổi. Ở Việt Nam, đảng cộng sản đặt ra mục tiêu và dùng bạo lực để bắt người dân phủ phục đi theo. Ngược lại, toán leo núi tự chọn mục tiêu muốn đạt đến và chọn người có khả năng nhất để đưa họ đến mục tiêu ấy.



Có lẽ vì thoát thai từ binh biến trước 75 và chế độ độc tài đảng trị sau 75, nhiều người trong cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ còn nặng tinh thần chỉ huy. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển lãnh đạo.

Trong nhiều tổ chức cựu quân nhân, các thành viên thường đề cử nhân vật niên trưởng nhất theo hệ thống quân giai vào vai trò lãnh đạo vì nghĩ rằng tinh thần tôn trọng kỷ luật trong quân đội trước đây sẽ đem lại trật tự và sức mạnh cho nhóm. Nhưng cách suy nghĩ này dễ đưa đến tình trạng tuân lệnh thượng cấp, tuy không răm rắp như trong quân đội khi xưa nhưng cũng không khuyến khích tinh thần làm chủ của các thành viên trong nhóm. Đây là một cơ chế chỉ huy hơn là lãnh đạo.

 Thái độ chỉ huy còn thể hiện, một cách khá phổ biến, trong cộng đồng chúng ta dưới hình thức khó nhận diện hơn: lôi cuốn người ta theo mình bằng sự phỉnh gạt hay hăm doạ, và thường là cả hai. Có những đoàn thể chính trị hay vũ trang, thay vì nâng dân trí để họ có khả năng tự quyết định mục tiêu và chọn lựa con đường cho chính mình, thì lại dùng thủ đoạn làm hoa mắt, đưa ra những tin tức bịa đặt, đánh bóng hình ảnh lãnh tụ, và trấn áp những người đặt nghi vấn. Mục tiêu của những đoàn thể này là giữ người dân trong tình trạng ấu trĩ và cả tin để họ dễ nghe theo mình và đi theo mình. Họ muốn chỉ huy chứ không muốn lãnh đạo.

Lãnh đạo đòi hỏi sự chọn lựa của người được lãnh đạo  - chọn lựa cả mục tiêu muốn đến và cả người lãnh đạo mình đến mục tiêu ấy. Và muốn chọn lựa thì phải sáng suốt và không bị áp đảo.

Bởi vậy muốn phát huy lãnh đạo trong cộng đồng hay trong tổ chức, chúng ta cần làm hai việc: (1) tạo môi trường để nâng ý thức và kiến thức và (2) tạo cơ chế cân bằng và kiểm soát.

Chúng ta cần một môi trường rộng mở để khuyến khích sự chia sẻ và tranh luận về quan điểm và nhận thức, bảo đảm sự trong suốt và chính xác về dữ kiện, và phát huy sự lương thiện và công bằng về thông tin. Môi trường ấy là các phương tiện truyền thông đại chúng đủ dũng cảm để thách đố, phối kiểm, điều tra; là các diễn đàn để các ý kiến trái ngược cọ sát nhau, để các thắc mắc phải có câu trả lời, để mọi nguỵ biện phải được phơi bầy, và để mọi bí ẩn phải được bạch hoá mà không sợ bị áp lực hay trả thù.

Cơ chế cân bằng và kiểm soát cần thiết để không cho phép người lãnh đạo trở thành độc đoán, áp đảo hay khuynh loát tập thể, hay đi sai mục tiêu mà tập thể đã ấn định. Trong một tổ chức thì đó là cơ chế phân quyền về quản trị và điều hành. Trong một cộng đồng thì đó là sự hiện diện của nhiều tổ chức ngang ngửa với nhau về uy tín và thực lực.

Nếu được một môi trường và một cơ chế như vậy thì vị niên trưởng trong tập thể cựu quân nhân sẽ áp dụng được những kinh nghiệm quý báu trong quá khứ để phục vụ cho mục tiêu của tập thể hiện tại. Trong cộng đồng thì môi trường và cơ chế như vậy sẽ thăng tiến nhận thức của người dân và khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh hay hợp tác tương kính giữa các tổ chức và đoàn thể.

Môi trường và cơ chế ấy là yếu tố tạo nên sự khác biệt một trời một vực giữa lãnh đạo và chỉ huy. Đó là sự khác nhau giữa Thomas Jefferson của Hoa Kỳ, một lãnh đạo mưu cầu thiết lập nền dân chủ tự tồn, và Hồ Chí Minh của Việt Nam, một lãnh tụ chỉ thích chỉ huy và làm cha già dân tộc. 

Posted on Tuesday, October 11 @ 14:28:35 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by tuyethoang


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang