Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816564
page views since June 01, 2005
MS40 - 10/05: Giá Trị Của Sự Sống

Sức Khoẻ

Khi Cái Chết Gần Kề...

Phan Nữ

Con không thể dự đoán sức chịu đựng của chính bản thân mình, có vượt qua được không. Vì hiện tại bản thân con không có gì cả; con chỉ có hai bàn tay trắng và một thân thể yếu đuối. Có một điều duy nhất, con khẩn xin Chúa và Mẹ Maria luôn ở cạnh bên con để con can đảm chịu đựng và dâng mọi sự đau đớn như một sự đền tội, như sự đau khổ của Chúa trên thánh giá chuộc tội.



Từ lúc này tinh thần tôi không được tỉnh táo cho lắm, tôi không muốn đi ra ngoài nữa, và chỉ thích ngồi im lặng để chờ những gì sẽ đến trong những ngày sắp tới. Tôi được cho biết sẽ có thư báo ngày hẹn để gặp bác sĩ của Bệnh Viện Fairfax.

Các người thân cũng như con tôi, em và các cháu tôi, khi được biết tôi bị bệnh này cũng tỏ ra lo lắng cho tôi, tuy không biết nói gì giữa lúc này nhưng tôi cũng hiểu được tâm trạng đó. Con tôi đi học về lại đi làm, thì giờ gặp nhau thật ngắn ngủi, và gấp gáp, nhưng mẹ con cũng không biết nói gì với nhau đây, tuy trong lòng thì có rất nhiều điều muốn nói! Các cháu tôi và em tôi cũng vậy, chỉ nhìn qua nét mặt thì hiểu được lòng nhau rất nhiều giữa lúc này!

Ông Lưu, là một người rất đơn giản, cũng không kém phần ưu tư, lo lắng. Một bác lớn tuổi, đó là bác Vượng, tuy mới quen biết, nhưng tôi cũng rất cảm động về cử chỉ của Bác: Bác cầm tờ giấy bạc $100, xếp nhỏ và nói với tôi nho nhỏ “tôi chỉ muốn chia xẻ với cô giữa lúc này, không ai có thể làm gì hơn cho cô được”. Dì tôi ở tiểu bang khác và các em cũng gọi điện thoại thăm hỏi và lo phụ giúp tôi một chút vật chất để chuẩn bị cho tôi bắt đầu cuộc hành trình hiểm nguy.

Các bạn học cùng lớp Bùi Thị Xuân, Đà Lạt ngày xưa, xa cách đã 25 năm, nay chưa gặp mặt lại, nghe tin tức về tôi, các bạn đã ân cần gọi phone an ủi, động viên và giúp lời cầu nguyện cho tôi. Các bạn cũng tỏ ra rất hiểu cho hoàn cảnh hiện tại của tôi nên mỗi bạn một tí quà, chung nhau gởi về để chia xẻ niềm đau của tôi hiện tại. Đây là một nghĩa cử mà suốt đời tôi không thể nào quên được các bạn ạ!

Tôi không thể nào ngờ được tình bạn giữa lúc này thật cao quí và ý nghĩa quá đối với tôi, nó cho tôi giây phút thoáng vui vì mình được an ủi, chia xẻ như lúc này. Mặc dù đến lúc này cái mụt trong ngực của tôi đã to lên bằng quả trứng và đau nhức hơn nhiều. Tôi ngồi nhà chờ ngày đi mỗ, tôi vẫn nhận được những cánh thư của các bạn từ xa gởi tới, ngoài những lời an ủi, động viên thì kèm theo tí quà (hiện kim) để giúp đỡ tôi trang trải qua ngày.

Các bạn: Cảnh, Kỳ Ngọc, Tâm, Xuân Mai, Cẩm Vân, Tuyết Nhung, Thu Cúc, Tích Quý, Vóc, Huệ, Nguyệt… và còn nhiều các bạn khác nữa làm cho tôi cảm thấy yên tâm hơn và thêm nghị lực để bước vào con đường mù mịt, đầy lo âu!

Thêm nữa, một niềm vui nhỏ bé bất ngờ đến với tôi giữa lúc tinh thần tôi đang đi xuống trầm trọng là: một buổi chiều thật buồn, tôi không biết nói năng gì với ai, cũng chẳng muốn nghĩ ngợi điều gì, tôi chỉ có chiếc radio làm bạn, tôi lại nhấn nút nghe cho đỡ chán, thì chợt bản nhạc “Tình Yêu Như Bóng Mây” đang được cô ca sĩ ngân nga đưa hồn tôi trở về với thành phố quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn khôn cùng cha, mẹ anh em và họ hàng, người thân: thành phố Đà Lạt sương mù giăng giăng khói, đồi núi cao, hoa nở nhiều và lạnh buốt của mù sương.

Ôi! Tôi thấy nhớ ba mẹ và anh em tôi thật da diết, và lòng tôi thổn thức. Nước mắt tôi rưng rưng: ước gì tôi được ở bên cạnh những người này ở Đà Lạt nhỉ?

Tôi muốn dùng điện thoại để nhờ đài nói lên niềm thương nhớ dạt dào của tôi giữa giây phút này là tôi muốn tặng cho tất cả các bạn của tôi trước ở Đà Lạt nay đã định cư ở đất Mỹ này, có ngờ đâu! Bỗng nhiên tôi lại nghe cô xướng ngôn viên Thục Đoan đọc lên một lời nhắn đáp lại cho tôi: có một bạn tên An Thục Đức ở Virginia, trước ở Đà Lạt, muốn hỏi xem có đúng là tôi không? Hãy liên lạc theo số điện thoại sau đây… Tôi đứng dậy thật vui mừng, tôi quên đi cả cơn đau nhức, đúng rồi, là em đây chị Đức ạ! Vậy là từ lâu nay hơn một năm tôi rất mong gặp được người bạn cũ ở cùng thành phố, nhưng chẳng có, vì vậy tôi thật vui mừng khi biết đúng chắc chắn có gia đình anh chị Diễm Đức ở rất gần tôi.

Sau một lúc hàn huyên mới gặp lại qua gần 20 năm xa cách, và tôi cũng buồn tin cho chị rõ là tôi không còn có đủ thời gian để hẹn gặp mặt gia đình chị được vì ngày hẹn gặp bác sĩ mỗ cho tôi đã gần kề.

Chị Đức cũng không tránh khỏi bàng hoàng khi vừa mừng gặp lại nhau thì lại nghe một tin buồn đến với tôi. Tôi có hẹn với chị là sau cuộc mỗ, khi tôi mạnh lại, sẽ tìm đến thăm gia đình chị.

Bây giờ tôi lại trở lại tâm trạng của tôi trong hiện tại. Đến buổi sáng thứ Ba này, em tôi sẽ đưa tôi đến gặp bác sĩ để biết rõ mức độ căn bệnh là thế nào và giải quyết và phương hướng chữa trị thế nào. Tôi rất hồi hộp trong chờ đợi.

Cuộc nói chuyện giữa tôi và bác sĩ lại làm cho cảm giác con người tôi như đè nặng thêm nữa khi bác sĩ nói cho tôi biết loại ung thư của tôi là một khối u độc và ác tính, không cắt mỗ kịp thì tính mạng của tôi cũng sẽ bị nguy hiểm. Dĩ nhiên là tôi cũng được nghe rõ và đầy đủ tất cả các cách thức chữa trị sắp tới là như thế nào. Trước mắt tôi chờ đợi bác sĩ sắp xếp có chỗ là tôi sẽ được gọi vào bệnh viện, thời gian hai tuần lễ; đây cũng là thời gian để cho tôi chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như vật chất trước khi vào cuộc mổ.

Tôi lo thu xếp gọn gàng mọi cái, có đôi lời dặn dò con cái và sẵn sàng đón nhận con đường sắp tới nếu có rủi ro trong lúc mỗ đem đến cho tôi kết quả xấu. Vì không ai đoán trước được khi thấy sức khoẻ của mình cũng không ổn lắm. Từ lâu trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng đã làm cho tôi chán ăn và sốt, nên cơ thể tôi yếu đi nhiều. Nhìn con trai, tôi buồn bã không nói, chỉ có câu: mẹ cố gắng lên, con cầu nguyện cho mẹ! Tôi cũng chỉ nghẹn ngào, ôm lấy, xoa đầu con và nhắc nhở: Nếu không may, mẹ không còn ở với con nữa, con hãy cố gắng tự sắp xếp và cố gắng học hành, lo cho bản thân mình, cố gắng học hỏi để biết sống với người, với đời…

Chờ đợi được ba ngày thì tôi có điện thoại báo cho biết là tôi phải đi thử máu ngay để chuẩn bị nhập viện mổ trong ba ngày tới. Vậy là tôi càng vội vã hơn, đi chuyến xe bus đến bác sĩ xin thử máu gấp đến nỗi không chờ kịp lấy kết quả mà phải fax ngay đến bác sĩ của bệnh viện. Tôi không còn kịp suy nghĩ gì hơn nữa và tôi bắt đầu bị cuốn theo sự lo lắng hồi hộp của cuộc mổ đã đến gần với tôi.

Nhưng có điều làm tôi cảm động nhất giữa lúc này là chị Đức cũng đã liên lạc được Vinh, một người bạn học cũ ở trường Bùi Thị Xuân đang ở gần tôi mà tôi không được biết; bạn cũng muốn giúp tôi phương cách gọn hơn để chữa bệnh, nhưng tất cả đã được bệnh viện sắp xếp, nên tôi vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch đã vạch đề ra.

Đến sáng thứ Ba ngày 10/19/04 là tôi được em gái và cháu tôi đưa vào nhập viện, mang chiếc xách trên vai, ngồi chờ đến giờ hẹn, lúc này mọi việc tôi để lại sau lưng và hồi hôïp chờ đợi những gì sắp đến với tôi. Tôi bắt đầu đi vào quãng đường mù mịt tăm tối với một niềm tin đuy nhất là: Chúa đưa tay dẫn dắt con đi, con thì nhắm mắt và đôi chân bước theo mà thôi!

Tên tôi được gọi đến và các thủ tục giấy tờ cuối cùng được hoàn tất trước khi mỗ. Lúc này cũng đã 11:30 giờ sáng, tôi vào phòng chuẩn bị chở mỗ. Tôi được thay đồ và chỉ mặc một áo choàng dài xanh nhạt có lấm tấm hoa nhỏ, cột dây ngang lưng, chân mang đôi tất vải. Tôi nằm chờ, sau lời chào và nhìn thấy em và cháu tôi là Tân lần cuối, chiếc xe đẩy tôi vào phòng mổ. Trong phòng mỗ tôi thoáng thấy độ sáu, bảy người mặc y phục xanh nhạt, y phục của bác sĩ mỗ. Mọi người đang nhanh chóng xếp đặt các dụng cụ, tôi chỉ nhìn thấy những bóng đèn to và thật sáng từ trên rọi xuống trên tôi. Thình lình một tấm vải nhẹ phủ lên người tôi và từ đó tôi đi vào giấc ngủ thật dài, thật say, tôi không  hay biết hoặc có cảm giác gì nữa.

Sau này tôi được nghe kể lại, từ khi tôi vào phòng mổ thì em và cháu tôi trở ra phòng chờ để đợi kết quả cuộc mổ. Ngoài em và cháu tôi còn có các chị họ: chị Nga, vợ chồng An và mẹ con của cháu Trúc Anh, tuy mới sanh được 5 ngày, cháu cũng cố gắng đến với dì. Mọi người đang nóng lòng chờ đợi. Bác sĩ cho biết trước ca mổ chỉ mất một tiếng đến một tiếng rưỡi là xong, nhưng mãi tới năm giờ rưỡi chiều mà tôi vẫn chưa ra khỏi phòng mổ, vẫn mê man bất tỉnh.

Mọi người thấy e ngại cho tôi và rất nóng lòng. Em tôi và Nhung phải vào tận phòng hậu phẫu để hỏi thăm tin tức hiện tình trạng tôi thế nào? Vẫn thấy tôi nằm bất động, mặt tái xanh đầy lo ngại. Nhưng khi nhờ y tá đến gọi và lay khẻ người tôi, lúc ấy tôi mở hé mắt thật nhỏ, yếu ớt, vẫn chưa hoàn hồn, nhưng dù sao cũng thở phào nhẹ nhỏm vì đã có hy vọng tôi còn sống.

Trời tối quá nên mọi người ra về, còn lại em tôi và chị Nga ở lại chờ cho đến khi tôi tỉnh lại để đem tôi trở về phòng dưỡng bệnh. Nhưng ai thấy tôi cũng đều ái ngại vì tôi quá yếu, không đứng nổi!

 Suốt tối hôm đó, tôi nữa tỉnh nữa mê, vì cứ khoảng 2 tiếng đồng hồ, y tá chăm sóc lại đến đo áp huyết, lấy máu từ một ống thoát theo chổ mổ đem ra ngoài đổ, nên tôi không ngủ mê được. Đến mãi khuya, tự nhiên tôi có cảm giác như thân thể mình bị thiếu một phần nào, và tôi nhớ lại, mình đã qua cuộc mổ, giải phẫu trên ngực của tôi. Tôi cảm thấy phía ngực phải nhẹ đi và bằng phẳng. Một đường đau rát ra tận nách. Tôi mường tượng phần nào sự mất mát trên cơ thể, dù lúc đó tôi chưa cử động nổi vì quá yếu.

 Sáng hôm sau, con tôi, em tôi và cháu Tân đến bệnh viện thật sớm. Em tôi mang một chút thức ăn sáng, còn con tôi cầm trên tay một đoá hoa nhỏ, gồm có hai cành hoa tulip vào thăm mẹ; “con mừng khi mẹ tỉnh lại rồi, con đem hoa cho mẹ!” Như vậy là mẹ con tôi còn được Chúa thương, chưa phải xa lìa.

Nét mặt, màu da của tôi thì xanh xao phờ phạc, còn mọi người thân quanh tôi cũng không kém vẻ mệt mỏi vì lo lắng, mất ngủ, để còn tiếp tục đón nhận những ngày đau khổ sắp tới nữa. Đến trưa, sau khi tôi được cho ăn một bữa ăn nhẹ với cháo và uống nước. Bác sĩ yêu cầu người nhà phải dìu tôi đứng dậy, trước là để thay ra giường và chăn gối cũng bị dính nhiều máu. Sau đó khi thấy tôi đứng, ngồi được họ yêu cầu dìu tôi đi ra hành lang, lúc đầu cũng đau và cũng sợ, nhưng tôi cố gắng làm theo yêu cầu của bác sĩ, thấy vậy họ cho tôi được xuất viện ngay chiều hôm nay. Tôi vừa mừng, vừa lo, mừng vì khi về nhà, sẽ không còn bận rộn nhiều cho người thân phải thay phiên nhau chạy đến khu bệnh viện quá lớn và rộng mênh mông với biết bao dãy lầu cao ngất 9-10 tầng, mà muốn tìm được phòng của bệnh nhân đang nằm cũng thật là vất vả; còn tôi lo là sức khoẻ còn quá yếu, mới giải phẫu qua một đêm đã xuất hiện, sợ có điều gì xảy đến thật ái ngại.

Muốn liên lạc thuận tiện hàng ngày với bác sĩ trong bệnh viện, tôi được đưa về ở tạm nhà cháu gái, gần khu vực bệnh viện. Một ngôi nhà xinh xắn êm ả, nằm giữa một rừng lá vàng của mùa thu. Ở đây, mỗi đêm cũng như thường ngày tôi phải lấy bịch máu trong người tôi mang đổ vào một cái cốc nhựa có phân chia số lượng, sáu giờ một lần tôi phải ghi vào giấy số lượng, liên tục trong suốt tuần lễ và mỗi ngày gọi điện thoại báo cho bác sĩ biết để có nhận xét, mãi cho đến khi lượng máu chỉ còn dưới mức 10-15ml, tôi mới được bác sĩ hẹn vào bệnh viện để khám lại vết mổ và xem sức khoẻ của tôi thế nào?

Trong thời gian này, em tôi cũng thật vất vả, vừa đi làm, vừa chăm sóc giúp tôi. Có điều cảm động hơn nữa, tuy xa xôi và khó tìm nhà, vợ chồng chị Đức và bạn Vinh cũng cố tìm đến để hỏi thăm tôi. Khi gặp mặt lần đầu sau bao năm xa cách, tôi cũng rất mừng, nhưng thoáng trong ánh mắt mọi người nhìn tôi, tôi cũng đoán ra được thân thể tôi lúc ấy tiều tuỵ như thế nào.

(xem tiếp kỳ sau)

Mạch Sống Số 40, tháng 10, 2005


Posted on Tuesday, October 04 @ 14:28:51 EDT by tuyethoang
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by tuyethoang


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Sức Khoẻ


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang