Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813570
page views since June 01, 2005
Tuyên Bố Chung về Tra Tấn ở Việt Nam

Xoá Bỏ Tra Tấn

CHIẾN DỊCH XOÁ BỎ TRA TẤN Ở VIỆT NAM

TUYÊN BỐ CHUNG

Ngày 16 Tháng 1, 2014

 

Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây, cùng góp tiếng nói và nỗ lực tập thể để yểm trợ Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam. Mục đích của chiến dịch là vận động cho việc đối xử nhân đạo với các nguời bị giam và tù nhân ở Việt Nam và loại bỏ các hành vi tra tấn và các hình thức lạm dụng khác ở các nhà tù, trại giam, đồn công an, trung tâm cải tạo và các nơi giam giữ người ở Việt Nam.

Quyền không bị tra tấn là một trong những quyền con người cơ bản và phân minh nhất. Lệnh cấm tra tần là tuyệt đối và không bao giờ có thể biện minh trong bất kỳ tình huống nào. Không có giới hạn về quyền không bị tra tấn; nó không thể bị đình chỉ trong thời gian chiến tranh, khi an ninh quốc gia bị đe doạ, hoặc trong trường hợp khẩn cấp công cộng nào khác.

Nhiều trong số các biện pháp bảo vệ cơ bản chống lại tra tấn và các hành vi lạm dụng khác đối với tù nhân và người bị giam giữ, cũng như các chế độ bảo vệ nguyên tắc đúng thủ tục, được ghi nhận trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành viên nhà nước. Trước diễn tiến Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và sự việc Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn Và Các Hình Thức Đối Xử Và Trừng Phạt Tàn Ác, Vô Nhân Đạo, hay Hạ Nhân Phẩm vào tháng 11 năm 2013, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam chứng minh cam kết tôn trọng nhân quyền bằng cách từng bước nhanh chóng bãi bỏ việc sử dụng tra tấn ở Việt Nam.

Chúng tôi sẽ đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam trong việc loại bỏ tra tấn bằng cách kịp thời thực hiện các mốc điểm quan trọng sau đây:



 

1.      Nhanh chóng phê chuẩn Công Ước Chống Tra Tấn và ký và phê chuẩn Nghị Định Thư Bổ Túc, là hiệp ước bổ sung Công Ước Chống Tra Tấn và tăng cường nhiệm vụ ngăn ngừa tra tấn.

2.      Cấm các hành vi gi tù nhân và những người bị giam trong thời gian dài trong trại giam biệt lập và biệt giam, không chỉ tạo điều kiện và duy trì stra tấn người bị giam mà trong một số tình huống còn tự nó là tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhân phẩm.

3.      Cam kết cho một thời khoá biểu qua đó chính quyền cho phép việc giám sát độc lập mọi nhà tù, trung tâm cải tạo, và các nơi giam giữ khác ở Việt Nam bởi các tổ chức kiểm tra quốc tế và trong nước để điều tra những cáo buộc về lạm dụng thể xác và tra tấn đối với các tù nhân và các người bị giam giữ, và thực thi cấm tuyệt đối các hành vi lạm dụng bởi công an, nhân viên an ninh, nhân viên nhà tù và trại giam, và các tù nhân khác.  

4.      Chấp nhận các chuyến thăm thị sát c ủa Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tra Tấn, Nhóm Công Tác LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện và các giới chức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, với quyền tiếp cận không bị ngăn cản các nhà tù, trại giam cơ s tâm thần, trung tâm cai nghiện, khám đường, các nhà tạm giữ của công an, và những nơi giam giữ khác.

5.      Phê chuẩn và thực hiện Công Ước Của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế Số 105 (Xoá Bỏ Lao Động Cưỡng Bức), cấm lao động cưỡng bức hay bắt buộc đối với tù nhân chính trị hay vì phân biệt chủng tộc, xã hội, quốc gia, hay tôn giáo; và công b một danh sách của tất cả các hình thức lao động liên quan đến các tù nhân và người bị giam giữ, các sản phẩm nào được chế biến bằng sức lao động của người bị giam giữ hay tù nhân, và các công ty có sản phẩm được chế biến bằng sức lao động của người bị giam giữ hay tù nhân.

6.      Thực hiện và tuân thủ những biện pháp bảo vệ cơ bản chống tra tấn và các lạm dụng khác nhắm vào tù nhân được ghi nhận trong Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên. ICCPR cấm giam giữ tuỳ tiện và tra tấn, và bảo vệ quyền của những ai bị tước đoạt tự do, bao gồm quyền được nhanh chóng tiếp cận tư vấn pháp lý và xét xử công bằng.

7.      Công bố danh bạ ghi tên và địa điểm của tất cả những người bị giam trước khi xét xử, cũng như danh sách của những người bị kết tội và tuyên án, và những cáo buộc hoặc lý do liên quan đến việc bị giam giữ hoặc phạt tù.

8.      Thành lập một cơ chế độc lập cho phép tù nhân nộp đơn khiếu nại mà không bị phát hiện bởi các người gác tù chịu trách nhiệm trực tiếp cho họ, cùng với những quy định đbảo vệ những người bị giam khi bày tỏ các quan ngại hay khiếu nại mà không bị trả thù bởi giới thẩm quyền của nhà tù hay những cá nhân hành động thay cho họ.

9.      Bạch hoá con số các cán bộ chấp pháp bị điều tra, buộc tội, truy tố, hoặc đưa ra công lý liên quan đến tra tấn hoặc lạm dụng người bị giam hay tù nhân.

10.  Cam kết cho một thời khoá biểu để bãi bỏ các luật trừng phạt sự thực thi ôn hoà các quyền về tự do phát biểu, lập hội, hội họp, và tôn giáo, bao gồm cả các pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự công cộng, niềm tin và sinh hoạt tôn giáo, và giam giữ hành chính.

Các tổ chức xã hội dân sự và các công dân đóng vai trò giám sát quan trọng để theo dõi giám sát tra tấn và ngược đãi những người bị giam và tù nhân ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính quyền liên quan, và các đối tác phát triển của Việt Nam hãy hỗ trợ và bảo vệ những người ủng hộ can đảm đã dấn bước để báo cáo các vụ tra tấn và các hình thức lạm dụng khác đối với những người bị giam giữ và những tù nhân ở Việt Nam, và đặt trách nhiệm với giới thẩm quyền Việt Nam trong việc thực hiện Công Ước Chống Tra Tấn.

Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam hoan nghênh sự tham gia của các tổ chức và cá nhân quan tâm trong và ngoài Việt Nam. Để tham gia chiến dịch, xin ghi danh qua địa chỉ email: CATVN2014@gmail.com.

 

CAMPAIGN TO ABOLISH TORTURE IN VIETNAM

 


JOINT STATEMENT

January 16, 2014

 

We, the undersigned organizations and individuals, join our collective voices and efforts in support of the Campaign to Abolish Torture in Vietnam. The campaign advocates for humane treatment of detainees and prisoners in Vietnam and elimination of the practice of torture and other abuses in Vietnamese prisons, jails, police stations, re-education centers, psychiatric institutions and other places of detention.

The right to be free from torture is among the most fundamental and unequivocal human rights. The prohibition against torture is absolute and can never be justified under any circumstances. There are no limitations on the right to be free from torture; it cannot be suspended in times of war, when national security is threatened, or during other public emergencies.

Many of the basic safeguards against torture and other abuses of prisoners and detainees, as well as due process protections, are enshrined in the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a state party. With Vietnam’s election to the United Nations Human Rights Council and its signing of the Convention against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment and Punishment in November 2013, we call on the government of Vietnam to demonstrate its commitment to human rights by taking prompt steps to abolish the use of torture in Vietnam.

We will measure Vietnam’s progress in eliminating torture by the government’s timely implementation of the following milestones:

  1. Prompt ratification of the Convention against Torture (CAT) and signing and ratification of the Optional Protocol to the Convention against Torture, a treaty that supplements CAT and strengthens its preventive mandate.
  2. Prohibition of the practices of holding prisoners and detainees for prolonged periods in incommunicado detention and solitary confinement, which not only facilitate and perpetuate the torture of detainees, but in some circumstances can themselves amount to torture or cruel, inhuman, or degrading treatment.

3.   Commitment to a timetable by which the government will authorize independent monitoring of all prisons, re-education centers, and other places of detention in Vietnam by both international and domestic monitoring bodies to investigate allegations of physical abuse and torture of prisoners and detainees and enforce the absolute prohibition on such abuses by police, security officials, prison and detention center staff, and other detainees.

4.   Acceptance of country visits by the UN Special Rapporteur on Torture, the UN Working Group on Arbitrary Detention and officials of the International Labor Organization, with unfettered access to prisons, detention centers, psychiatric institutions, re-education camps, drug detention centers, jails, police lock-ups, and other places of detention.

5.   Ratification and implementation of ILO Convention No. 105 (Abolition of Forced Labor), which prohibits forced or compulsory labor of prisoners convicted of political offenses or because of racial, social, national, or religious discrimination; and publication of a list of all forms of work in which prisoners and detainees are involved, which products are processed using detainee or prison labor, and the companies whose products are processed using detainee or prison labor.

6.  Implementation of and adherence to basic safeguards against torture and other abuses of detainees that are enshrined in the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a party. The ICCPR prohibits arbitrary detention and torture, and protects the rights of people deprived of their liberty, including the right to prompt access to legal advice and a fair trial.

7.  Publication of a central registry of the names and locations of all persons held in pretrial detention, as well as a list of all those convicted and sentenced, and the relevant charges or reasons for their detention or imprisonment.

  1. Establishment of an independent mechanism allowing prisoners to submit complaints without the knowledge of prison guards directly responsible for them, along with provisions to protect detainees who raise concerns or complaints from being subject to retribution from prison authorities or individuals acting on their behalf.
  2. Disclosure of the number of law enforcement officers who have been investigated, indicted, prosecuted, or brought to justice in connection to torture or abuse of detainees or prisoners.
  3. Commitment to a timetable to repeal laws that penalize peaceful exercise of the rights to freedom of expression, association, assembly, and religion, including laws on national security and public order, religious belief and practice, and administrative detention.

Civil society organizations and individual citizens play important watchdog roles in monitoring torture and mistreatment of detainees and prisoners in Vietnam. We call on international human rights organizations, concerned governments, and Vietnam’s development partners to support and defend the brave advocates who step forward to report incidents of torture and other abuses of detainees and prisoners in Vietnam, and hold Vietnamese authorities accountable in implementing the Convention against Torture.

The Campaign to Abolish Torture in Vietnam welcomes the participation of all concerned organizations and individuals inside and outside of Vietnam.  To join the campaign, please sign up with CATVN2014@gmail.com.

Association of Con Dau Parishioners, USA

Boat People SOS (BPSOS), USA & Asia

Christian Solidarity Worldwide, UK

Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA), USA, Canada & Germany

Committee for Religious Freedom in Vietnam, USA

The Council of Indigenous Peoples in Today’s Vietnam, USA

Dignity International

Forum Vietnam 21, Germany

Hoa Hao Buddhist Congregation (Overseas), USA

Hmong National Development, USA

International Office of Champa, USA

Khmer Krom Foundation, USA

Lantos Foundation for Human Rights & Justice, USA

Montagnard Human Rights Organization, USA

Nguyen Kim Dien Priests Group, Vietnam

Organization of Overseas Vietnamese for the Protection of Human Rights in Vietnam, Germany

Pax Romana-ICMICA

United CaoDai TayNinh Holy See Overseas, USA

Vietnamese Women for Human Rights

VETO! Human Rights Defenders Network, Germany

 

 

 

Posted on Thursday, January 16 @ 08:14:01 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Xoá Bỏ Tra Tấn
· News by ngochuynh


Most read story about Xoá Bỏ Tra Tấn:
Thiếu tá công an bị bắt vì tình nghi tra tấn

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Nhân QuyềnXoá Bỏ Tra Tấn


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang