Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809518
page views since June 01, 2005
MS107 - 06/11: Những Trái Bom Nổ Chậm

Tài Chánh

Những Trái Bom Nổ Chậm: Trẻ, Có Học, và Thất Nghiệp
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Lời người dịch: Trong những cuộc cách mạng đang xẩy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, lớp người trẻ đóng một vai trò chủ yếu. Tuổi trẻ có học, có lý tưởng, thất nghiệp và bất mãn là những động cơ thúc đẩy họ hành động. Khát vọng chung của lớp người trẻ là có việc làm và được tự do. Tác giả Peter Coy cho thấy là không phải hiện tượng này chỉ xẩy ra ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, v.v. mà được thấy ở khắp mọi nơi, kể cả ở những nước giầu có. Thí dụ theo số thống kê của OECD, tỉ lệ thất nghiệp của người trẻ ở Mỹ là 17.6% vào năm 2009, ở Pháp là 22.8%, Thủy Điện 25%, và Tây Ban Nha 37.9%. Tại những quốc gia này, thanh niên cũng biểu tình đòi chính quyền giải quyết tình trạng thất nghiệp. Thông thường ôn hòa, nhưng đôi khi xẩy ra những cuộc xô xát dữ dội với cảnh sát.

Hình (Xinhua / Ahmad Karem): Những thanh niên biểu tình chống chính phủ Mubarak đối mặt với cảnh sát tại Cairo, ngày 25-01-2011.



Những quốc gia dân chủ dễ dàng đáp ứng một cách hợp lý đối với lớp người trẻ hơn là những nước độc tài. Để giảm bớt những rối loạn này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách giúp những người trẻ có kinh nghiệm làm việc ngay từ những năm còn ở trung học để giúp họ chuyển tiếp vào thế giới việc làm một cách trơn tru.

Ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp tương đối thấp và ở vào mức 2.9% trong năm 2010. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của lớp người trẻ thông thường cao hơn gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp cho cả nước, tức là vào khoảng 6%. Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, ba nhóm tuổi 15-19, 20-24, và 25-29 là những nhóm có dân số cao nhất ở Việt Nam với tỉ lệ trên tổng số dân lần lượt là 10.2%, 9.2%, và 8.9%, tổng cộng của ba nhóm là 28.3%. Việt Nam cũng sẽ phải đối phó với những rối loạn xã hội bắt đầu từ lớp người trẻ, nếu tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng và nạn thất nghiệp tăng. Tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay là những bài học không riêng cho Việt Nam mà cho cả những nước còn kém mở mang khác.

oo0oo

Tại Tunisia, những người trẻ đã giúp lật đổ một lãnh tụ độc tài được gọi là “hittistes” – theo tiếng lóng Pháp lai Ả Rập có nghĩa là những người dựa vào tường. Ở Ai Cập cũng có những người trẻ như vậy và được gọi là “shabab atileen”, có nghĩa là những người trẻ thất nghiệp. Họ đã buộc Tổng Thống Hosni Mubarak không tái tranh cử. Những hittistes và shabab có anh chị em ở khắp mọi nơi trên trái đất. Ở Anh, đám người này gọi là NEETS – “not in education, employment, or training” (thất học, thất nghiệp). Nhật Bản có “freeters”: một chữ phát suất từ tiếng Anh freelance, có nghĩa là một người hành nghề tự do, không có việc làm nhất định. Ở Đức những người trẻ này được gọi là Arbeiter có nghĩa là người thợ. Ở Tây Ban Nha họ được gọi là “mileuristas”, có nghĩa là những người không kiếm được trên 1,000 Euro một tháng. Còn ở tại Hoa Kỳ người ta gọi đám trẻ này là “boomerang kids”, có nghĩa là những người trẻ quay trở về gia đình sau khi tốt nghiệp đại học vì không tìm được việc làm. Ngay tại Trung Quốc, nơi thường thiếu nhân công hơn là dư thừa, cũng có lớp người này. Họ được gọi là “ant tribe” – những sinh viên tốt nghiệp đại học sống chen chúc trong những căn phòng rẻ tiền ven biên các thành phố vì không có việc làm tốt.

Tại mỗi quốc gia này, nền kinh tế không sản xuất đủ việc làm cho những người trẻ và do đó đã tạo ra một thế hệ bất mãn, thất nghiệp hay khiếm dụng – kể cả những sinh viên mới ra trường mà kinh tế sau cuộc khủng hoảng vừa qua cũng không giúp họ được gì nhiều. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Tunisia không phải là lần đầu tiên mà những người trẻ nam cũng như nữ này đã nói lên tiếng nói của họ. Năm ngoái, sinh viên Anh bị xúc phạm vì đề nghị tăng học phí – vào thời điểm mà giáo dục đại học không bảo đảm một cuộc sống phồn thịnh – đã tấn công trụ sở tại London của Đảng Bảo Thủ và đập liên hồi vào xe đang chở Hoàng Tử Charles và vợ là Camilla Bowles. Xô xát với cảnh sát đã liên tục xẩy ra tại những cuộc biểu tình của sinh viên khắp lục địa Âu châu. Vào tháng Ba vừa rồi tại Oakland, California, sinh viên phản đối việc tăng học phí bằng cách đi bộ vào xa lộ xuyên bang 880, làm tắc lưu thông cả hai chiều trong một giờ.

Tình cảnh thông thường hơn là một thế hệ đang trưởng thành sống trong tình trạng đợi chờ và khiếm dụng và ôm một mối tuyệt vọng trong yên lặng. Sandy Brown, 26 tuổi, ở Brooklyn, New York, tốt nghiệp đại học và mẹ của hai đứa nhỏ, không có việc làm trong bẩy tháng. “Tôi đã từng là người quản lý tiệm thuốc Duane Reade tại Manhattan, nhưng bị sa thải. Tôi tìm việc khắp nơi, nhưng không được gì cả. Bằng cấp của tôi vô dụng.

Trong khi những chi tiết ở mỗi nước một khác nhau, nhưng đều có chung một yếu tố là sự thất bại – không phải chỉ là sự thất bại của lớp người trẻ không tìm được một chỗ đứng trong xã hội, mà cũng là sự thất bại của chính xã hội đã không khai thác được năng lực, trí thông minh, và sự nhiệt tình của thế hệ tiếp theo. Đáng e ngại hơn nữa là thế giới già nua. Tại nhiều quốc gia, lớp trẻ bị nghiền nát bởi một chính quyền gồm những người lớn tuổi hơn, cương quyết giữ lấy việc làm tốt càng lâu càng hay và khi phải về hưu lại đòi hỏi hưu bổng tư và công cao. Những quyền lợi này lại do những người trẻ bị bắt buộc phải gánh chịu.

Tóm lại, rạn nứt giữa hai lớp già và trẻ ngày càng sâu hơn. Cựu Thủ Tướng Ý Giuliano Amato nói với tờ báo Corriere della Sera rằng “Những thế hệ già hơn đã làm hư hỏng tương lai của những người trẻ.” Tại Anh, Bộ Trưởng Việc Làm Chris Grayling gọi tình trạng thất nghiệp kinh niên là “trái bom nổ chậm.” Ô. Jeffrey A. Joerres, Giám Đốc Điều Hành của Manpower (Nhân Lực), một công ty cung cấp dịch vụ tạm thời với văn phòng tại 82 quốc gia và lãnh thổ, nói thêm rằng: “Nạn thất nghiệp của lớp trẻ rõ ràng sẽ là bệnh dịch của mười năm sắp tới trừ khi chúng ta giải quyết ngay. Quý vị không thể bỏ cuộc.”

Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization – ILO), nạn thất nghiệp ở Trung Đông và Bắc Phi cao nhất với mức 24% ở mỗi vùng. Tỉ lệ thất nghiệp của hầu hết những nơi còn lại của thế giới ở trong khoảng 15%-19%, ngoại trừ Nam và Đông Á châu với tỉ lệ dưới 10%. Những người trẻ có tỉ lệ thất nghiệp lớn gấp ba lần những người đã trưởng thành.

Năm vừa qua, ILO có được một tia hi vọng. Chăm chú nghiền ngẫm những số liệu của 56 quốc gia, những nhà nghiên cứu ước tính rằng số người thất nghiệp trong lớp tuổi 15-24 tại những nước này giảm 2 triệu xuống còn 78 triệu vào năm 2010. Ông Steven Kapsos, một kinh tế gia của ILO, nói rằng “Trước tiên chúng tôi nghĩ rằng đây là điều tốt. Có vẻ là những người trẻ làm ăn khá hơn trong thị trường lao động. Nhưng sau đó, chúng tôi bắt đầu nhận thức ra rằng tỉ lệ tham gia vào lực lượng lao động thuyên giảm. Đơn giản là những người trẻ bỏ cuộc.”

Tình trạng thất nghiệp của giới trẻ không được để ý tới. Giới trẻ thường có ít nghĩa vụ và nhiều thời gian để dành cho lúc về hưu. Họ có sức khỏe và sức mạnh để hưởng nhàn rỗi. Musa Salhi, 18 tuổi, cư trú tại Madrid, học làm chuyên viên điện, nhưng không có việc làm hơn một năm. Ngay cả khi mà những kẻ chiến đấu phóng ngựa và lạc đà qua quảng trường Giải Phóng ở Cairo vào ngày 2 tháng Hai, và Liên Hiệp Quốc ước tính rằng 300 người đã chết trong một tuần lễ vì xô xát, những nhà đầu tư trên thế giới vẫn cứ tiếp tục hiểu rằng đây chỉ là hậu quả có tính cách địa phương. Chỉ số chứng khoán 500 Standard & Poor tăng 1% trong tuần lễ tiếp theo cuộc biểu tình đông đảo quần chúng vào ngày 25 tháng Một. Giá dầu thô tăng gần 4% trong cùng một thời gian.

Nhưng không hành động sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội – như ông Mubarak của Ai Cập, và Tổng Thống bị lật đổ Zine al-Abidine Ben Ali, đã khám phá ra như vậy. Tổng Thống Ba Tư Mahmoud Ahmadinejad cũng thế, vào năm 2009, ông đã cho cảnh sát sử dụng dùi cui để chống lại những thanh niên phản đối việc ông được tái cử có nhiều tranh chấp. GS Jack A. Goldstone, một nhà xã hội học tại School of Public policy thuộc George Mason University, đã nói rằng “Những người trẻ có học là những người tiên phong của những cuộc nổi dậy chống lại chính quyền kể từ cuộc cách mạng Pháp và còn sớm hơn nữa trong nhiều trường hợp khác. Trong tháng 12, chính phủ Pháp phổ biến một phúc trình về những vùng thành thị nhậy cảm của quốc gia, được biết dưới danh từ là “banlieues.” Phúc trình này nói rằng những người trẻ trong vùng lân cận cảm thấy rất khó hội nhập vào dòng kinh tế chánh. Ở những vùng ngoại ô đông những người Hồi giáo đã xẩy ra các cuộc nổi loạn vào năm 2005; vào năm ngoái đã có những cuộc đụng độ hung bạo giữa cảnh sát với đám trẻ trang bị súng AK-47.

Một cục bướu về nhân chủng đã một phần tạo ra sự căng thẳng tại Bắc Phi và Trung Đông, nơi mà những người trong lớp tuổi 15-29 chiếm một tỉ lệ lớn nhất của dân số. Một thứ kim tự tháp quan hệ hiện nay tại Ai Cập là kim tự tháp dân số - lớn ở phần dưới gồm những người trẻ và hẹp lại ở trên ngọn. Lớp tuổi 15-29 chiếm 34% dân số của Iran, 30% tại Jordan, và 29% tại Ai Cập và Morocco. Con số của Hoa Kỳ là 21%. Tỉ lệ này sẽ giảm xuống bởi vì thời kỳ mức sinh sản nhẩy vọt của 20 năm về trước đã chấm dứt và được tiếp nối bởi giai đoạn mức sanh sản giảm.

Trong một quốc gia có nền kinh tế lành mạnh, tài năng mới sẽ khuyến khích tăng trưởng. Những quốc gia sơ cứng và độc đoán ở Trung Đông không chuẩn bị để có thể lợi dụng được lợi thế về dân số. Ngồi ở vòng ngoài của cuộc biểu tình vào ngày 29 tháng Một tại quảng trường Giải Phóng của Cairo và quấn một chiếc khăn vàng trên đầu, Soad Mohammed Ali nói rằng cô không kiếm được việc làm kể từ khi tốt nghiệp Cairo University với một văn bằng luật – gần 10 năm trước. Cô chỉ nhận được việc làm của chính phủ là việc lau chùi với $40/tháng. Ở tuổi 30, cô nói “Bây giờ tôi già rồi”.

(xem phần 2)

Bài viết được dịch từ A Message from the Street của Peter Coy trên tờ nhật báo Bloomberg Businessweek ngày February 2011

Posted on Friday, June 03 @ 14:27:30 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tài Chánh
· News by ngochuynh


Most read story about Tài Chánh:
Tìm Hiểu Về Luật Phá Sản

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan ĐiểmTài Chánh


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang