Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27889565
page views since June 01, 2005
MS104 - 03/11: Bệnh Loãng Xương

Sức Khoẻ

Taylor “Thiên Thư” Lê, Lưu X. Quyên, và Thu Hà La

Loãng xương là gì?

Trong cuộc sống, quý vị thuờng nghe nhiều về tầm quan trọng của bệnh ung thư, tim mạch và tất cả những bệnh mãn tính khác. Bên cạnh những mối đe doạ sức khoẻ này, chúng ta cần quan tâm xem xét các bệnh khác cũng khá phổ biến trong cộng đồng Việt Nam, và điển hình là bệnh loãng xương.

Loãng xuơng hiện ảnh hưởng đến 4.4 triệu người Mỹ, trong đó có khoảng 65% trên độ tuổi 50. Hiện nay tại Mỹ, có hơn 10 triệu người đang sống với căn bệnh này và có hơn 4 triệu người khác đã được chẩn đoán có mật độ xương thấp, có nguy cơ dẫn đến loãng xương. Trong số đó có hơn 80% là nữ giới, 20% còn lại là nam giới. Khoảng 20% phụ nữ Châu Á đang sống với chứng loãng xương và 53% có mật độ xương thấp.

Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh đáng kể hơn so với nam giới, vì lý do rất rõ ràng: xương của nữ giới thường không dày đặc và dễ vỡ hơn xương của nam giới. Mặc dù số ca mắc bệnh thấp hơn (7%), nam giới khi bị gãy xương hông thường có nguy cơ tử vong cao hơn so với nữ giới. Vậy căn bệnh này là gì và tại sao cộng đồng Châu Á thường dễ mắc phải? Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây loãng xương.

.    

Xương loãng                                         Xương bình thường



Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là sự suy yếu và làm mỏng bề dày của xương và sự mất mát của mật độ xương. Xương được cấu tạo bởi ba thành phần chính, giúp xương hoạt động mạnh mẽ và linh hoạt: Collagen là thành phần protein cung cấp sự linh hoạt cho khung xương; Calcium-phosphateo giúp xương phát triển khỏe mạnh và chắc chắn; thành phần thứ ba là các tế bào sống có chức năng loại bỏ và thay thế những phần suy yếu của xương. Xương của chúng ta liên tục thay đổi theo thời gian - xương mới được hình thành để thay vào phần hao mòn của xương cũ. Khi còn trẻ, xương mới luôn được hình thành nhanh hơn xương cũ, do đó chúng ta đạt được mật độ xương lý tưởng. Chúng ta tiếp tục có được mật độ xương này cho đến khoảng độ tuổi từ 20 đến 25. Sau đó tỷ lệ hình thành xương và mất xương bắt đầu thay đổi cho đến khi tỷ lệ mất xương nhiều hơn tỷ lệ xương hình thành. Đối với hầu hết nữ giới, tỷ lệ xương bị mất gia tăng đáng kể, có thể mất đến 20 phần trăm mật độ xương trong vòng 5-7 năm sau khi mãn kinh.
 
Bệnh loãng xương trong cộng đồng Châu Á

Là người châu Á, xương chúng ta thường mỏng hơn và khung cơ thể thường nhỏ hơn; điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Có một dự kiến cho hay 50 phần trăm những ca gãy xương hông sẽ xảy ra ở Châu Á vào năm 2050.

Như đã đề cập ở trên, một trong những thành phần giữ cho xương của chúng ta mạnh là canxi phốt phát, có chứa rất nhiều trong thực phẩm và sản phẩm chế biến từ sữa như: sữa, sữa chua, pho mát, v.v. Khoảng 90 phần trăm cơ thể của người Mỹ gốc Á không có khả năng hấp thụ lactose, có nghĩa là chúng ta có vấn đề tiêu hóa các sản phẩm sữa, vì cơ thể ta thiếu hụt một thứ protein có tên là lactase.

Xương của chúng ta hoạt động khoẻ mạch cùng với việc luyện tập các hoạt động thể chất; nếu luyện tập thường xuyên và điều độ thì xương sẽ càng hoạt động khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu bởi Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (CDC), có khoảng 41 phần trăm đàn ông Châu Á và 35,8 phần trăm phụ nữ Châu Á tham gia vào các hoạt động luyện tập thể dục thể thao. Con số này thấp hơn mức trung bình của dân số toàn quốc là 48,4%.

Mật độ xương thấp và loãng gây ra nhiều biến chứng như gãy xương hông, cột sống, cổ tay, v.v. Ngay cả khi không bao giờ bị té ngã, cột sống có thể trở nên quá yếu để hỗ trợ cho cơ thể và bắt đầu sụp đổ hoặc nén lại, gây ra bệnh gù lưng hoặc dáng đi sẽ bị gù xuống, gây mất thẩm mỹ. Và dĩ nhiên là việc bắt đầu ngăn ngừa bệnh loãng xương không bao giờ là quá trể.

Cách phòng ngừa bệnh

Hấp thụ đủ lượng canxi, vitamin D và tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để duy trì xương chắc và khỏe mạnh. Lượng canxi mỗi cá nhân cần thay đổi trong suốt thời gian sống. Sau đây là hướng dẫn cho lượng canxi cần thiết:

- Từ sơ sinh đến một tuổi, cần từ 210 đến 270 milligrams (mg)
- Từ 3 đến 5 tuổi, cần 500 mg
- 4 đến 8 tuổi, cần 800 mg
- 9 đến 18 tuổi, cần 1.300 mg
- 19 đến 50 tuổi, cần 1.000 mg
- 50 tuổi trở lên, cần 1.200 mg

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi, rất thích hợp cho phần lớn những ai không hấp thụ được chất lactose, hoặc những ai không thường ăn hoặc uống các loại thực phẩm không chứa lactose. Quý vị cũng có thể dùng các loại thực phẩm như quả hạnh, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn nấu chín, cá hồi còn xương đóng hộp, cá mòi và các thực phẩm đậu nành, như đậu phụ, để có được lượng canxi cần thiết. Thuốc bổ sung canxi cũng là một chọn lựa tốt, nhưng quý vị không nên hấp thụ nhiều hơn 2500 mg. Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Vitamin D cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương chắc, khoẻ. Do đó, việc hấp thụ đủ lượng vitamin D rất cấn thiết và quan trọng. Có ba nguồn cung cấp vitamin D: ánh sáng mặt trời, thực phẩm, và thuốc bổ sung. Vitamin D được tìm thấy rất ít trong các thực phẩm tự nhiên, nhưng có hàm lượng khá nhiều từ những loại thực phẩm sữa hoặc chế biến từ sữa. Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D, tuy nhiên, nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể dẫn đến rủi ro mắc bệnh ung thư da. Người lớn dưới 50 tuổi cần 400-800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày, và người lớn từ 50 tuổi trở lên nhận được 800 - 1.000 IU vitamin D mỗi ngày. Một số người có thể cần nhiều vitamin D hơn một số người khác. Theo Viện Y khoa (IOM), mức độ hấp thụ an toàn thuốc bổ sung vitamin D là 4.000 IU/ngày đối với hầu hết người lớn. Hãy nhớ rằng vitamin D có thể được tìm thấy trong nhiều chất bổ sung, do đó, bạn phải để ý kỹ lưỡng về hàm lược vitamin mà bạn sử dụng. Chỉ cần dùng với số lượng vừa đủ là tốt, không nhiều cũng không ít.

Loãng xương là một bệnh khá nghiêm trọng mà thường lại bị bỏ qua. Nhưng thật ra quý vị nên chú ý đến những phương pháp ngăn ngừa bệnh loãng xương: hấp thụ đủ vitamin D và canxi, gầy dựng mật độ xương chắc chắn, hạn chế và ngăn ngừa té ngã, và đứng và ngồi với tư thế tốt. Hãy nhớ rằng, không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để bắt đầu bảo vệ xương của quý vị.

Để biết thêm thông tin về bệnh loãng xương, quý vị có thể truy cập vào các trang mạng http://www.nof.org/http://www.mayoclinic.com/. Các trang thông tin có tiếng Việt như các trang web http://www.aahi.org/, và tất nhiên quý vị cũng có thể truy cập vào trang web của chúng tôi tại http://www.bpsos.org/ để cập nhật những thông tin cấn thiết.

Nguồn: National Osteoporosis Foundation - http://www.nof.org/ ; Mayo Clinics - http://www.mayoclinic.com/; và Asian American Health Initiative – http://www.aahi.org/.

Posted on Wednesday, March 09 @ 11:23:19 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Sức Khoẻ
· News by ngochuynh


Most read story about Sức Khoẻ:
Huyết Trắng và Viêm Âm Đạo

Article Rating
Average Score: 4
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang