Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27811282
page views since June 01, 2005
MS36 - 06/05: Tại Sao Họ Không Ra Đi?

Bạo Hành Gia Đình

Cindy Lê & Thảo Võ

Khi thảo luận về đề tài Bạo Hành Trong Gia Đình, nhiều người đặt câu hỏi “Tại sao họ không bỏ ra đi?”; câu hỏi này dường như đơn giản, nhưng đối với nạn nhân của bạo hành trong gia đình thì thật sự rất phức tạp. Qua kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và những người đã từng giúp đỡ các nạn nhân đã đưa ra vài nguyên nhân rất thuyết phục có thể giải thích tại sao những phụ nữ này vẫn duy trì mối quan hệ với kẻ hành hung.

Nhằm giúp bạn hiểu thêm về sự phức tạp của vấn đề, Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình (CADV) của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã thu thập thông tin về nguyên nhân gây trở ngại khi nạn nhân muốn ra đi, dựa theo tài liệu của những hội  đoàn đang giúp đỡ nạn nhân bạo hành: Asian/Pacific Islander Domestic Violence Resource Project, My Sister’s Place, và Virginians Against Domestic Violence Training Institute.

Tưởng nên nhắc lại rằng Bạo Hành Trong Gia Đình là khi một người dùng quyền lực của mình để áp chế người khác, và làm cho đối phương sợ hãi bằng cách hăm doạ hoặc hành hung. Kẻ hành hung luôn nghĩ rằng họ có quyền khống chế người khác. Thông thường bạo hành không chỉ xảy ra một lần, mà được tái diễn nhiều lần. Khi sự việc tiếp diễn, quyền lực và sự  áp chế của kẻ hành hung càng gia tăng. Nên biết rằng, trong mối quan hệ bạo hành, nạn nhân thường bị cảnh cáo, ép bức, áp chế và đặt để vào một khuôn khổ. Nỗi sợ hãi và những lời lẽ hăm doạ là một trong những lý do làm nạn nhân không thoát ly kẻ bạo hành. Có những trường hợp, kẻ bạo hành có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để giữ chân nạn nhân như hăm doạ sẽ làm hại cô ta bất cứ nơi nào cô ta đến (thí dụ “tao sẽ truy kích và giết mày”). Với những lời đe dọa như vậy nạn nhân tin rằng họ không có nơi nào an toàn hơn là chấp nhận tình trạng hiện tại.

Một yếu tố ảnh hưởng khác là nền văn hoá. Việc “giữ sĩ diện” của nền văn hoá Việt Nam và những giáo hoá khác của người Á Châu cũng làm cản trở sự thoát ly của nạn nhân bị hành hung. Chính quan điểm này đã gây áp lực cho người phụ nữ và khiến họ phải duy trì mối quan hệ với người chồng để khỏi bị mất mặt cho mình và gia đình. Mặc dù bị ngược đãi và chịu nhiều đau khổ, người phụ nữ vẫn thường bị gia đình khiển trách. Trong truyền thống gia đình, khi bị chồng ngược đãi, người vợ bị xem là người phụ nữ có nhân cách xấu, làm hoạ lây đến cả gia đình. Văn hoá khắt khe khiến nạn nhân phải chấp nhận số phận và giữ yên lặng để khỏi phải bị gia đình và xã hội phê phán.

Yếu tố văn hoá cũng góp phần quan trọng trong một gia đình có con cái.

Nhiều phụ nữ phải suy nghĩ đắn đo khi muốn rời khỏi kẻ hành hung cũng chỉ vì con cái của mình. Đặc biệt trong nền văn hoá Việt Nam, nền tảng gia đình luôn được xem trọng và ly dị bị xem là một điều xấu hổ. Không cần biết mình chịu đựng bao nhiêu đau khổ, nhiều phụ nữ tin rằng con của họ cần phải có cha. Trong một vài trường hợp, phụ nữ lo sợ con cái mình sẽ đổ lỗi hoặc oán hận cha mẹ khi gia đình bị phá vỡ. Cứ tiếp tục nhịn nhục như vậy, phụ nữ sẽ không nhận thức được rằng con cái cũng bị đau khổ khi chứng kiến cảnh hành hung giữa cha mẹ chúng. Phụ nữ luôn tưởng rằng họ rất vĩ đại vì họ đang hy sinh cho con cái và tha thứ cho những việc không nên tha thứ.

Trên căn bản và trên thực tiễn, kinh tế và tình trạng di trú cũng giữ một vai trò quan trọng quyết định sự ra đi hay ở lại của người phụ nữ. Thông thường trong mối quan hệ bạo hành, nạn nhân hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế của kẻ hành hung. Bởi vì họ bị cô lập với thế giới bên ngoài, không được đi làm, không được học ngoại ngữ hoặc đến trường. Các nạn nhân không có tiền mặt hoặc ngân khoản, không của cải, không có khả năng làm việc. Hơn thế nữa, nếu có con, họ cũng không thể nào chăm sóc cho con nếu thiếu sự tài trợ của người chồng. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu ra đi, họ có thể mất đi nguồn sinh nhai. Họ cảm thấy không có quyền lựa chọn nào ngoài sự cam chịu và nghĩ rằng mình không còn một giải pháp nào khác. Một yếu tố khác cản trở sự ra đi của người phụ nữ là nỗi sợ bị trục xuất. Một vài phụ nữ được bảo lãnh từ người chồng vũ phu, vì vậy đây cũng là sự trở ngại khi họ muốn tìm người giúp đỡ hay muốn rời khỏi. Nhiều nạn nhân không biết có luật pháp bảo vệ cho những phụ nữ bị hành hung. Điều này càng phức tạp hơn cho những phụ nữ vừa đến Hoa kỳ, không nói được tiếng Anh, chưa hội nhập được nền văn hoá mới, chưa hiểu hết luật pháp và hệ thống dịch vụ xã hội.

Cảm xúc cũng là một yếu tố phức tạp để quyến định việc ra đi hay ở lại của nạn nhân. Mặc dù bị hành hạ, trong lòng họ vẫn còn tình thương và hy vọng. Trong mối quan hệ bạo hành, nạn nhân không phải lúc nào cũng bị đánh đập hay bị hăm doạ. Có những lúc bạo hành lắng xuống, và vợ chồng lại thương yêu nhau như giai đoạn tuần trăng mật. Trong giai đoạn này, kẻ hành hung thường xin lỗi cho những gì mình đã làm và hứa sẽ không tái phạm.  Điều này làm người phụ nữ hy vọng là anh ta sẽ sửa đổi. Vài phụ nữ suy nghĩ đơn giản rằng họ vẫn còn thương yêu chồng, mặc cho người chồng ngược đãi. Họ vẫn cảm thấy mình cần có trách nhiệm với người chồng và phải chăm sóc cho anh ta. Những nạn nhân khác có thể suy nghĩ rằng nếu ra đi, họ có thể làm tổn thương chồng.

Mối quan hệ trong cuộc sống thì rất phức tạp, bất luận mối quan hệ này có mang tính cách bạo hành hay không. Một mối quan hệ bạo hành lại càng khó khăn và đau khổ hơn. Người ngoài cuộc khó có thể hiểu được tại sao một người phụ nữ vẫn không thể dứt áo ra đi.

Chúng tôi hy vọng qua bài báo này, quý độc giả có thể hiểu thêm về những áp lực đối với nạn nhân bạo hành trong gia đình. Mặc dù có nhiều trở ngại, nhưng vẫn có nhiều tổ chức sẵn sàng giúp đỡ cho những nạn nhân bạo hành. Nếu bạn hoặc ai đó biết hoặc đang bị rơi vào hoàn cảnh như trên và cần sự giúp đỡ, xin liên lạc Chương Trình CADV của UBCNVB tại Falls Church, Virginia (703) 538-2190; Hampton, Virginia (757) 262-1209: Washington, DC (202) 234-3598; hoặc Maryland (301) 439-0505.

Chương Trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của BPSOS đượïc sự tài trợ bởi Doors of Hope, Fairfax County Consolidated Funding Pool; Hampton: Commonwealth of Virginia, Family and Children’s Trust Fund (FACT) # FCT-05-002; DC: DC Justice Grants Administration, 04-VW-07 và Governer’s Office  of Crime Control and Prevention (MVOC- 2005-1235).

Mạch Sống Số 36, tháng 6, 2005

 

Posted on Friday, June 17 @ 11:05:43 EDT by admin
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by admin


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang