Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816309
page views since June 01, 2005
Đón Xuân Này, Nhớ Xuân Xưa

Thư Tòa Soạn

Phong Lê

Cứ mỗi lần Tết đến là lòng mỗi người Việt đều xôn xao hân hoan nghĩ đến những điều tốt đẹp, tương lai tươi sáng cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương, cho xã hội. Đất Trời cũng vậy, cũng mang màu hy vọng của cây lá xanh tươi, của trăm hoa đua nở.

cuocsongviet.com.vn

Hiện nay Việt Nam ăn Tết Nguyên Đán tức ăn Tết vào đầu năm âm lịch như người Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác. Người Việt tha hương ở khắp nơi trên thế giới cũng còn ăn Tết theo âm lịch. Tuy cùng ở Á Châu nhưng các nước như Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan... thì ăn Tết theo lịch Ấn Độ vào khoảng tháng Tư dương lịch. Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước Tây phương ăn Tết vào đầu năm dương lịch. Đặc biệt là Nhật Bản đã đổi ngày ăn Tết từ âm lịch qua dương lịch từ lâu. Người Nhật tuy ăn Tết theo dương lịch nhưng nội dung ăn Tết, phong tục ngày Tết vẫn theo truyền thống của Tết cổ truyền, và trên lịch, ngoài ngày tháng dương lịch, họ cũng kèm theo ngày tháng âm lịch và những chú thích cần thiết cho nông nghiệp. Trong việc sửa đổi này, người Nhật tiết kiệm được rất nhiều thì giờ và tiền bạc, trong việc giao thương với thế giới cũng nhịp nhàng hơn, khỏi bị đình trệ bởi những ngày nghỉ Tết âm lịch.



Thiết nghĩ người Việt chúng ta nên nghĩ đến sự thay đổi ngày Tết như người Nhật, nhất là người Việt ở hải ngoại. Tuy ăn Tết theo dương lịch nhưng chúng ta vẫn duy trì nội dung ăn Tết truyền thống với những phong tục thiêng liêng ý nghĩa như từ trước đến nay. Đến ngày Tết dương lịch cũng giữ tập tục sum họp gia đình, cũng họp chợ Tết, cũng chợ hoa, cũng câu đối, cũng bánh chưng bánh tét, cũng thịt kho dưa hành, cũng đưa ông Táo về Trời, cũng rước ông bà vào cuối năm, cũng tiễn đưa ông bà sau Tết, cũng thăm viếng chúc mừng năm mới, cũng xông đất, cũng chúc thọ cho ông bà cha mẹ, cũng lì xì cho con cháu, cũng hội hè vui chơi, cũng bầu cua cá cọp, cũng lô tô, cũng bài chòi, cũng hát bội…

Hiện nay ở trong nước ăn Tết quá xa xỉ, quá hoang phí thời gian và tiền bạc. Ví dụ ở một phòng thuế vụ của một quận ở Sàigòn mà Tết đến đã trưng bày một cây mai giá đến năm ba chục triệu. Cơ quan nào cũng chuẩn bị bì thơ để hối lộ đút lót mua chuộc. Xem lại sự lãng phí trong lễ “Ngàn Năm Thăng Long” mà thấy khiếp. Trong lúc đó người Việt tha hương phải gom góp từng đồng để gởi về Việt Nam nuôi trẻ mồ côi, nuôi trẻ em tàn tật, mua gạo cho các cụ già neo đơn. Tất cả những tệ nạn xã hội, tất cả những đau buồn khổ nạn của quê hương đều do một lý do cơ bản đó là đã du nhập vào Việt Nam một chủ nghĩa vô luân, phi nhân, vô đạo đức làm băng hoại nền tảng đạo đức gia đình, phá tan nền giáo dục nhân bản lễ nghĩa. Không dạy cho học sinh tiên học lễ hậu học văn mà dạy cho học sinh hồng hơn chuyên, nhồi nhét những tư tưởng khát máu lỗi thời.

“Tết tha hương có bánh chưng bánh tét sao không thấy Tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào cành mai mà chẳng gặp Xuân.”

“Đón xuân này ta nhớ xuân xưa”, nhớ mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một nhà lãnh đạo tài ba xuất chúng một thiên tài quân sự, tiến quân như vũ bão. Ngày 29/11 năm Mậu Thân (1788), mười vạn quân Tây Sơn còn ở Nghệ An thế mà đến mùng ba Tết Kỷ Dậu (1789) đã đánh chiếm được đồn Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng làm cho tướng Tàu là Tôn Sĩ Nghị kinh hồn khiếp vía chạy trốn qua cầu Sông Nhị, quân giặc hỗn loạn chạy theo làm cho hàng vạn người rơi xuống sông chết đuối. Quân Tàu bị quét sạch khỏi Bắc hà, Thăng Long sạch bóng quân thù. Chiều mùng năm tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) vua Quang Trung kéo đại quân vào Thăng Long trong tiếng reo hò mừng vui của toàn dân.

Tết đến xin mọi người Việt chúng ta cầu nguyện cho hồn thiêng sông núi phù hộ cho quê hương Việt Nam sớm có dân chủ tự do, thoát khỏi hiểm họa ngoại xâm, được hưng thịnh phú cường và trường tồn mãi mãi.

Posted on Friday, January 28 @ 16:28:16 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Thư Tòa Soạn
· News by ngochuynh


Most read story about Thư Tòa Soạn:
Thư Tòa Soạn

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang