Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
“Cây đa bến cũ, con đ̣ năm xưa” là h́nh ảnh quê hương như dấu ấn đă in đậm nét trong tiềm thức của tôi, là kỷ niệm thuở thiếu thời, dầu có lưu lạc nơi đâu cũng không thể nào quên được. Như sợi dây huyền nhiệm trói buộc trái tim ḿnh nhớ mang mang, rưng rức giữa đêm trường quạnh vắng, chợt nghe tiếng chèo khua nước là muốn quay về uống nước mát bến sông xưa.
Bến Đ́nh làng tôi nằm ngay trên đoạn hẹp nhất của ḍng Trà Giang. Bên kia bờ là lũy tre xanh soi ḿnh trên mặt nước trong xanh thăm thẳm. Rời khỏi con đ̣ bước lên bờ dốc thoai thoải gặp con đường làng đất mịn phù sa. Hai bên là hàng tre xanh ngọn kết thành ṿng cung như cái cổng tam quan đón chào khách thập phương. Ẩn dưới bụi tre gai là chiếc lều của người đưa đ̣ ngủ đêm đợi khách sang sông.
Cái sạp thay giường ngủ đơn sơ bện bằng những vạc tre ngâm đă lên nước bóng lẫy. Không biết lư do nào đă kích thích tôi mỗi lần theo mẹ qua đ̣ thăm ngoại là tôi trèo lên đó để rờ vào các thanh tre trơn láng và nghe mùi mồ hôi hăng hắc của ông lái đ̣. Bên đường làng là cái quán cốc của bà lăo bán nước chè tươi. Cây sào gác ngang trên cao treo lủng liểng vài nải chuối, chục chiếc bánh ú, bao đựng bánh tráng nướng. Bên dưới là những thẩu đựng kẹo, thèo lèo và rổ trái cây bán theo từng mùa như mận, ổi, xoài và những miếng mít chín vàng ối với chiếc lồng bàn đậy lên trên. Bà cụ có mái tóc bạc phơ búi tó như cái củ tỏi gắn sau ót và nụ cười móm mém, khóe miệng dính đầy nước trầu đỏ tươi. Chiếc tră đất đựng lửa than hầm để nướng bánh tráng cũng vừa là ḷ sưởi để chống cái rét của cơn gió bấc mùa Đông. Quán hàng đơn sơ nhưng cần thiết cho khách bộ hành đường xa, nghỉ chân giải khát. Mỗi lần qua đ̣, mẹ tôi thường ghé vào quán uống giúp bà cụ bát nước chè tươi, mua cho tôi vài trái mận hay mấy viên kẹo chặt.
Ông lăo chèo đ̣ màu da sạm nắng đă quá cái tuổi lục tuần mà sức lực xem chừng c̣n dẻo dai. Cứ nh́n đôi tay gân guốc và gương mặt rắn rỏi là đủ nói lên kinh nghiệm mấy mươi năm chèo đ̣ của ông.
Bên này hữu ngạn là băi cát trắng trải dài đến tận chân Núi Cấm đ́nh làng. Cây đa cổ thụ với vô số dây leo tầm gởi chằng chịt biến cái gốc trở nên đồ sộ cả chục người ôm không xuể. Những chiếc rễ láng lẩy thoạt trông như những con trăn nước thả ḿnh xuống vực sâu t́m mồi. Hàng trăm tảng đá khổng lồ chồng chất lên nhau xây quanh chân Núi Cấm như do bàn tay của Thượng đế sắp đặt để cản lại ḍng nước chảy xiết từ bên tả ngạn con sông đổ qua.
Thầy địa lư, thầy phong thủy cho rằng dải đất làng tôi có các mặt Thanh long, Huyền vũ, Minh đường. Phía sau lưng làng (Huyền Vũ) nhờ ba ngọn núi nhỏ vươn lên, đó là núi Chợ, núi Nhàn và Rừng Dê liên kết như con rồng (Thanh Long) bao bọc án ngữ, long mạch vững vàng. Minh Đường của làng là con sông Trà Khúc uốn ḿnh dọc theo lũy tre xanh. Hàng năm nước lụt mang phù sa bồi đắp cho cánh đồng lúa chạy dài dưới chân ba ngọn núi đến tận con kênh đào cắt ngang. Ruộng nương lúa tốt, vườn trái xanh tươi. Gái hiền lành, trai phát công danh. Tuy nhiên, núi Cấm đầu làng bị chếch về mặt Tây Bắc chạm vào hướng Ngũ quỷ Lục sát thêm ḍng nước chảy xiết từ bên tả ngạn đổ qua trực chiếu vào đầu làng gặp ḍng nước bên này hữu ngạn tạo thành vực xoáy. Nước chảy cuồn cuộn gây tiếng ồn ào xôn xao như họp chợï suốt bốn mùa. Các thầy phong thủy cho rằng đây là hiện tượng thất thoát, hao tán của dân làng.
Quan sát hướng gió thổi về núi Cấm đầu làng, nơi tiếp nhận cả hai ngọn gió bấc và nồm nên bị chế ngự. Khoa Phong thủy giải thích: “Nước giúp dẫn khí đến, nhờ nước cản mà khí tụ lại. C̣n gió thổi th́ khí tan đi. Đất mà có gió ẩn tàng (Tàng phong) th́ hung thần, ác quỷ hay đến trú ẩn.”
Hàng năm đến mùa nước lụt, dân làng tôi kẻ ghe người xuồng tập trung về Núi Cấm để vớt cũi rều theo ngọn nước bên tả ngạn quật qua tấp vào bờ. Nỗi đau của dân làng là năm nào cũng có người chết ch́m tại khu vực nước xoáy nguy hiểm này. Theo lời pháp sư, cây đa là nơi thần linh trú ngụ. Hàng năm dân làng bị tổn hao nhân mạng. Các vị chức sắc trong làng kiểm chứng lại, quả thực những người chết ch́m tại đây đều cùng chung môït thời điểm trong mùa nước lụt. Từ đó dân đóng góp tài chánh cộng với hoa màu thu hoạch của công điền công thổ để xây dựng một ngôi đ́nh uy nghiêm. Mặt tiền ngôi đ́nh hướng về cây đa, nơi đây được xây một bức b́nh phong lớn để trấn yểm tà khí.
Thuở c̣n là học sinh lớp đồng ấu trường làng, cha mẹ cấm tôi không được chơi đùa gần cây đa linh thiêng và cái miễu thờ oan hồn tử vong hay bắt người thế mạng. Nhưng tính ṭ ṃ và nghịch ngợm của tuổi học tṛ không ngăn được cả bọn tôi đột nhập vào khu bí ẩn đó. Trước phong cảnh đẹp như chốn thần tiên khiến cho đứa nào cũng kinh ngạc và thích thú. Tán lá cây đa tỏa bóng mát cả một vùng rộng lớn. Những rễ phụ mọc từ cành đa thơng xuống thoạt trông như hàng trăm con rắn treo ḿnh ngủ quên. Sân đ́nh lót gạch rộng thênh thang, tha hồ chơi tṛ đá banh, u mọi. Chung quanh khuôn viên đủ loại hoa thay nhau nở suốt ba mùa Xuân Hạ Thu. Ngọn gió mát từ sông thổi vào như quạt trời góp gió đẩy bạt cái nóng mùa hè. Tiếng gió ngân vang trên ngọn cây đa reo hầu như miên viễn suốt bốn mùa. Những ông táo, b́nh vôi do dân làng đem đặt dưới gốc cây đa reo làm tăng thêm vẻ thần bí. Đôi tượïng thần bạch hổ đứng hai bên bệ thờ dưới gốc đa có lư hương, chân đèn đă làm cho chúng tôi chùn bước ngại ngùng. Nhưng tuổi thơ đă cảm nhận được không khí b́nh an nên không c̣n sợ hăi, lại càng yêu thích cảnh mát mẻ nơi này.
Núi Cấm c̣n là địa điểm hẹn ḥ của những cặp gái trai làng, là nơi hứng gió mát của các cụ già trong những buổi trưa hè oi bức. Mùa trái chín của các loại cây rừng như trâm, bứa, xoài là lũ trẻ tựu về đây hái quả, vui chơi. Từ đó, cây đa reo, sân đ́nh làng là điểm tập trung thường xuyên suốt những mùa hè tuổi dại của chúng tôi.
Bến đ̣ cách xa Núi Cấm vài mươi cây sào. Lợi dụng ḍng nước từ bên kia đổ qua chân núi, người lái đ̣ đỡ phần vất vă phải chống chèo.
Bến đ̣ gắn liền với h́nh ảnh thân thương của quê Ngoại tôi. Là kỷ niệm những chuyến theo mẹ về quê thăm Ngoại ở tận bên kia sông cách bến đ̣ nửa giờ đi bộ.
Thích nhất là ngày giỗ của ông Ngoại tôi vào ngày mồng 9 Tết. Các d́ dượng cháu chắt tụ họp về đông đủ. Ba ông rể theo Nho học, ăn vận áo dài khăn đóng. Ba ông rể sau ảnh hưởng Tây học trang phục bộ veston giầy da. Các d́ tôi th́ tha hồ trổ tài nấu nướng.
Mẹ tôi khéo tay về các loại chả. Đặc biệt là chả ba màu cắt thành h́nh trái tim, h́nh ngôi sao tám cạnh rất đẹp mắt. Đây là món cao lương mỹ vị dành cho vua chúa nơi cung đ́nh mà mẹ tôi đă học được từ bà bác dâu.
D́ Ngọc, em kế mẹ tôi nổi tiếng làm bánh tét năm nhân. Lát bánh tét của d́ đặc biệt đường kính lớn gần một tấc rưỡi tây đặt tṛm trèm chiếc đĩa lớn. Màu nếp trắng nơn mịn màng kết chặt vào nhau làm nổi bật năm màu nhân làm bằng các loại đậu hài ḥa cân đối ở giữa ṿng tṛn màu xanh của lá chuối non.
D́ Châu, người con gái thứ bảy có chồng là sếp lục lộ ( quản lư về đường sá thời Pháp) th́ chuyên làm bánh thuẫn, loại bánh bằng bột ḿnh tinh đánh với trứng gà đổ vào khuôn đặt trên tră cát nóng. Bánh thuẫn của d́ nở to, vàng hươm x̣e ra như những cánh hoa đẹp tựa bông lan vừa ḍn vừa mịn lại thơm mùi quế pha hương vị dầu chuối.
Bánh in của bà d́ thứ Tám lại càng công phu hơn. Năm nào d́ cũng dành nửa sào ruộng nhà cấy nếp hương. Gạo nếp phải giă cho thật trắng. Khi chấy, nồi rang không được nóng quá để tránh hột nếp lên màu vàng. Bột nếp xay thật nhuyễn, bỏ bột vào miệng là tan trong nước miếng. Chiếc bánh in của d́ vừa trắng lại vừa mịn làm nổi bật các h́nh in trên mặt bánh. Ăn bánh in của d́ Tám chưa kịp nhai bột đă tan ra nghe mát rượi cả lưỡi. Hương thơm của nếp rang, ngọt thanh của đường, chất dẻo của nếp quyện vào nhau lưu lại trong lưỡi, dính vào chân răng hấp dẫn lạ lùng, ăn một cái là muốn ăn cái nữa.
Bà d́ thứ Chín được ngoại tôi truyền lại kỷ thuật làm bánh nổ. Đây là loại bánh đặc biệt thổ sản của quê hương Quảng Ngăi. Gia đ́nh d́ dượng Chín tôi chuyên nghề dệt lụa, ươm tơ tằm và nhuộm vải. Năm nào d́ cũng đặt tiền cọc trước cho người làm rẽ ruộng cấy nếp ba trăng bán cho d́ vài gánh phơi thật khô, quạt thật sạch, d́ cất vào chiếc lu đậy kín. Chỉ có loại nếp ba trăng khi bỏ vào nồi rang hột nếp mới nổ bung ra hết cỡ khoe màu trắng như bông. Nong nếp nổ, d́ loại bỏ những hột nào nở chưa hết. Giai đoạn xên đường và cho nổ vào khuôn đích thân d́ thực hiện với hai người thợ vạm vỡ cầm vồ đóng bánh. Những lát bánh nổ được d́ cắt ra vuông vức sắc cạnh, mịn màng như chiếc hộp giấy, vừa ḍn, vừa thơm mùi gừng lại giữ được màu trắng tươi của nếp. Ăn bánh nổ, nhấm pháp tách nước trà ướp sen là cái thú của ba ngày xuân ở quê tôi. Các thầy thuốc bắc xếp bánh nổ vào loại thức ăn rất tốt cho người đau nặng mới b́nh phục, mau tiêu và không độc.
Sau nầy, những năm tháng lớn khôn tôi theo học ở Sài G̣n nên ít có dịp được về quê ăn Tết là thấy ḷng ḿnh trống vắng lạ lùng. Tôi nhớ mẹ, nhớ ngoại, nhớ các d́ và nhớ cả những chiếc bánh khô của các bà d́. Biết vậy, nên sau Tết là mẹ tôi gởi vào một xách đủ loại bánh trong ngày giỗ ông ngoại.
Riêng d́ Út tôi có chồng ở tỉnh thành nên năm nào d́ dượng cũng mang về cúng ông Ngoại cặp rượu Pháp, vài hộp bánh Tây mà hàng năm bầy cháu của d́ trông chờ để được thưởng thức. Ở thôn quê mà được ăn bánh tây có lớp kem màu sữa trắng đục hay màu nâu sô-cô-la khiến cho lũ trẻ hàng xóm trố mắt nh́n thèm thuồng.
(xem tiếp phần 2)