Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27816107
page views since June 01, 2005
MS36 - 06/05: Trao Đuốc

Quan Điểm


TS. Nguyễn Đình Thắng

Ngay những ngày đầu người Việt tị nạn đặt chân đến Hoa Kỳ, người ta đã nói đến việc trao truyền ngọn đuốc lãnh đạo cộng đồng cho lớp người đi sau. Ba mươi năm qua đi, chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đủ cho sự trao truyền ấy.

Trong lớp người đi sau, có nhiều em rất có lòng và có năng lực nhưng đã cố tình tránh xa cộng đồng Việt vì không chấp nhận những tệ nạn rẫy đầy, như chụp mũ lẫn nhau hay đối đãi với nhau bằng tiểu xảo. Các em này, sau một thời gian sinh hoạt với bậc đàn anh đàn chị đã ngao ngán rời bỏ cộng đồng để thu rút vào cuộc sống riêng hay tham gia phục vụ trong các cộng đồng bạn.

Có những em vẫn tới lui trong cộng đồng, vẫn đi ăn ở các nhà hàng và mua sắm ở các cửa tiệm người Việt, nhưng chẳng hề đóng góp gì hơn cho cộng đồng. Các em này đến với cộng đồng để thoả mãn nhu cầu tình cảm, tâm lý, hay thói quen của chính mình mà không nghĩ đến chuyện tình nguyện, góp của hay góp công giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng.  

Lại có những em không hề quan tâm đến cộng đồng, không hiểu biết gì về nguồn gốc. Các em này sống hoà lẫn vào với xã hội dòng chính, rất Mỹ hoá. Vì sự hiểu biết về cộng đồng rất hạn chế, các em này giao tiếp với cộng đồng hời hợt ở lớp ngoài, thoạt đến thoạt đi như những du khách.  

Tuy nhiên đó đây vẫn có một  ít các em, do bản chất hay do truyền thống gia đình, nặng lòng với cộng đồng và thao thức muốn phục vụ. Các em này hăng hái tham gia hội sinh viên, tình nguyện ở nhà thờ hay nhà chùa, bỏ giờ ra để kèm trẻ hay giúp đỡ cho người cao niên. Các em này, vốn quý của chúng ta, đã phải sinh hoạt trong sự thiếu thốn phương tiện và thiếu cả sự hướng dẫn của lớp người đi trước.

Lớp người đi trước, sau 30 năm, vẫn chưa xây dựng được cơ sở và phương tiện tối thiểu để các em làm việc. Gia sản của lớp người đi trước trao truyền lại cho các em hầu như là con số không.

Đối với những em muốn làm việc toàn thời cho cộng đồng, chúng ta không có khả năng trả lương dù là khiêm tốn.

Đối với những em muốn thực hiện các dự án phục vụ cộng đồng, chúng ta không có ngân khoản tài trợ.

Đối với những em muốn tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề của cộng đồng, chúng ta không có người hướng dẫn.

Nếu thiết tha đến tiền đồ của cộng đồng thì lớp người đi trước không thể chỉ nói suông mà cần một kế hoạch thực tiễn nhằmkhuyến khích tinh thần phục vụ cộng đồng nơi những em hãy còn do dự, hướng dẫn và dìu dắt các em bắt đầu chập chững tham gia, và hỗ trợ cho các em đã quyết định dấn thân.
Lớp người đi trước có thể lập quỹ học bổng dành cho những em có thành tích phục vụ cộng đồng.

Lớp người đi trước có thể lập quỹ tài trợ cho những dự án nhỏ để các em thực hiện cho cộng đồng.

Lớp người đi trước có thể tổ chức thành hội đoàn với đủ ngân khoản để tuyển dụng các em vào các công việc có lương.  

Khi phục vụ cộng đồng là niềm hãnh diện, những cống hiến cho cộng đồng được công nhận, và những em đã dấn thân làm gương cho những em còn do dự thì phục vụ cộng đồng sẽ trở thành một truyền thống tốt đẹp. Những bậc cha mẹ trước đây lơ là có thể sẽ nhắc nhở chính con em mình dấn thân.

Trao truyền ngọn đuốc là lời nói biểu tượng. Trong thực tế điều cần trao truyền là tinh thần phục vụ cùng với những tài nguyên và phương tiện để bắt tay vào việc. Được vậy, lớp người đi sau sẽ vững chãi và vững tâm để nối tiếp lớp người đi trước.

Trong những năm tháng qua, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vẫn âm thầm tạo dựng cơ hội cho những người trẻ Việt quay về phục vụ cộng đồng. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa công việc này và mong mỏi nhận được sự góp công và của từ những người còn quan tâm đến tiền đồ chung của cộng đồng chúng ta.

Mạch Sống Số 36, tháng 6, 2005

 

Posted on Wednesday, June 15 @ 18:56:23 EDT by admin
 
Related Links
· More about Quan Điểm
· News by admin


Most read story about Quan Điểm:
Chúng Tôi Không Là Việt Kiều

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Quan Điểm


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang